Như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mgso4 đến sinh trưởng năng suất và chất lượng của hai giống chè shan chất tiền và ldp1 tại phú thọ (Trang 26 - 27)

- Các nước thuần nhập khẩu để tiêu dùng như: Anh, Pakistan, Mỹ, A

như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam.

Ngày nay, tỷ lệ chè đen trong tổng sản lượng chè thế giới đang tăng lên (khoảng 80%) tập trung ở các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và Trung Đông, với các chủng loại đa dạng như: chè rời, cao chè, chè túi lọc... Về sản xuất chè xanh, Trung Quốc là nước đứng đầu chiếm khoảng 63% tổng sản lượng chè xanh thế giới.

Xu hướng đa dạng hóa phản ánh trong cơ cấu chủng loại chè. Các loại

chè sợi rời vò xoăn móc câu đang giảm dần. Ngược lại các loại chè mảnh

dạng tròn đang có xu hướng tăng dần. Tỷ trọng chè đen truyền thống OTD giảm sút, còn chè mảnh CTC tăng nhanh chóng. Chè rời đóng bao giảm,

ngược lại chè túi, chè hòa tan pha nhanh, thuận tiện, vệ sinh hơn tăng đột biến. Ngoài chè mộc đơn thuần, đã xuất hiện những loại chè hương liệu, chè dược thảo để bảo vệ sức khỏe con người [46].

Do nhịp đời sống sinh hoạt xã hội sôi động khẩn trương, khối lượng

chè túi tăng lên rất nhanh. Hiện nay chè túi ở Anh chiếm tỷ trọng 50%, Tây

Đức cũ và Mỹ 60%, Phần Lan 70%, Hà Lan 80%, Canada cao tới 96%. Trên

thị trường Nhật Bản, nước chè Ôlong đóng lon trong năm 1984 đã tiêu thụ 1,8

triệu hộp, năm 1988 tăng tới 300 triệu hộp. Dự báo trên thị trường Nhật Bản,

trà lon còn có khả năng tăng lên 1,2 tỷ lon/năm [29].

2.3.2. Tình hình sản xuất và phương hướng phát triển của ngành chè Việt Nam 2.3.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè 2.3.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè

Từ lâu chè đã trở thành thứ nước uống thân thuộc của người dân Việt Nam. Uống chè giúp cho con người ta thư thái, xóa tan đi mệt mỏi và giúp cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Cũng như mọi nghề, chúng ta vẫn thường gặp những quán nước chè lâu đời và những người bán nước chè có nghề. Trên phố phường, trong cụm dân cư, có những quán chè trở thành hình ảnh quen thuộc mang dáng vẻ yên tĩnh, nhàn nhã vốn có của nó. Bên cạnh chức năng giải khát, chè có tác dụng sinh lý rất rõ rệt đối với sức khỏe con người. Thành phần cafein và một số alkaloit khác trong chè có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, vỏ đại não làm cho tỉnh thần minh mẫn, giảm mệt nhọc sau khi lao động căng thăng. Chè còn có tác dụng phòng và trị được

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mgso4 đến sinh trưởng năng suất và chất lượng của hai giống chè shan chất tiền và ldp1 tại phú thọ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)