Tài trợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tài chính hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại các công ty cổ phần niêm yết tại Thành Phố Hồ Chí Minh.pdf (Trang 25 - 28)

Tài trợ ngắn hạn là những khoản tài trợ có thời hạn dưới một năm, các quyết định tài trợ ngắn hạn thường liên quan đến những tài sản ngắn hạn hay những khoản nợ ngắn hạn, thường thì những quyết định này được thay đổi dễ dàng. Tài trợ

ngắn hạn bao gồm những khoản tài trợ do vay mượn và những khoản tài trợ không do vay mượn.

a. Tài tr ngn hn do vay mượn

Tài trợ do vay mượn có thể được chia làm hai loại như sau: vay mượn có

đảm bảo và vay mượn không có đảm bảo.

Tài trợ ngắn hạn có đảm bảo

Một công ty dễ dàng nhận được các khoản tiền vay cần thiết từ một nhà tài trợ nào đó nếu có tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp cho hình thức vay ngắn hạn thường bao gồm các khoản phải thu, giấy hẹn nợ, các loại hàng hóa, các loại chứng khoán. Chúng có thể là các loại cổ phần, những giấy tờ có khả năng chuyển đổi nhanh, các khoản ký quỹđịnh kỳ, máy móc thiết bị hoặc là sự bảo lãnh của một cá nhân nào đó. Vay thế chấp bằng các khoản phải thu là khoản vay được thế chấp bằng thương phiếu hoặc hối phiếu, ngoài ra công ty cũng có thể mang bán những khoản phải thu này cho ngân hàng, một công ty tài chính hay một công ty mua nợ để tăng nguồn vốn ngắn hạn gọi là “mua nợ”.

Mua nợ là hình thức đã có từ lâu đời và khá phổ biến trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam hình thức này vẫn chưa được phổ biến lắm. Đây là một cách thức

giúp doanh nghiệp có thể bán những khoản nợ để gia tăng nguồn tài trợ ngắn hạn. Quy trình mua nợ có thểđược thể hiện qua sơ đồ sau:

Nhìn chung, tài trợ ngắn hạn có đảm bao gồm một số hình thức sau: - Vay có thế chấp bằng các khoản phải thu

- Mua nợ

- Vay thế chấp bằng hàng hóa - Thế chấp thương phiếu

Tài trợ ngắn hạn không đảm bảo

Các doanh nghiệp có thể nhận được những khoản tiền vay ngắn hạn từ các

định chế tài chính mà không cần bất kỳ một điều kiện đảm bảo nào. Các hình thức cho vay ngắn hạn không có đảm bảo chủ yếu là:

- Hạn mức tín dụng

- Hợp đồng tín dụng tuần hoàn - Tín dụng thư

- Cho vay theo hợp đồng

Hạn mức tín dụng: là một thỏa thuận giữa công ty và ngân hàng mà theo đó, ngân hàng đồng ý tạo sẵn một khoản tín dụng nào đó cho công ty, lãi suất của hình thức cho vay này tính trên tổng giá trị tín dụng mà công ty đã sử dụng và công ty được phép tính khoản lãi này vào chi phí hoạt động.

Khách hàng

Doanh nghiệp Ngcông ty tài chính, công ty mua ười mua nợ (ngân hàng, nợ)

Báo cho khách hàng trả tiền người mua nợ

Bán chứng từ bán hàng cho người mua nợ

Trả tiền cho người mua nợ

Hợp đồng tín dụng tuần hoàn: là một công cụ tín dụng do ngân hàng sáng tạo ra

để phục vụ cho doanh nghiệp. Nó tương tự như hạn mức tín dụng ngoại trừ những cam kết chính thức và mang tính pháp lý do ngân hàng đưa ra để tài trợ cho doanh nghiệp theo tổng mức tín dụng tối đa đã thỏa thuận. Theo hình thức này công ty có nghĩa vụ trả cho ngân hàng một khoản chi phí sử dụng nguồn quỹ trên toàn bộ hạn mức tín dụng đã thỏa thuận.

Tín dụng thư:đây là hình thức tín dụng do nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình lập để cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng của nhà nhập khẩu sau khi xem xét đề nghị mở tín dụng thư, nếu chấp thuận sẽ phát hành thư tín dụng cho ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu thông báo cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu sau khi xem xét các điều kiện trong tín dụng thư, nếu đồng ý sẽ tiến hành giao hàng và tập hợp chứng từ xuất trình cho ngân hàng phục vụ mình. Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu sẽ gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu và yêu cầu thanh toán. Nhân hàng phục vụ nhà nhập khẩu xem xét và gửi chứng từ cho nhà nhập khẩu đổi lấy việc thanh toán hoặc cấp tín dụng.

Tài trợ theo hợp đồng: Theo hình thức này, khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, doanh nghiệp có thể tiếp xúc với ngân hàng và yêu cầu một khoản tiền để tài trợ cho việc thực hiện hợp đồng. Tỷ lệ lãi suất của các khoản vay không có đảm bảo thường hay thay đổi tùy theo từng công ty và tùy theo ngân hàng, một công ty có uy tín cao sẽ phải trả lãi suất thấp hơn công ty không có danh tiếng. Hình thức này chủ

yếu sử dụng cho các công ty nhỏ hoặc các nhà thầu.

b. Tài tr ngn hn không do vay mượn

Nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn là những nguồn ngân quỹ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nguồn ngân quỹ này bao gốm: các khoản nợ tích lũy, tín dụng thương mại và tiền đặt cọc của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khoản nợ tích lũy bao gồm: lương của công nhân, nợ thuế của chính phủ… Lương của công nhân thường được trả hàng tháng theo chế độ tạm ứng vào giữa mỗi tháng và thanh toán vào đầu tháng sau. giữa hai kỳ trả lương, sổ sách kế

toán của doanh nghiệp cho thấy những khoản nợ lương trong kỳ, các khoản nợ tích lũy này tự phát thay đổi cùng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền đặt cọc của khách hàng cũng được coi là nguồn tài trợ miễn phí bởi lẽ doanh nghiệp có thể sử dụng mà không phải trả lãi cho đến ngày thanh toán.

Tuy nhiên, các khoản nợ tích lũy là có giới hạn. Bởi vì doanh nghiệp chỉ có thể trì hoãn nộp thuế trong những điều kiện cực kỳ khó khăn về tài chính và phải chịu phạt, hoặc nếu doanh nghiệp chậm trả lương sẽ làm giảm tinh thần làm việc của công nhân.

Tín dụng thương mại

Là hình thức tài trợ thông qua hình thức bán trả chậm của các nhà cung cấp hàng hóa, nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất, đây là một nguồn tài trợ quan trọng

đối với hầu hết các doanh nghiệp và các công ty thương mại, nó là nguồn tài trợ lớn nhất. Tín dụng thương mại rất linh động về thời hạn thanh toán cũng nhưđiều kiện chiết khấu hay quy mô tài trợ.

Nhu cầu về tài trợ của doanh nghiệp luôn thay đổi theo thời gian mà các nguồn tài trợ dài hạn thì cốđịnh theo thời gian, do đó để đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn theo thời gian và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả thì các nguồn tài trợ ngắn hạn là tối cần thiết.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tài chính hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại các công ty cổ phần niêm yết tại Thành Phố Hồ Chí Minh.pdf (Trang 25 - 28)