CẤU TRÚC CỦA CÁC HỢP CHẤT ĐƯỢC PHÂN LẬP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây Vông nem (Trang 43 - 48)

CC, silica gel n hexan-EtOAc 9:

3.5CẤU TRÚC CỦA CÁC HỢP CHẤT ĐƯỢC PHÂN LẬP

Từ các phần chiết lá cây Vông nem các hợp chất 1-octacosanol (M) và β- sitosterol (C) (EL1), apigenin (A) (EL2) và vitexin (R) (EL3) đã được phân lập.

Từ các phần chiết vỏ thân cây Vông nem (EB1) các hợp chất 1-octacosanol (M), β-sitosterol (C), soyasapogenol B (H), scandenon (T) và 6,8-điprenylgenistein (X) đã được phân lập.

Từ phần chiết etyl axetat gỗ cây Vông nem (EW1) các hợp chất 1- octacosanol (M), β-sitosterol (C) và soyasapogenol B (H) đã được phân lập.

1-Octa cosanol (M)

Hợp chất M được phân lập bằng sắc ký cột dưới dạng chất bột vô định hình màu trắng, Rf = 0,57 (TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan-EtOAc 5:1).

Phổ 1H-NMR (CDCl3) của chất (M) cho các tín hiệu cộng hưởng từ proton ở δH 0,88 (3H, t, J = 7,0 Hz) của một nhóm metyl liên kết với một nhóm metylen, tín hiệu dải rộng của các nhóm metylen của một mạch ankyl ở δH 1,18-1,36 và một nhóm –CH2-CH2-OH liên kết với mạch ankyl [δH 1,55 (1H, quintet, J = 7,0 Hz, H2-2) và 3,63 (2H, dt, J = 5,5 Hz, 6,5 Hz, H2-1)]. Chiều dài của mạch ankyl đã được xác định là 25 nhóm metylen dựa trên tỷ lệ các đường cong tích phân trên phổ 1H-NMR. Trên cơ sở phổ 1H-NMR, chất M đã được xác định là 1-octacosanol (CH3-(CH2)26-CH2- OH). 1-Octacosanol là thành phần của sáp lá thực vật như của Triticum aestirum (Gramineae) và Beta vulgaris (Chenopodiaceae).

Apigenin (A)

Hợp chất A được phân lập dưới dạng bột vô định hình màu vàng nhạt, Rf =

910 10 8 5 7 6 2 3 O 4 4' 5' 3' 6' 2' 1' OH O O H OH A

Phổ 1H-NMR (DMSO-d6) của chất A cho các tín hiệu cộng hưởng từ proton của một vòng benzen thế 1,4 [δH 6,92 (2H, d, J = 9,0 Hz) và 7,91 (2H, d, J = 9,0 Hz)], các proton ở vị trí meta so với nhau của một vòng benzen thế 4 lần [δH 6,18 (1H, d, J = 2,0 Hz) và 6,47 (1H, d, J = 2,0 Hz)]. Các dữ kiện phổ này cùng với sự xuất hiện của một tín hiệu singlet ở δH 12,95 của một nhóm hiđroxi liên kết hiđro, có thể là với một nhóm cacbonyl ở C-4 đã cho giả thiết về một cấu trúc flavonoit cho chất A. Sự xuất hiện của tín hiệu proton đặc trưng ở H-3 của một flavon [δH 6,76 (s)] đã xác định A là apigenin (4',5,7-trihiđroxiflavon) [6].

Apigenin là một tác nhân kháng khuẩn, chống viêm và chất ức chế nhiều enzyme. Apigenin cũng là aglycon của nhiều hợp chất glycosid từ thực vật.

β-S

itosterol (C)

Hợp chất C được phân lập dưới dạng tinh thể hình kim màu trắng, đ.n.c. 135-136oC, Rf = 0,3 (TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan-axeton 10:1).

OH H

C

Hợp chất này được nhận dạng là β-sitosterol trên cơ sở so sánh TLC và co- TLC với chất chuẩn β-sitosterol.

Vitexin (R)

Hợp chất R được phân lập dưới dạng bột vô định hình màu vàng nhạt.

Hợp chất R đã được xác định là một flavon C-glucosid dựa trên các dữ kiện

phổ 1H-NMR, 13C-NMR và DEPT. Phổ 1H-NMR (DMSO-d6) của hợp chất R cho các tín hiệu proton của 2 doublet tương tác octo với nhau [δH 6,89 (2H, d, J = 8,5 Hz) và 8,02 (2H, d, J = 8,5 Hz)]; các tín hiệu này được gán tương ứng cho các vị trí H-3'/H-5' và H-2'/H-6' của vòng B, một singlet của H-3 [δH 6,77 (1H, s)], một singlet của một proton duy nhất của vòng A [δH 6,28 (1H, s)] và các tín hiệu ở trường thấp của nhóm 5-OH tạo liên kết hiđro với nhóm cacbonyl ở C-4 và một proton anomeric của một gốc đường [δH 4,69 (1H, d, J = 10,0 Hz)]. So sánh các tín hiệu cộng hưởng từ cacbon 13 của chất R với của apigenin đã xác định được chất R là một apigenin C- glucosid [29]. Các sự thay đổi độ chuyển dịch hóa học quan sát được chủ yếu ở C-7 (∆δC -1,6), C-8 (∆δC +10,0) và C-9 (∆δC -1,4). Gốc đường đã được xác định là một nhóm glucopyranosyl dựa trên các phổ 13C-NMR và DEPT [δC 61,3 (t), 70,5 (d), 70,8 (d), 73,4 (d), 78,6 (d) và 81,8 (d)]. Các giá trị δC đã hoàn toàn xác định khả năng liên kết của nhóm glucopyranosyl vào C-8 của vòng A của apigenin [6], gây ra sự chuyển dịch δC ở các vị trí C-7, C-8 và C-9. Trên cơ sở các dữ kiện phổ hợp chất R đã được xác định là apigenin 8-C-β-D-glucopyranosid (vitexin) [5]. Cấu hình β của proton anomeric đã được xác định từ hằng số J = 10,0 Hz.

Phổ ESI-MS của chất R cho pic ion ở m/z 433,67 ([M + H]+) phù hợp với khối lượng phân tử của vitexin (C21H20O10).

OHO O O O H OH Glc 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 2 ' 3 ' 4 ' 5 ' 6 ' 1 ' R Soya sapogenol B (H)

Hợp chất H được phân lập dưới dạng tinh thể hình kim màu trắng, đ.n.c. 257-258oC, Rf = 0,16 (TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan-EtOAc 4:1).

105 5 1 4 2 3 8 7 9 6 13 14 12 11 17 16 18 15 21 22 20 19 O H OH O H 2 3 2 4 2 5 2 6 2 7 2 8 2 9 3 0 H

Trên phổ 1H-NMR (CDCl3 và CD3OD) xuất hiện các tín hiệu cộng hưởng từ proton của 7 nhóm metyl bậc ba (7s) [δH 0,85; 0,91; 0,92; 0,95; 1,03; 1,11 và 1,23], 2 nhóm oximetin [δH 3,39 và 3,41 (mỗi tín hiệu 1H, dd)], một nhóm hiđroximetylen dưới dạng 2 doublet AB [δH 3,32 và 4,19 (mỗi tín hiệu 1H, d, J = 11,0 Hz)] và một nối đôi thế ba lần [δH 5,3 (1H, t, J = 3,5 Hz)].

Phổ 13C-NMR và DEPT (CDCl3 và CD3OD) của H cũng khẳng định các dữ kiện phổ 1H-NMR về 7 nhóm metyl bậc ba (7q) [δC 16,0; 16,8; 19,6; 22,3; 24,9; 28,2 và 32,2], 2 nhóm oximetin [δC 76,2 (d) và 80,3 (d)], một nhóm hiđroximetylen [δC

64,3 (t)] và một nối đôi thế ba lần [δC 122,3 (d) và 143,7 (s)]. Các tín hiệu cộng hưởng từ cacbon 13 còn lại trong số 30 tín hiệu được quan sát là 9 nhóm metylen (9t) [δC 18,3; 23,6; 25,7; 27,2; 28,4; 33,1; 38,3; 42,0 và 46,0], 3 nhóm metin (3d) [δC 44,9, 47,7 và 55,8] và 6 cacbon bậc 4 (6s) [δC 30,3; 36,6; 37,3; 39,5; 41,1 và 42,3].

Các dữ kiện phổ NMR đã giả thuyết cho một cấu trúc tritecpenoit olean-12-en của chất H. Sau đó, sự so sánh các giá trị độ chuyển dịch hóa học δH và δC của chất H

với của mẫu chuẩn β-amyrin đã khẳng định cho cấu trúc này. Hơn nữa, một nhóm oximetin [δH 3,39 (1H, dd, J = 12 Hz, 4,5 Hz); δC 80,3 (d)] đã được xác định ở C-3 phù hợp với sự đóng vòng tritecpenoit đi từ oxidosqualen. Hóa lập thể của nhóm 3- OH đã được xác định là β (equatorial) dựa trên hằng số tương tác Jax-ax = 12,0 Hz và

δC 80,3. Nhóm hiđroximetin đã được xác định ở C-24 trên cơ sở so sánh các dữ kiện phổ 13C-NMR của H với các cấu trúc olean-12-en tương tự ở vòng A [27]. Việc xác định nhóm oximetin còn lại [δH 3,41 (1H, dd, J = 8,0 Hz, 3,5 Hz); δC 76,2 (d)] dựa trên sự so sánh các độ chuyển dịch hóa học δC ở các vòng D/E và nhóm 28-CH3. Trong trường hợp nhóm hiđroxi được liên kết vào vị trí C-16 các giá trị δC tương ứng là khoảng 65,9 (C-16), 36,8 (C-17), 30,5 (C-22) và 21,3 (C-28) [9]. Các giá trị δC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhận được rõ ràng là được xác định cho nhóm hiđroximetin ở C-22, cụ thể là δC 76,2 (C-22), 37,3 (C-17), 28,4 (C-16) và 28,2 (C-28). Hóa lập thể của nhóm 22-OH đã được xác định là β (equatorial) dựa trên độ chuyển dịch hóa học δC 76,2 và các hằng số tương tác của H-22 (δH 3,41; J = 8,0 Hz, 3,5 Hz) (xem Hình 4).

Hình 4: Hóa lập thể của nhóm 22-OH

Các dữ kiện phổ NMR của H hoàn toàn phù hợp với cấu trúc của soyasapogenol B [13].

Cuối cùng, các phổ 2 chiều (2D-NMR) bao gồm 1H-1H COSY, HSQC và HMBC đã được đo để khẳng định lại cấu trúc của hợp chất này. Trên phổ 1H-1H COSY với sự tham khảo phổ HSQC, các tương tác H-3 ↔ H2-1 ↔ H2-2, H5 ↔H2-6↔ H2-7, H-9 ↔ H2-11 ↔ H2-12, H2-15 ↔ H2-16, H2-18 ↔ H2-19 và H2-21↔ H2-22 đã được thiết lập. Vị trí của nhóm 3-OH cũng được xác định qua các tương tác HMBC giữa H-3 (δH 3,39) với C-3 (δC 80,3), giữa H3-23 (δH 1,23) và H2-24 (δH 3,32 và 4,19) với C-3. Vị trí của nhóm hiđroxi thứ hai đã được khẳng định nhờ phổ HMBC ở C-22

22 21 21 CH3 CH3 H H H H OH C H3 CH3

qua các tương tác quan trọng giữa H-22 (δH 3,41) và C-20 (δC 30,3), giữa H-30 (δH

0,85) và C-22 (δC 76,2) và giữa H-22 và C-28 (δC 28,2).

Các tương tác 1H-1H COSY và HMBC quan trọng được biểu diễn trên Hình 5.

HO O H O H OH H

Hình 5: Các tương tác 1H-1H COSY ( ) và HMBC (→) quan trọng của chất H

Phổ ESI-MS của chất H cho pic ion ở m/z 459,09 ([M + H]+) phù hợp với khối lượng phân tử của soyasapogenol B (C30H50O3).

Scandenon (T)

Hợp chất T được phân lập dưới dạng tinh thể hình kim màu vàng lục, đ.n.c. 162-164oC, Rf = 0,44 (TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan-axeton 5:1).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây Vông nem (Trang 43 - 48)