Khi thuế dành cho phôi thép tăng vào năm 2003, tổng công ty thép Việt Nam thì ủng hộ còn Hiệp hội thép lại phản đối Điều này có thểđược giải thích là do tổng công ty thép Việt Nam có thể tự sản xuất một lượng phôi thép nhấ t

Một phần của tài liệu Công nghiệp gang thép ở Việt Nam: Một giai đoạn phát triển và chuyển đổi chính sách mới (Trang 31 - 33)

III. Những vấn đề chính sách trong tương lai cho ngành công nghiệp thép Việt Nam

30Khi thuế dành cho phôi thép tăng vào năm 2003, tổng công ty thép Việt Nam thì ủng hộ còn Hiệp hội thép lại phản đối Điều này có thểđược giải thích là do tổng công ty thép Việt Nam có thể tự sản xuất một lượng phôi thép nhấ t

định nhưng hiệp hội thép lại có nhiều thành viên là các nhà máy tư nhân phụ thuộc nhiều vào phôi thép nhập khẩu. Tác giả dựđoán từ một phỏng vấn với người đại diện Hiệp hội thép ngày 24/3/2003

thế kỷ 21. Giai đoạn này bắt đầu khi chương trình hành động chung được xem xét, và đã kết thúc khi các nhà máy thép Phú Mỹ PFS và SSC đi vào hoạt động.

Công nghiệp thép Việt Nam đang bước vào một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển chung, trong đó cạnh tranh trên thị trường vận hành hiệu quả và các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ vai trò lớn hơn. Các doanh nghiệp tư nhân đang thiết lập vị thế của mình trong các lĩnh vực về sản phẩm thép cây và thép phục vụ xây dựng. Trong lĩnh vực các sản phẩm dẹt và các công đoạn sản xuất thượng nguồn, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trở nên quan trọng hơn và các dự án đầu tư quy mô lớn cũng trở nên thực tế hơn. Với chiều hướng này, tổng công ty thép Việt Nam- VSC đang mất dần vị thế đặc quyền đặc lợi. Thách thức với VSC chính là việc xây dựng bộ máy quản lí vững chắc và trở thành một đối tác kinh doanh hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển trong giai đoạn mới này, chính phủđược kỳ vọng trong một vai trò mới. Câu hỏi cấp bách là liệu chính phủ có thể chuyển đổi chính sách từ hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp nhà nước sang hỗ trợ cạnh tranh ở một vị trí công bằng, sắp xếp lại những quy

định về ngoại thương và thu hút vốn FDI dựa trên những xem xét thích đáng hay không. Để tăng cường cạnh tranh công bằng, việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang hình thức công ty cổ

phần là điều quan trọng. Với các sản phẩm dài, sắp xếp lại những quy định pháp lí về việc mua bán kim loại vụn và bảo vệ môi trường là những nhiệm vụ then chốt. Những vấn đề liên quan đến chính sách tự do hóa bao gồm hiệp định đối tác kinh tế EPA, nội dung và tính thích đáng của chính sách bảo hộ cần phải được xem xét lại một cách cẩn thận, phù hợp với thực tế cạnh tranh giữa sản phẩm thép nội địa và nhập khẩu. Công việc quan trọng phải làm là việc lập thống kê đáng tin cậy về ngành, ở

mức độ theo dòng chảy của nguyên liệu, với sự trợ giúp từ các nước công nghiệp như Nhật Bản. Những thống kê đó sẽ là cơ sở vững chắc cho những chính sách ngoại thương hợp lí và cho sự hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp này. Với vấn đề thu hút đầu tư FDI, cần thiết phải kiểm tra và

đánh giá chất lượng của các dự án bằng những kiến thức chuyên môn. Hội tụ tất cả những yếu tố trên sẽ là chìa khóa để mở rộng thêm vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp thép Việt Nam, với tư cách là hiệp hội kinh doanh, thay thế chính phủđảm nhận toàn bộ các vấn đề về chính sách.

Ngành công nghiệp gang thép Việt Nam cần giải quyết cùng lúc khá nhiều vấn đề. Nhiệm vụ tổng hợp đang đặt nhằm đạt được phát triển công nghiệp trong xu thế tự do hóa và hội nhập quốc tế. Giai

đoạn này đang là thời kỳ kiểm chứng năng lực doanh nghiệp trong việc dẫn dắt sự phát triển đến một giai đoạn mới và năng lực của chính phủ trong thúc đẩy phát triển bằng những chuyển đổi về chính sách. Kết quả của những kiểm chứng này sẽ quyết định tương lai của ngành công nghiệp thép Việt Nam.

Một phần của tài liệu Công nghiệp gang thép ở Việt Nam: Một giai đoạn phát triển và chuyển đổi chính sách mới (Trang 31 - 33)