Đánh giá về nội dung thông tin công bố

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 43 - 48)

Nội dung thông tin công bố của các CTNY trên TTCK gồm: BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT và TMBCTC, cùng với mẫu CBTT-02, CBTT-03 trong Thông tư 38/2007/TT-BTC ( năm 2006 thực hiện theo Thông tư 57/2004/TT-BTC có nội dung tương tự, chỉ khác một số ít chi tiết về thời gian lưu trữ, quy định lại phương tiện CBTT …), muốn tìm kiếmthông tin BCTC của các DNNY, chúng tôi đã truy cập vào các trang web của các công ty với mục đích tìm kiếm tư liệu trên danh nghĩa nhà đầu tư, tuy nhiên công tác công bố và lưu trữ của các DN còn chưa thực hiện tốt, có những DN không thể tìm thấytrang web, cũng như không tìm thấy gì, hoặc tìm được rất ít tư liệu trên các trang web này. Trường hợp liên hệ trực tiếp với DN lại càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa, do DN sợ thông tin bị rò rỉ ra bên ngoài.

Để có được tư liệunghiên cứu, phân tích, chúng tôi đã phải vào các trang thông tin của tổ chức quản lý trực tiếp và gián tiếp (SGDCK & UBCKNN), và các công ty chứng khoán…, để tìm tư liệu về BCTC thường niên của các DNNY.

BCTC giữa niên độ

Trong năm 2008, do Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có hiệu lực trong năm 2007, do đó tình hình chấp hành việc công bố BCTC có khả quan hơn các năm trước, tuy nhiên về mặt nội dung của BCTC được công bố vẫn tồn tại các vấn đề sau:

- Hiện tượng một số DNNY không công bố TMBCTC, từ đó số liệu trên BCĐKT không có tư liệu để phân tích, tìm hiểu thêm về tình hình tài chính của DN.

- Trong thông tư 38/2007/TT-BTC, tiết 1.2.2, khoản 1 mục IV có quy định trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh giữa hai kỳ báo cáo có biến động từ 5% trở lên DNNY phải có trách nhiệm giải trình, nhưng trong các mẫu báo cáo không có cột chỉ tiêu kỳ này và kỳ trước, để so sánh tăng giảm, dẫn đến các DNNY thường không tính toán trướcvà giải trình, ngoài ra người đọc báo cáo cũng không xác định được mức tăng giảm so với kỳ trước để tiếp tục tìm đọc báo cáo giải trình của DN.(Mẫu CBTT-03 phần II.A và BCTC theo mẫu quy định trong Quyết định 15/2006/QĐ-BTC)).

- Vấn đề nổi cộm trong BCTC quý 4 năm 2008 của các DNNY có liên quan đến tình hình đầu tư tài chính. Thông tin này thường được trình bày trong bản TMBCTC, một số doanh nghiệp không cung cấp biểu báo cáo này, một số doanh nghiệp khác có công bố BCTC đầy đủ thì phần thuyết minh về các khoản đầu tư này cũng rất qua loa sơ sài, đồng thời việc trích lập dự phòng tài chính thường không được thực hiện,mục đích dấubớt những khoản giảm lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp.

- Thông tin được công bố trong BTMBCTC cũng chưa đầy đủ như yêu cầu nội dung các khoản 2, 4, 9 mục IV của Thông tư 38/2007/TT-BTC. Từ đây cho thấy BCTC giữa niên độ của các DNNY không đảm bảo được một số yếu tố cơ bản trong chuẩn mực chung của VAS.

BCTC năm: trong 3 năm 2006, 2007, 2008

- Báo cáo kiểm toán BCTC năm của một số DN được công bố xuất hiện nhiều trường hợp có ý kiến ngoại trừ kiểm toán viên, trong đó có những khoản ngoại trừ trọng yếu, có những khoản bất đồng ý kiến giữa kiểm toán viên và DN trong cách hạch toán kế toán, những khoản chưa được giải quyết giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp…. Những vấn đề này chắc chắn có ảnh hưởng đến tình hình tài chính chung củadoanh nghiệp, nhưng có rất ít DNNY có ý kiến giải trình, và nếu có cũng là giải trình sơ lược cho xong.

- Sự chênh lệch và giải trình chênh lệch trong công bố BCTC có kiểm toán năm cũng thường xảy ra trong các DNNY nguyên nhân là các DNNNtuy đã chuyển đổi mô hình theo chủ trương của Chính phủ về cổ phần hoá DNNN, nhưng sổ sách kế toán củadoanh nghiệp chịu sự kiểm tra và điều chỉnh của các đơn vị kiểm toán độc lập, các tổ chức cấp trên như: kiểm toán Nhà nước, công ty mẹ, tập đoàn, dẫn đến tình trạng số liệu chênh lệch trong BCTC , làm cho nội dung BCTC của các doanh nghiệp này khó hiểu.

- Việc trích lập dự phòng trong đầu tư tài chính theo chuẩn mực kế toán số 08, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Thông tư 13/2006/TT-BTC, chủ yếu là đầu tư và cổ phiếu niêm yết, đã không được các doanh nghiệp báo cáo và thực hiện trích lập dự phòngđầy đủ, dẫn đến có sự chênh lệch giữa báo cáo quý4 và BCTC năm2008 có kiểm toán, khoản này tăng lên do tổ chức kiểm toán khuyến cáo doanh nghiệp thực hiện.

Tuy nhiên việc trích lập dự phòng chứng khoán tại các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện đầy đủ, vì lý do ngoài các chứng khoán niêm yết, một số DNNY cònđầu

tư vào các loại chứng khoán khác dưới dạng mua cổ phiếu của các công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường OTC, đấu giá cổ phiếu các DNNN IPO lần đầu, đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp khác, khoản liên doanh liên kết …, (ví dụ như trường hợp cổ phiếu VCB, giá đấu giá bình quân là 107.000đ/cp, nhưng đến 31/12/2008 giá chỉ còn dao động trong mức 40.000đ đến 50.000 đ/cp, giảm gần 60% giá trị kể từ khi đấu giá), các khoản đầu tư cổ phiếu dạng này, DNNY lấy lý do chưa có cơ sở định giá để không phải trích lập, nhằm tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp.

-Tương tự như trường trên, giá thị trường bất động sản suy giảm, nhưng số công ty niêm yết kinh doanh bất động sản cũng không phân tích hàng tồn kho để trích lập dự phòng, vì lý do không có cơ sở để xác định giá trị hiện tại của hàng tồn kho, còn bảng giá đất do Nhà nước công bố thì quá phi thực tế, không thể dùng làm tài liệu tham khảo được.

- Tình trạng ghi nhận về những khoản chi phí cổ phần hoá DNNN, định giá thương hiệu doanh nghiệp thành viên khi hợp nhất thành tài sản cố định vô hình, cũng là một số nguyên nhân dẫn đến ý kiến ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên độc lập.

- Tình hình khấu hao tài sản cố định chung của các DNNY là khấu hao theo đường thẳng (chỉ có mộthoặc haidoanh nghiệp thay đổi chính sách này và có trình bày trong TMBCTC), điều này cho thấy sự thiếu linh động của các doanh nghiệp trong quản lýtài sản cố định vàogiai đoạn hiện nay, ngược lại trường hợp tự ý điều chỉnh khấu hao, thay đổi phương pháp khấu hao kết hợp giữa khấu hao theo đường thẳng với khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm…cũng xuất hiện ở một số DNNY, cũng với mục đích có báo cáo kinh doanh tốt, đã phần nào nói lên việc tùy tiện,không tuân thủ chuẩn mực kế toán trong công táctính toán và lập BCTC.

- Trường hợp Báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ, vì lý do kiểm toán viên không được mời tham dự kiểm kê cuối năm,doanh nghiệp chưa đối chiếu công nợ

người bán, người mua …, nói lên tình trạng yếu kém trong nghiệp vụ kế toán và việc không chấp hành luật pháp trong công tác kế toán tại các DNNY.

- Khoản loại trừ theo Luật như khoản giảm thuế do ưu đãi đầu tư, ưu đãi do niêm yết, do DNNN cổ phần hoá …, là có sự không thống nhất về thực thi chính sách luật phápvề thuế ở các địa phương khác nhau.

- Hiện tượng phổ biến trong năm 2008, để đối phó với tình trạng BCTC năm bị biến động trong tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, giữa báo cáo kiểm toán và BCTC có vấn đề về số liệu nhất là trong BCKQHĐKD, vì thế khi công bố BCTC năm, các DNNY công bố bản chính báo cáo kiểm toán chèn vào bộ BCTC bản thô, từ đó làm dấy lên ý kiến nghi ngờ của nhà đầu tư về tính xác thực của các BCTC, đồng thờicũng không biết đâu là BCTC đã kiểm toán, đâulà BCTC chưa. Nguyên nhân cũng do tình hình thực tế phần lớn các DNNY là những DNNN cố phần hoá theo chủ trương chính sách của Nhà nước. Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối12, vì vậy các doanh nghiệp này khi chuyển đổi từ DNNN sang CTCP, đồng thời niêm yết trên TTCK, nhưng thực chất về cấu trúc tổ chức doanh nghiệp vẫn không có gì thayđổi, bản chất vẫn giống như DNNN, do đó thực trạng CBTT như hiện nay chính là phản ảnh sự không thay đổi hoặc thay đổi không nhiều về nhân sự và cơ cấu tổ chức của DNNY.

Các DNNY chưa quan tâm và đầu tư tìm hiểu hệ thống luật lệ hiện hành, chưa xem trọng công tác tuân thủ luật pháp trong việc CBTT, nhất là thông tin kế toán trên TTCK, chính là do sự thiếu am hiểu về luật pháp mà ra. Mặt khác hiện tượng này cũng không loại trừ khả năng che dấu thông tin nhằm phục vụ lợi ích cá nhân, vi phạm nguyên tắc hoạt động, tạo ra các hành vi tiêu cực có ảnh hưởng đến thị trường.

Để đối phó với tình hình trên, cơ quan quản lý các cấp vẫn chưa liên kết chặt chẽ trong công tác theo dõi, giám sát, khi phát hiện tiêu cực thì việc răn đe cũng chưa đem lại kết quả tốt, hiện tượng các cá nhân, tổ chức thường xuyên vi phạm

các quy định trong CBTT một phần trách nhiệm thuộc về cách thức xử lý vi phạm còn qua loa, hoặc các biện pháp chưa đủ mức độ, một phần cũng do công tác điều chỉnh luật pháp chưa kịp thời, đồng bộ với thực tế của thị trường.

Tình trạng chồng chéo trong việc xử lý tài chính của các DNNY là do các doanh nghiệpnày bị điều chỉnh bởi nhiều hệ thống luật, chi phối bởi nhiều cơ quan, tổ chức quản lý tài chính cấp trên, đây cũng là nguyên nhân chính trong việc làm sai lệch các thông tin trong BCTC.

Qua việc thực hiện công bố thông tin là BCTC, cho thấy tình trạng kiểm soát nội bộ các DNNY chưa được tổ chức tốt, yêu cầu tuân thủ các chuẩn mực kế toán trong việc, tính toán, trích lập các khoản dự phòng tài sản và nợ tiềm tàng. Ngoài ra việc không tuân thủ trong quản lý điều hành, quản trị, kiểm soát, hoặc tuân thủ mang tính chất đối phó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thực trạng CBTT như hiện nay.

Trong các năm 2006 – 2007 – 2008, hiện tượng phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ xuất hiện ở hầu hết các CTNY, vấn đề đáng nói ở đây là có những DNNY phát hành tăng vốn hơn gấp nhiều lần nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp mình, đây là nguyên nhân dẫn đến sức ép cổ tức, pha loãng cổ phiếu làm giảm lợi nhuận kéo theo giảmgiá cổ phiếu , suy giảm niềm tin của nhà đầu tư. Mặt khác khi phát hành tăng vốn trong giai đoạn này có số thặng dư vốn rất lớn,doanh nghiệp đã dùng số vốn này quay lại đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết, động tác này càng thúc đẩy hiện tượng bong bóng trên TTCK, khi thị trường suy giảm dẫn đến kết quả kinh doanh của các DNNY có biến động lớn vào cuối năm 2008.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)