TRONG NĂM 2010 3.1 Triển vọng nền kinh tế Việt Nam năm
3.3 Chính sách điều hành tỷ giá hƣớng tới cải thiện cán cân thƣơng mại Việt Nam trong năm 2010:
Nam trong năm 2010:
Chính sách tỷ giá cần đặt trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế Việt Nam, từ chính sách tài khóa, tiền tệ đến các tác động từ bên ngoài. Chính phủ cần phối hợp đồng bộ các chính sách giá cả, tiền tệ và tài khóa, tập trung cho dự báo kinh tế, phản ứng kịp thời trước những biến động của nền kinh tế.
Để chính sách tỷ giá có thể hỗ trợ mục tiêu duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa, hay bất cứ mục tiêu nào khác, nhất thiết phải có một cơ chế tỷ giá thích hợp và một môi trường thuận lợi để tỷ giá vận động theo các quy luật kinh tế để nó có thể phản ánh tín hiệu của thị trường. Vì vậy, việc lựa chọn và hoàn thiện cơ chế tỷ giá và có các biện pháp thúc đẩy sự phát triển thị trường ngoại hối là công việc chính phủ nên triển khai sớm.
Thứ nhất, vấn đề lựa chọn một cơ chế tỷ giá thích hợp không có một công
thức chung cho tất cả các quốc gia. Xét trong điều kiện Việt Nam là nước có thu nhập thấp, thị trường kém phát triển, và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu vẫn còn lớn nên thả nổi hoàn toàn tỷ giá là không thực tế. Tuy nhiên, tỷ giá quá cố định, hay neo chặt vào USD có thể kết thúc bằng một cuộc khủng hoảng tiền tệ (khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997). Vì vậy, ở đâu đó giữ cố định hay thả nổi vẫn là lựa chọn hợp lý cho cơ chế tỷ giá của Việt Nam. Cho nên, vấn đề cần đánh giá là giữa nồng độ thả nổi và can thiệp cái nào đang trội hơn và trong tương lai thì nên tăng tỷ trọng của cái nào.
Thứ hai, do sự bất ổn ngày càng cao của thị trường tài chính, cho nên đối với việc thực thi chính sách tỷ giá có thể NHNN sẽ nghiên về mục tiêu ổn định giá cả hơn so với mục tiêu duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Suy cho cùng, cơ chế tỷ giá chỉ thành công nếu nó góp phần tạo ra nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định tạo điều kiện cần thiết cho kinh tế phát triển chứ không nhất
thiết chỉ nhằm vào mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng hóa quốc nội.
Thứ ba, trong điều kiện cơ chế thị trường chưa phát triển đầy đủ, thả nổi hoàn toàn tỷ giá, để giá cả tiền tệ do thị trường tự điều tiết, thật sự là một nhân tố gây bất ổn rất lớn cho nền kinh tế.
Tại Việt Nam, thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng còn rất sơ khai. Vì lẽ đó, NHNN Việt Nam phải “tạo” ra một thị trường tiền tệ và mang một trách nhiệm nặng nề trong việc kiểm soát chặt chẽ tỷ giá. Tuy nhiên, cũng đã đến lúc NHNN nên giảm bớt dần việc kiểm soát và thả nổi tỷ giá thêm để nó vận hành ngày càng theo sát thị trƣờng. Bởi vì những nguyên nhân sau:
- Cố định tỷ giá làm tăng nguy cơ khủng hoảng tiền tệ. Ổn định tỷ giá không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với ổn định kinh tế. Đồng nội tệ bị “ổn định” quá lâu, trong khi lạm phát trong nước tăng cao hơn đã làm cho tiền đồng ngày càng bị định giá cao, tỷ giá không phản ánh các quan điểm của thị trường. Đến một lúc nào đó, nó có thể bị tấn công toàn diện bởi hoạt động đầu cơ. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á cho một bài học kinh nghiệm quý giá về việc cố định tỷ giá.
- Thả nổi thêm tỷ giá chính là để cho thị trường tham gia vào quá tình hình thành tỷ giá mục tiêu, và cái neo “quản lý của NHNN” với sợi dây buộc dài hơn giúp cho tỷ giá linh hoạt giao động nhiều hơn nhưng không thể chệch khỏi quá xa tỷ giá trung tâm.
- Quản lý tỷ giá là nhằm bình ổn tỷ giá, tạo ra không gian rộng rãi hơn cho tỷ giá có dịp thể hiện đúng bản chất và hoạt động theo các quy luật kinh tế vốn có của nó và không can thiệp quá sâu vào các quy luật vận động của thị trường. NHNN nên tăng nồng độ thả nổi (chứ không phải là thả nổi hoàn toàn), để thị trường tham gia vào quá trình xác định tỷ giá cân bằng.
- Việc tăng nồng độ thả nổi tỷ giá nhằm tăng hiệu lực của chính sách tỷ giá tiền tệ. Tình hình kinh tế thế giới đã có nhiều thay đổi so với trước đây, xu hướng liên kết giữa các nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ, các tổ chức như khu vực mậu dịch tự do ASEAN, liên minh Châu Âu EU (với 27 nước thành viên từ năm 2007), tổ chức thương mại thế giới WTO… Và Việt Nam hiện tại là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn chắc chắn phải tuân thủ các quy định và thông lệ quốc tế như giảm thuế quan, tự do thương mại, đầu tư… Nói chung, kinh tế Việt Nam có độ mở khá rộng nên việc kiểm soát vốn rất là khó khăn. Theo lý thuyết bộ ba bất khả thi, để cho chính sách tiền tệ độc lập hơn và dồn sức cho kiểm soát lạm phát thì NHNN cần thả nổi hơn nữa tỷ giá hối đoái. Tỷ giá linh hoạt hơn sẽ giảm bớt áp lực của NHNN trong vấn đề đối phó với dòng vốn chảy vào hay chảy ra, giảm bớt nguy cơ xung đột chính sách theo kiểu bộ ba bất khả thi.
Tuy nhiên, việc giảm giá tiền đồng phải nên tiến hành từ từ, phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể. Nó sẽ hỗ trợ các nhà xuất khẩu đôi chút, bằng cách làm giá các sản phẩm xuất khẩu rẻ hơn. Động thái tích cực này sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại trong thời gian ngắn.
Chúng ta cũng nên nhớ rằng Việt Nam cũng là một nước nhập khẩu rất nhiều hàng hóa, đặc biệt các sản phẩm hóa dầu, thép, nhựa, máy móc và giá của những hàng hóa này cũng sẽ giâ tăng, nhập khẩu của Việt Nam cũng sẽ tăng thêm. Vì vậy, giải quyết vấn đề mất cân đối cán cân thương mại có thể là vấn đề dài hạn, mất nhiều năm mới thực hiện được. Biên độ và tỷ giá tham chiếu quan trọng nhƣng không phải là yếu tố quyết định hàng đầu trong điều hành tỷ giá. Quan trọng nhất là phƣơng thức điều hành. Nhưng cách điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng nhà nước từ xưa đến nay hơi bảo thủ, cứng nhắc.
Tóm lại, linh hoạt tỷ giá nhằm giảm bớt sự xuất hiện của NHNN trên thị trường, hạn chế sự can thiệp gây méo mó các chức năng cơ bản của thị trường, giảm nguy cơ gây khủng hoảng tiền tệ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong Chương 3, tác giả đề cập đến triển vọng nền kinh tế Việt Nam năm 2010. Và tác giả cũng tiến hành dự báo tỷ giá thực song phương RER và tỷ giá thực đa phương REER trên cơ sở số liệu dự báo CPI của các nước có mối quan hệ thương mại với Việt Nam như Mỹ, Nhật, Trung Quốc và Pháp. Sử dụng mô hình hồi quy trong Chương 2 về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại, tác giả đã dự báo xu hướng của cán cân thương mại Việt Nam sẽ thâm hụt vào năm 2010.
Tuy nhiên, trước sự biến động của nền kinh tế Mỹ, tỷ giá thực song phương không có ý nghĩa trong dự báo. Mặc dù, tỷ giá thực đa phương có thể giải thích được mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và cán cân thương mại tốt hơn, nhưng kết quả dự báo vẫn còn nhiều hạn chế. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số biện pháp trong chính sách quản lý và điều hành tỷ giá hướng tới cải thiện cán cân thương mại trong thời gian tới.