Giao dịch nội gián rủi ro đạo đức

Một phần của tài liệu Rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam.doc (Trang 44 - 47)

II. Rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam

e.Giao dịch nội gián rủi ro đạo đức

đối tượng quan trọng nhất của các công ty niêm yết luôn là những người có quyển lợi và trách nhiệm đối với công ty. những người này bao gồm: cổ đông sáng lập,cổ đông kiểm soát, những người có liên quan trực tiếp về hiệu quả kinh doanh của công ty như kế toán trưởng, hoặc những người có quan hệ huyết thống, thân thiện với những đối tượng trên. do những người này luôn có thể biết trước những thông tin liên quan đến cổ phiếu niêm yết mà công chúng không thể biết hoặc không thể biết sớm được nên họ là những người rất quan trọng đối với các cổ đông. bên cạnh đó, một số đối tượng là nhân sự của các cơ quan quản lý thị trường cũng có khả năng tiếp cận và xử lý thông tin từ doanh nghiệp trước khi công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. những thông tin dạng này đợc gọi là thông tin nội gián (nội bộ). giao dịch liên quan đến việc sử dụng thông tin này gọi là giao dịch nội gián.

giao dịch nội gián là hậu quả của thông tin không cân xứng. nói cách khác, đó chính là rủi ro đạo đức mà các cổ đông của công ty niêm yết phải gánh chịu hậu qủa. trên thị trường chứng khoán việt nam, đã có nhiều dấu hiệu của hiện tượng này.

có nhiều dấu hiệu cho thấy xuất hiện giao dịch nội gián cổ phiếu REE. một tuần trước khi trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ chí Minh đăng thông tin về báo cáo tình hình hoạt động năm 2002 của REE, khối lợng giao dịch cổ phiếu REE có chiểu hướng giảm và các lô chào bán lớn đều rơi vào các mức giá thấp hơn giá tham chiếu. sau đó, báo cáo tài chính năm 2002 của REE trở thành một trong những vụ gây nhiều thắc mắc nhất trong những năm hoạt động của thị trờng chứng khoán Việt Nam. Điều đáng nói là sau khi REE gây ra thất vọng trong

đại họi cổ đông thường niên và công bố lợi nhuận năm 2003 chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm 2002, thì khối lượng chào bán cổ phiếu REE không tăng nhiều như dự đoán.

ngoài ra, trong năm 2002 báo cáo tài chính hàng quý của REE đã công bố số doanh thu và lợi nhuận trước thuế như sau (với số làm tròn, đơn vị : tỷ vnđ. nguồn: www.fsc.com.vn):

doanh thu lợi nhuận trước thuế

quý 1 75 11,6

quý 2 115,5 16,6

quý 3 109,7 12,9

như vậy, tổng ba quý công ty đạt 300,2 tỷ đồng doanh thu, tăng 33% và lợi nhuận trớc thuế 41,1 tỷ đồng, tăng 11.5%. so với kế hoạch của năm 2002, doanh thu đạt 93%, lợi nhuận trước thuế đạt 84,3%. tuy nhiên, trong báo cáo tài chính quý 4, REE báo lỗ 4,6 tỷ đồng với nguyên nhân thua lỗ trong mảng thầu cơ điện lạnh (me) (trong khi kế hoạch dự tính sẽ lãi 20 tỷ đồng). Rõ ràng sự chênh lệch lớn như vậy là điều không bình thường. nó hàm chứa hai điều nghi ngờ: hoặc là những báo cáo tài chính ba quý đầu của ree có dụng ý đẩy giá cổ phiếu giả tạo nhằm tạo điều kiện có lợi cho công ty, hoặc là khoản lỗ trong mảng thầu ME là để che giấu những hoạt động tài chính không lành mạnh. dù như thế nào thì các cổ đông REE cũng hoàn toàn có quyền nghi ngờ về việc họ đang gánh chịu rủi ro đạo đức do lãnh đạo công ty REE gây ra. điều đáng nói thêm là trước khi REE gửi báo cáo quý 4 cho cơ quan quản lý, cổ phần REE liên tục xuống giá. do vậy, những dấu hiệu mua bán nội gián cổ phiếu REE là có cơ sở.

hiện tượng tương tự cũng xảy ra đối với cổ phiếu SAV. khối lượng giao dịch SAV tăng đột biến (gấp 5-10 lần lượng giao dịch trung bình) trong những phiên giao dịch một tuần trước khi SAV công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2003. điều đáng nói là lượng cung SAV cũng tăng xấp xỉ với lượng đặt mua trong thời điểm này.

quan sát biểu đồ chứng khoán các công ty niêm yết ta có thể nhận thấy có không ít chứng khoán được giao dịch với số lượng tăng đột biến. hiện tượng này cho thấy dấu hiệu đầu có giao dịch nội gián. quan sát kỹ hơn, kết hợp với thu thập thông tin thị trường có thể nhận ra dấu hiệu giao dịch nội gián trong một số giao dịch đó bởi sự gia tăng số lượng giao dịch đó thường được theo sau bởi những thông tin quan trọng liên quan đến cổ phiếu đó. tuy nhiên cũng chưa có căn cứ chính xác để khẳng định chắc chắn các giao dịch trên là nội gián một phần vì tính chất biểu hiện chưa rõ, một phần vì giá cổ phiếu còn chịu sự chi phối của quá nhiều yếu tố khác.

về phưong diện pháp luật, khung pháp lý hiện nay của thị trường chứng khoán Việt nam chưa ngăn chặn hiệu quả việc giao dịch bằng thông tin nội gián. theo quy chế công bố thông tin hiện hành, nhiều công ty niêm yết vẫn cho rằng có thể công bố thông tin cho giới báo chí những gì đã được trung tâm giao dịch công bố. thực tế là thời gian xử lý thông tin tại trung tâm giao dịch từ khi nhận đợc thông tin của doanh nghiệp đến khi đợc đưa lên website hoặc bản tin thị trường chứng khoán thường mất 2-3 ngày. Khoảng thời gian đó đủ để những thông tin chính thức trở thành thông tin nội gián cho một số cá nhân kiếm lời.

Một phần của tài liệu Rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam.doc (Trang 44 - 47)