Những xu thế hiện tại trong khu vực và toàn cầu mang

Một phần của tài liệu Báo cáo lao động và tiếp cận việc làm (Trang 77 - 78)

2. VIỄN CẢNH KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU VỀ PHÁT TRIỂN, LAO ĐỘNG, VÀ ĐÔ THỊ HOÁ

2.3Những xu thế hiện tại trong khu vực và toàn cầu mang

Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang những xu thế hiện tại trong nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh tế thế giới đã trở nên ngày càng gắn kết đan xen hơn; đó là do các rào cản thương mại và chi phí vận tải giảm đi và việc các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin mở cửa đối với thương mại quốc tế và dòng vốn. Không thể nghi ngờ, trong hơn hai thập kỷ qua, xu thế này đã làm tăng tổng phúc lợi thế giới, nhưng sự phân bổ thu nhập cả giữa và trong các quốc gia đó, trong khi vẫn chưa được hiểu đầy đủ, vẫn còn thiếu công bằng. Đây là một trong những lý do dẫn tới tác động kinh tế của “toàn cầu hóa” vẫn bị tranh cãi gay gắt.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau trong kết quả này. Tuy nhiên, một nguyên nhân quan trọng là tăng trưởng toàn cầu hiện nay không chỉ có một mặt. Nó bao gồm cả những bùng nổ về giá hàng hóa, cạnh tranh gay gắt trong các thị trường toàn cầu đối với các sản phẩm dựa nhiều vào sức lao động, và việc cầu quốc tế tăng đối với các sản phẩm trung gian dựa nhiều vào kỹ năng (hay là “thương mại phân khúc”). Trong một nền kinh tế riêng lẻ, ba hiện tượng này có thể có tác động trái ngược, phụ thuộc vào cấu trúc, bản chất của sự thay đổi thị trường toàn cầu, và nhiều vấn đề liên quan khác. Trong ngắn hạn, các cú sốc toàn cầu có thể được nhận biết thông qua tỷ giá hối đoái thực tế và cạnh tranh giữa các ngành trong các thị trường yếu tố sản xuất nội địa. Trong dài hạn, các cú sốc này cũng thể hiện qua các lợi ích và thiệt hại động (tích lũy theo thời gian bên cạnh những lợi ích thống kê) với sự mở rộng hoặc thu hẹp của các khu vực kinh tế dựa nhiều vào kỹ năng và sự giảm bớt hoặc suy kiệt của các kho dự trữ tài nguyên.

Hiểu và lượng hóa được những hiện tượng này là điều kiện tiên quyết để hình thành các đánh giá về phân bổ toàn cầu các ích lợi từ hội nhập, và xây dựng chính sách phát triển quốc gia. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu hội nhập đã trở nên phức tạp hơn, và các công cụ nhằm tìm hiểu nó của chúng ta không theo kịp với nhịp độ này (cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 đã chứng minh rõ điều này). Trong phần này chúng tôi chỉ hạn chế trong việc liệt kê, với một số bình luận, về một số xu thế toàn cầu quan trọng với chủ đề của chúng ta. Quan trọng nhất trong số này là sự nổi lên của “Chindia” (Trung Quốc và Ấn Độ) như là nguồn cung và cầu toàn cầu đối với hàng hóa, dịch vụ và vốn.

Một phần của tài liệu Báo cáo lao động và tiếp cận việc làm (Trang 77 - 78)