Trên thế giới

Một phần của tài liệu Sự di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tưđối với quá trình phát triển kinh tế.doc (Trang 54 - 73)

lên một cách đáng kể. Cụ thể, ta có bảng:

Sự gia tăng một khối lượng lớn các công ty thuộc khu vực tư hiện nay cũng đã góp phần tạo ra một lượng lớn thu nhập thuế cho chính phủ. Từ năm 1992 đến năm 2002 tại Trung Quốc, nguồn thuế thu được từ khu vực này trung bình tăng hơn 30% và nó đóng gớp vào hơn tổng thu nhập thuế của cả nước là 10%

b. Trong nước

Ở Việt Nam chúng ta hiện nay, khi mà đất nước đang trong quá trình thực hiện nền kinh tế mở cửa, đa dạng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì khu

vực tư là một bộ phận có đóng góp không hề nhỏ. Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân mở rộng và phát triển một cách nhanh chóng. Ước tính đến tháng 1-2005, số doanh nghiệp tư nhân đăng ký ở nước ta là 150.000 doanh nghiệp có mã số thuế, 800.000 doanh nghiệp tư nhân dưới dạng gia đình không có mã số thuế. Theo tính toán thì khu vực kinh tế tư nhân đóng góp vào GDP hơn 50%, 27% tổng đầu tư trên đầu người và 90% lực lượng lao động.

Theo tính toán của ngân hàng thế giới vào tháng 8 năm 2005, ta thấy sản lượng làm ra của cả nước có sự thay đổi giữa các thành phần kinh tế. trong những năm của thập niên 90, sự đóng góp của thành phần kinh tế nhà nước( phần màu vàng) vẫn là chủ lực ( hơn 50%) nhưng đến những năm 2000, nó đã có sự chuyển hướng sang các công ty tư nhân (phần màu xanh –các công ty tư nhân trong nước và màu đỏ- các công ty tư nhân nước ngoài). Đến năm 2004, hai bộ phận thuộc đóng góp vào GDP khu vực tư này chiếm hơn 60%. Hơn thế, tỉ lệ đầu tư của các thành phần kinh tế vào GDP của cả nước cũng có sự thay đổi, thể hiện cụ thể qua bản sau:

Quan sát trên bảng, ta có thể thấy đống góp của khu vực nhà nước chi là 226 nghìn tỉ VND trong giai đoạn 2001-2005 và dự định tăng lên 336,5 đến 356 nghìn tỉ trong giai đoạn 2006-2010. Trong khi đó, tính cho khu vực tư là 328,5 nghìn tỉ vào 2001-2005, và dự tính sẽ tăng lên 568-607,1 nghìn tỉ trong 5 năm 2006-2010. Đó là chưa tính đến các công ty có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Ta thấy thị phần đóng góp của khu vực tư đã có sự gia tăng từ 20% trong năm 2000 lên ước tính khoảng 27% vào năm 2003. Thậm chí ở một số khu vực, khu vực tư đã trở thành thành phần chủ lực trong quá trình phát triển kinh tế. điển hình là tại thành phố hồ chí minh, các doanh nghiệp tư nhân chiếm đến 38% tổng đầu tư trong năm 2002, cao hơn các doanh nghiệp thuộc khu vực công là 36,5%.

Và con số này còn đáng ngạc nhiên hơn khi tính đến năm 2009 thì theo một báo cáo nhanh được thực hiện bởi Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp và Đầu tư, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho thấy, nếu chỉ tính về số doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, thì từ số lượng khoảng 31.000 doanh nghiệp vào năm 2000, con số này đã nhanh chóng tăng lên 15 lần trong vẻn vẹn 9 năm. Với hơn 83.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới trong năm 2009, con số doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh khi cộng dồn lại đến tháng 12 năm 2009 được ước tính đạt 460.000 doanh nghiệp.

So sánh với các loại hình doanh nghiệp khác thì khu vực doanh nghiệp tư nhân có số lượng tăng ấn tượng nhất và tạo nên sự tăng trưởng chính về mặt số lượng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân cũng tăng đáng kể. Tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp tư nhân đã tăng 17 lần

từ khoảng 38.700 tỷ đồng vào năm 2000 lên tới 657.000 tỷ vào năm 2008. Tính trung bình, vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp dân doanh hiện nay đạt 5,2 tỷ đồng so với 1,2 tỷ đồng vào năm 2000.

Đánh giá một cách toàn diện, việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân đã đi kèm với mức tăng rất ấn tượng về doanh thu thuần (tăng gần 16 lần), lợi nhuận (tăng 27 lần), tổng tài sản (tăng 24 lần) trong giai đoạn 2000-2008.

Đặc biệt, tốc độ tăng của tổng tài sản, lợi nhuận đã tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, thể hiện bằng việc nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư và các cổ đông trong các doanh nghiệp tư nhân đã được sử dụng có hiệu quả.

Về khả năng tạo lợi nhuận, vào năm 2000 tính trung bình một doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể tạo ra được khoảng 54 triệu đồng lợi nhuận, thì con số này đã tăng lên gấp năm lần là 258 triệu vào năm 2008.

Ở góc độ một số chỉ số khác, một doanh nghiệp dân doanh hiện nay cũng có mức tài sản trung bình là 14 tỷ đồng và mức doanh thu thuần trung bình là 17 tỷ đồng, tăng hơn rất nhiều so với những năm đầu thập kỷ.

Doanh nghiệp tư nhân là khu vực tạo ra nhiều việc làm, và với việc tăng nhanh về số lượng, đây cũng là khu vực có tốc độ tạo ra việc làm lớn nhất so với các thành phần kinh tế khác.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực đối với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, khu vực kinh tế tư nhân cũng đang gặp phải những mặt hạn chế nhất định. Cụ thể: vắng bóng doanh nghiệp lớn, số lượng những doanh nghiệp tư nhân lớn còn quá ít ỏi và các doanh nghiệp quy mô vừa cũng vắng bóng. Trong báo cáo top 500 doanh nghiệp lớn nhất mà VietNam Report và Vietnamnet công bố, vào năm 2009 chỉ có 28,9% trong số các doanh nghiệp này là của khu vực tư nhân.

Con số này có tăng so với mức 24% của năm 2008 nhưng phần lớn sự tăng trưởng này và cả tỷ trọng lớn trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn này là nhờ số đáng kể là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Số các doanh nghiệp lớn chỉ rất giới hạn trong một

vài tên tuổi quen thuộc như Đồng Tâm, Kinh Đô, Trung Nguyên, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Saigon Invest, SSI, CMC…

Và trong danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất do UNDP công bố thì chỉ có 17 doanh nghiệp tư nhân. Báo cáo này cũng cho biết số doanh nghiệp tư nhân thực sự lớn lên từ xuất phát ban đầu là doanh nghiệp tư nhân rất hạn chế. Phần lớn trong số 17 doanh nghiệp tư nhân đó là các doanh nghiệp được cổ phần hóa.

Trên thực tế, sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa rất gian nan. Môi trường kinh doanh cũng như những hạn chế về trình độ quản trị, điều hành, vốn, công nghệ... đã khiến cho các doanh nghiệp tư nhân khó có thể nhanh chóng lớn mạnh thành những đầu tàu cho nền kinh tế hoặc cho toàn bộ khu vực tư nhân.

Trong giai đoạn cuộc khủng hoảng kinh tế vừa rồi, những tác động với Việt Nam càng thể hiện sự cần thiết và vai trò của các doanh nghiệp lớn để cung cấp nguồn lực và là chỗ dựa để nhà nước triển khai những chính sách chống khủng hoảng kinh tế.

Các doanh nghiệp này không nhất thiết phải là các doanh nghiệp nhà nước mà cần phải bao gồm cả các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp tư nhân có thể đảm đương được vai trò đó dường như còn quá hạn chế.

Đã có một số doanh nghiệp tư nhân, bằng nhiều hình thức khác nhau, nỗ lực xây dựng một thương hiệu Việt nhằm được biết tới trên thị trường quốc tế như Hoàng Anh Gia Lai, Trung Nguyên, Phở 24, Sacombank, CAVICO, nhưng để trở thành một tập đoàn đa quốc gia theo đúng nghĩa thì quả là còn một chặng đường gian nan.

Đây cần được coi là một trong những vấn đề chính sách cần được xử lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như vai trò của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế. Tuy nhiên, đã qua 10 năm tính từ năm 2000 khi Luật Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực mà các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn không lớn được. Đó là câu hỏi đầy trăn trở của ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tại một cuộc hội thảo do VCCI tổ chức.

Quả thực là như vậy, một điều tra gần đây cho biết, có đến 80% số doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có quy mô nhỏ (80% có vốn kinh doanh dưới 5 tỉ đồng và 87% sử dụng dưới 50 lao động). Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc đưa ra con số về quy mô doanh

nghiệp tư nhân, quan trọng hơn như một chuyên gia kinh tế nhận định: “Khi khu vực doanh nghiệp tư nhân chưa thực sự đủ lớn, việc trở thành động lực thực sự cho sự phát triển kinh tế Việt Nam sẽ vẫn là kế hoạch”.

Đã có rất nhiều ý kiến bàn về nguyên nhân của tình trạng “không lớn được” của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam song những nguyên nhân sau đây là cơ bản.

Thứ nhất, từ năm 2000 - năm Luật Doanh nghiệp được bắt đầu áp dụng - đến nay, thời gian chưa phải là dài để chúng ta có được những tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh. Đó là điều tất yếu khách quan.

Thứ hai là những nguyên nhân từ đội ngũ doanh nhân. Một điều tra mới đây của VCCI cho biết, “tầng lớp doanh nhân mới được hình thành trong những năm gần đây, xuất thân từ nhiều tầng lớp lao động xã hội khác nhau, nhiều người chưa được đào tạo kinh doanh bài bản; các doanh nghiệp của doanh nhân Việt Nam chưa có tích lũy lớn về vốn nên sức vươn hạn chế; tinh thần học hỏi của một số doanh nhân chưa cao, dễ thỏa mãn, chưa chú trọng đầu tư thu thập thông tin, nâng cao kiến thức quản lý, kinh doanh; tâm lý ỷ lại của một số doanh nhân vào sự hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn tồn tại; một số doanh nhân chưa tuân thủ đúng pháp luật và hưởng thụ quá sớm…”.

3. Thực trạng di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư hiện nay: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như phân tích ở trên ta thấy, rõ ràng khu vực công và khu vực tư có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực nhất định đối với quá trình phát triển kinh tế. chúng ta không thể nào đứng ở một góc độ nào đó mà quá đề cao khu vực này và phủ nhận vai trò của khu vực còn lại vì như thế là không công bằng. tuy nhiên, hiện nay, có một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận đó là hiện nay, trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển, cải cách nền kinh tế theo hướng đa dạng hóa các thành phần kinh tế, trong đó có quá trình tư nhân hóa, đang tồn tại một thực trạng đó là có sự di chuyển nguồn nhân lực từ khu vực công sang khu vực tư. Hay chúng ta hay gọi nó dưới cái tên “Sự di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư”. Vậy quá trình này thức chất là như thế nào? Tại sao lại có sự di chuyển như vậy?

Nếu để hiểu một cách giản đơn, chúng ta có thể cho rằng đây là hiện tượng mà một số các người lao động trong khu vực nhà nước- những người được gọi là “ công nhân viên chức” rời bỏ vị trí, công việc của mình ở các doanh nghiệp nhà nước và làm cho các công ty tư nhân. Họ rời bỏ cũng có nhiều lý do khác nhau như lương, thu nhập, yếu tố môi trường làm việc, các điều kiện khác… mà như nhóm chúng tôi đã phân tích ở phần cơ sở lý luận. nhưng vấn đề cần xem xét ở đây là thực trạng này đang điễn biến như thế nào? Nó quá phức tạp hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần đi qua xem xét các trường hợp di chuyển này qua các ví dụ cụ thể trên thế giới và trong đó có cả Việt Nam chúng ta.

3.1 Trên thế giới:

3.1.1Ở Anh

Trong những năm trở lại đây, nước Anh cũng đã có tình trạng di chuyển lực lượng lao động từ khu vực công sang khu vực tư. Cụ thể

Public Sector Employment 1 in 5 of all workers

Nhìn vào biểu đồ ta thấy số lượng lao động trong khu vực công ở nước Anh là 20,4% trong năm 2005 trong khi đó vào tháng 6 năm 1992 là 23,1% và xuống đến mức

thấp nhất là vào tháng 6/1999 còn 19,2%. Từ năm 1991 đến 1998, số lượng lao động trong khu vực công giảm hằng năm, khoảng 816.000 lao động cho mỗi kỳ. trong khi đó, lực lượng lao động trong khu vực tư lại tăng lên 1.241.000 ( khoảng 5,7% từ tháng 6 năm 1998 đến tháng 6 năm 2005).

3.1.2Ở Utah

Hiện nay, ở đất nước Utah đang có tình trạng hàng loạt các thanh niên trẻ tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng nói chung là bộ phận tri thức, tài năng trẻ rời khỏi khu vực công để làm cho khu vực tư bởi công việc ở khu vực tư tốt hơn. Theo ước tính của quốc gia này thì trong bộ phận công chức hiện tại của đất nước này nằm trong độ tuổi tăng vọt về sinh sản là 43,6 %. Điều này đồng nghĩa với việc khi những người thuộc nhóm tuổi này nghỉ hưu trong vòng 25 năm nữa, toàn bộ các công ty thuộc khu vực công, của nhà nước, các quận huyện sẽ mất hầu như là hơn một nửa đội ngũ công nhân của họ và lên đến 75% đội ngũ quản lý trong khi đó khu vực tư nhân vẫn thu hút được đông đảo lực lượng lao động. giải thích về điều này là do các công việc trong khu vực công của nước này không tốt bằng công việc trong khu vực tư và hơn nữa khu vực công có rất ít chiến lược thu hút nhân tài trẻ đặc biệt là trong một số các khu vực như là IT. Hơn nữa các công ty thuộc lĩnh vực nhà nước không thể cạnh tranh với các công ty tư nhân trong việc trả lương cũng như các dịch vụ chăm sóc cho người lao động khác. Đối đầu với vấn đề đó, khu vực nhà nước đang gặp khó khăn rất lớn trong việc những bộ phận chủ lực đang bỏ qua khu vực tư nhân làm việc. (dịch từ tài liệuUtah Brain drain)

3.2Trong nước:

Việt Nam cũng là một trong những nước đang phải đối đầu với vấn đề chảy máu chất xám từ khu vực công sang khu vực tư hiện nay. Và vấn đề này là một vấn đề gây không ít đau đầu cho các nhà chức trách nước ta. Hiện chưa có thống kê về hiện tượng CMCX trên toàn quốc nhưng rất dễ dàng nhận thấy tình trạng "nhảy việc" diễn ra phổ biến ở khắp nơi. Đối tượng CMCX chủ yếu là giới trí thức, doanh nhân, đặc biệt là những người

trẻ tuổi và thường được dùng để chỉ khi nhân lực từ các cơ quan nhà nước ra làm ở các đơn vị phi nhà nước. Thời gian gần đây, nhiều cán bộ nhà nước tại TP.HCM đã xin nghỉ việc để ra "làm dân". Chỉ riêng Sở Bưu chính - viễn thông năm 2007 đã có ba cán bộ chủ chốt và một số chuyên viên xin nghỉ việc, sắp tới một số thạc sĩ thuộc chương trình đào tạo 300 tiến sĩ; thạc sĩ cũng sẽ nghỉ việc sau khi hết thời hạn cam kết phục vụ. Tại Viện Kinh tế TP.HCM, chỉ trong vòng một năm đã có khoảng mười người "ra đi", trong đó có những người có trình độ, bằng cấp cao.Tại các đơn vị khác như Sở Kế hoạch - đầu tư, Sở Giao thông công chính, các cơ quan trực thuộc Thành đoàn TP.HCM cũng có tình trạng cán bộ "ra dân". Đặc biệt, có cán bộ lãnh đạo ở cương vị cao đã xin nghỉ việc như phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư, phó giám đốc Sở Giao thông công chính, phó giám đốc Sở Du lịch, phó chủ tịch quận 12, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, giám đốc Nhà xuất bản Trẻ... Tại các

Một phần của tài liệu Sự di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tưđối với quá trình phát triển kinh tế.doc (Trang 54 - 73)