Ảnh hưởng của mặn đến sự sinh trưởng của cây lúa

Một phần của tài liệu Thanh lọc tính chống chịu mặn của một số giống lúa cao sản ngắn ngày tại viện lúa ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 25 - 26)

Lúa có khả năng chịu mặn cao lúc nảy mầm nhưng lại rất mẫn cảm ở thời kỳ cây con, lúc cấy và lúc trổ. Trong những trường hợp mặn ít, thì một lượng Na+ thấp có thể

thúc đẩy sự sinh trưởng của cây lúa. Mỗi giống lúa có sức chống chịu mặn khác nhau, khả năng chịu mặn là một yếu tố quan trọng giúp cây lúa có thể thích nghi được với nhiều điều kiện môi trường khác nhau (Bùi Huy Đáp, 1977).

Khả năng chịu mặn của lúa tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: pH đất, chếđộ

nước, phương pháp canh tác, tuổi mạ, giai đoạn phát triển của cây, thời gian bị nhiễm mặn và nhiệt độ bên ngoài (IRRI, 1978).

Akbar và Ponnamperuma (1980), cho rằng khả năng chịu mặn của lúa tùy theo giai đoạn sinh trưởng của lúa như sau:

- Giai đoạn nảy mầm và mạ non: các giống lúa đều có khả năng chịu mặn trong suốt giai đoạn nảy mầm. Ajkbar (1972), cho rằng mặn không làm thiệt hại khả năng nảy mầm mà chỉ kéo dài thời gian nảy mầm. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy cây lúa mẫm cảm với mặn ở giai đoạn mạ non (2 - 3 lá) nhiều hơn trong giai đoạn nảy mầm, và

ảnh hưởng của mặn trong giai đoạn mạ thay đổi tùy theo giống lúa. Mặn ảnh hưởng đến sự gia tăng chiều dài của lá và việc hình thành lá mới, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ. Theo Diệp Văn Thật (1987), với nồng độ muối 6‰ ở giai đoạn nảy mầm và ở giai đoạn mạ cây lúa chết lúc 28 ngày sau khi gieo và 30 ngày sau khi xử lý mặn. Tuy nhiên giống lúa MTL78 (A69-1) hạt vẫn nảy mầm được > 80%, cây lúa có khả

năng chịu mặn được suốt 28 ngày. Cũng với nồng độ 6‰, ở giai đoạn đâm chồi tích cực và giai đoạn trổ, giống MTL78 sống được và cho năng suất, tuy nhiên năng suất giảm rất nhiều so với đối chứng. Như vậy thời gian nhiễm mặn càng sớm đối với giống này sẽ

dẫn đến năng suất kém.

- Giai đoạn tăng trưởng: Lúa có khả năng chịu mặn trong suốt giai đoạn sinh trưởng tăng trưởng, và sức chống chịu này tăng dần theo tuổi cây, khi cây già thì tính chống chịu càng gia tăng. Trong suốt giai đoạn tăng trưởng, chiều cao cây, trọng lượng rơm rạ, số chồi/bụi, trọng lượng khô của rễ, chiều dài rễ, thời gian từ khi cấy đến trổ,

đều bịảnh hưởng bởi mặn với mức độ khác nhau, trong đó chiều cao cây, số chồi/bụi và thời gian sinh trưởng bị ảnh hưởng mạnh nhất. Sự thiệt hai do mặn nghiêm trong hơn khi

thời tiết có nhiệt độ cao (30,70C) và ẩm độ thấp (63,5%) vì nó làm gia tăng sự thoát hơi nước và sự hấp thu mặn của cây lúa.

- Giai đoạn sinh dục: Mặn ảnh hưởng ở giai đoạn này sẽ làm giảm năng suất hạt nhiều hơn ở giai đoạn sinh trưởng tăng trưởng. Trong thời kỳ sinh sản, mặn ảnh hưởng

đến sự tượng gié, sự hình thành hoa, sự thụ phấn và sự nảy mầm của hạt phấn, làm cho tỉ

lệ lép gia tăng (Akbar, 1972; Awaki, 1956; Kaddak và Fakhry, 1961; Ota và ctvl, 1965). Mặn làm giảm chiều dài bông, số hạt/bông và trọng lượng 1000 hạt đưa đến năng suất giảm.

Một phần của tài liệu Thanh lọc tính chống chịu mặn của một số giống lúa cao sản ngắn ngày tại viện lúa ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 25 - 26)