Động thái tăng trưởng chiều cao

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm sinh trưởng, phát triển và năng suất của 14 tổ hợp lúa lai trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại trạm thực nghiệm giống cây trồng Ayun Hạ huyện Phú Thiện – tỉnh Gia Lai (Trang 31 - 33)

Quá trình tăng trưởng chiều cao của cây diễn ra trong suốt quá trình sống của cây từ khi gieo cho đến khi trổ. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều cao là khác nhau. Trong tất cả các giai đoạn thì giai đoạn vươn lóng và trổ bông là giai đoạn tăng trưởng chiều cao mạnh nhất.

Nghiên cứu chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây qua các giai đoạn giúp cho chúng ta biết được quy luật sinh trưởng về chiều cao của cây, đó là cơ sở để tác động những biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng giống ở từng giai đoạn để cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.

Bảng 4.3 thể hiện rất rõ động thái tăng trưởng chiều cao của các giống qua các giai đoạn sinh trưởng.

Bảng 4.3Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa

Giống

Chiều cao cây (cm)

10NSC 20NSC 30NSC 40NSC 50NSC 60NSC TH 3-3 22,10 30,37 45,43 abc 53,43 56,40 68,63 bc TH 7-7 21,90 33,82 43,37 abcd 51,77 55,57 68,53 bc TH 7-2 21,70 33,84 43,60 abcd 50,93 57,37 70,40 abc CT 16 21,37 34,70 38,23 cd 47,73 51,60 74,10 a TH 3-8 22,53 31,79 44,70 abcd 53,20 56,23 67,70 bc TH 17 22,70 31,64 37,67 d 42,33 47,30 60,07 e TH 3-5 22,30 34,58 48,53 ab 52,47 58,87 72,07 ab TH 3-6 21,77 32,53 42,57 bcd 50,17 54,30 66,23 cd TH 7-8 21,87 33,33 44,90 abcd 51,33 55,87 68,20 bc TH 3-7 21,17 30,89 45,20 abc 49,50 55,00 67,40 bc Nhị Ưu 838 (đ/c) 20,70 35,57 40,07 cd 46,93 49,97 68,24 bc VL 24 22,10 31,71 40,23 cd 46,07 49,93 61,63 de HR 3 21,90 32,78 49,70 ab 53,70 59,83 62,53 de VL 50 21,70 35,25 50,00 a 55,40 59,80 69,33 bc CV% 4,08 7,47 7,41 9,26 8,65 3,07 LSD0,01 7,334 4,673

Chiều cao cây ở 10 NSC có sự khác biệt không lớn giữa các giống. Cụ thể là chiều cao giữa các giống lúa dao động 20,70– 22,70 cm, Đ/C Nhị Ưu 838 có chiều cao thấp nhất 20,70 cm.

Chiều cao cây 20 NSC của các giống giao động từ 30,37 – 35,57 cm, cao nhất là Nhị Ưu 838 (35,57 cm) và thấp nhất TH 3-3 (30,37 cm).

Ở giai đoạn 30 NSC chiều cao cây của các giống có sự khác biệt rất có ý nghĩa ở mức α = 0,01 và dao động từ 37,67 – 50,00 cm.

Chiều cao cây có sự khác biệt không có ý nghĩa sau 40 NSC và dao động 42,33 – 55,40 cm, trong đó VL 24 có chiều cao lớn nhất (55,40 cm), thấp nhất TH 17 (42,33 cm) và đối chứng 46,93 cm.

Ở 50 NSC chiều cao cây từ 47,30 – 59,83 cm và có sự khác biệt không có ý nghĩa giữa các giống.

Chiều cao cây của các giống 60 NSC dao động 60,07 – 74,10 cm và cũng có sự khác biệt rất có ý nghĩa (ở mức α = 0,01) cao nhất là giống CT 16 (74,10 cm), thấp nhất TH 17 (60.07 cm), đối chứng Nhị Ưu 838 (68,24 cm).

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm sinh trưởng, phát triển và năng suất của 14 tổ hợp lúa lai trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại trạm thực nghiệm giống cây trồng Ayun Hạ huyện Phú Thiện – tỉnh Gia Lai (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)