2. Công tác khảo sát xác định vùng hư hỏng 38
3.3.4. Quy trình chế tạo chi tiết thay thế 5 6-
Các chi tiết kết cấu cần thay thế gồm tôn vỏ, các xương đứng và xương nằm của bánh lái. Các xương nằm được chế tạo theo biên dạng profin của bánh lái như hình vẽ dưới đây.
Hình 3.22. Mô hình kết cấu bánh lái phần thay thế
Ở đây ta chế tạo các thanh thép gia cường tạo thành khung xương bánh lái và chế tạo phần tôn bao bánh lái, để thay thế hoàn toàn phần hư hỏng. Ngoài ra chốt dưới, chốt trên bánh lái cũng bị biến dạng do đó ta cũng tiến hành sửa chữa.
- Đối với chi tiết tôn mạn bánh lái.
Quy trình được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Vạch dấu trên tấm tôn gia công.
Bước 2: Cắt các tấm tôn bằng máy cắt tự động CNC.
Bước 3: Các tấm tôn được cắt xong di chuyển tới máy dập tôn để tiến hành uốn theo biên dạng profin bánh lái.
Bước 4: Vận chuyển các tấm được cắt và uốn tới vị trí lắp ráp.
Hình 3.22. Hình dạng tôn thay thế sau khi uốn.
Đối với các chi tiết cần chế tạo là thanh thép gia cường ta cũng tiến hành cắt sau khi đã lấy dấu chính xác, để lắp ghép tạo thành bộ khung xương bánh lái như hình 3.21.
Công tác lắp ráp các chi tiết đã chế tạo thành cụm chi tiết, sau đó tiến hành lắp ráp thành kết cấu khung xương bên trong bánh lái. Khi lắp ráp cần chú ý khoảng cách giữa chúng, thông thường khoảng cách giữa các nẹp gia cường ngang và dọc của khung xương bánh lái bằng nhau.
Các chi tiết đã chế tạo được cẩu lên bệ lắp ráp tiến hành lắp ráp tạo thành khung xương bánh lái. Các gia cường ngang và dọc có khoảng cách tương đối bằng nhau. Các kết cấu được lắp ráp và hàn lại với nhau tạo thành bộ khung như (hình 3.24).