4.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:
Thiết kế nghiên cứu loại mô tả hồi cứu các trường hợp bệnh (Case series).
4.2. QUẦN THỂ NGHIÊN CỨU:
- Quần thể đích : bệnh nhân BLVMTĐ tại Tp.HCM và các tỉnh phía Nam. - Quần thể gốc : bệnh nhân BLVMTĐ tại Bệnh viện Mắt Tp.HCM.
- Khung chọn mẫu : bệnh nhân BLVMTĐ điều trị tại Bệnh viện Mắt trong khoảng thời gian từ 1/1/2001 – 31/12/2003.
- Các đối tượng được nhận vào mẫu nghiên cứu là những đối tượng nằm trong khung chọn mẫu có hồ sơ lưu trữ tại phòng y vụ và thỏa các tiêu chuẩn nhận.
4.3. TIÊU CHUẨN CHỌN MẪU:
4.3.1. Tiêu chuẩn nhận:
- Bệnh nhân đã được chẩn đoán BLVMTĐ từ 1/1/2001 đến 31/12/2003, có hồ sơ lưu trữ tại phòng y vụ.
- Hồ sơ bệnh án có đầy đủ các dữ liệu cần cho cuộc nghiên cứu: + Hành chánh : họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, số nhập viện.
+ Bệnh tiểu đường : tuổi bệnh, phân loại bệnh tiểu đường theo type, đường huyết, mức độ tuân thủ điều trị.
+ BLVMTĐ: các triệu chứng lâm sàng tại võng mạc và hoàng điểm, giai đoạn lâm sàng.
+ Các triệu chứng lâm sàng tại mắt ngoài võng mạc: nhãn áp, thủy tinh thể, dịch kính, mống mắt, gai thị, thị lực.
4.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
Bệnh nhân được chẩn đoán BLVMTĐ nhưng không đủ các dữ liệu cần thiết cho cuộc nghiên cứu.
4.4. CỠÕ MẪU:
Hồi cứu tất cả bệnh án BLVMTĐ tại khoa Đáy mắt, có thời gian nhập viện từ 1/1/2001 đến 31/12/2003.
4.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU:
Hồi cứu thông qua hồ sơ bệnh án. 4.5.1. Phương tiện thu thập số liệu:
- Hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn nhận. - Phiếu thu thập số liệu cá nhân, mỗi hồ sơ là 01 phiếu.
4.5.2. Cách thu thập số liệu:
- Chọn hồ sơ bệnh án nằm trong mẫu.
- Tiến hành thu thập những thông tin cần thiết đưa vào phiếu thu thập số liệu.
4.5.3. Các thông tin cần thu thập: - Giới tính: nam hay nữ.
- Tuổi đời: dựa theo tuổi trong bệnh án hoặc năm sinh (tuổi đời = năm nhập viện – năm sinh) và được phân lớp để đưa vào bảng thu thập.
- Địa dư: nội thành (từ quận 1-12, Bình Thạnh, Thủ Đức, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp), ngoại thành (Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh), tỉnh (không thuộc các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh).
- Tuổi bệnh: tính bằng năm, tính từ lúc phát hiện tiểu đường đến lúc người bệnh được chẩn đoán BLVMTĐ.
- Mức độ tuân thủ điều trị bệnh tiểu đường:
+ Điều trị liên tục: bệnh nhân tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ nội tiết.
+ Điều trị không liên tục: bỏ trị, không điều trị, không biết có tiền căn bệnh tiểu đường trước khi phát hiện BLVMTĐ.
- Phân loại tiểu đường: type 1 và type 2.
- Triệu chứng lâm sàng: dựa theo hồ sơ bệnh án (khảo sát đáy mắt bằng dụng cụ soi đáy mắt).
- Giai đoạn lâm sàng BLVMTĐ: theo bệnh án và theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ETDRS.
4.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU:
- Tất cả các thông tin thu thập sẽ được nhập vào máy vi tính và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS for Windows 10.5 và Microsoft Excel 2000.
- Test được sử dụng trong nghiên cứu: test T dùng so sánh 2 số trung bình hoặc 2 tỷ lệ.
- Nội dung nghiên cứu được trình bày dưới dạng bảng hoặc biểu đồ và soạn thảo bằng Microsoft Word 2000.
- Các biến số sẽ được phân tích theo người bệnh, mắt bệnh và giai đoạn lâm sàng BLVMTĐ; mô tả theo tần suất và tỷ lệ %.
- Các biến số: giới tính, địa dư, lý do nhập viện sẽ được trình bày dưới dạng biểu đồ tròn.
- Các biến số về triệu chứng lâm sàng sẽ được trình bày dưới dạng bảng và tổng hợp lại dưới dạng biểu đồ cột.
- Tuổi đời và tuổi bệnh: được phân lớp, tìm giá trị trung bình và độ lệch chuẩn; trình bày bằng bảng.
- Công thức tính giá trị trung bình có phân lớp:
x = xo + k Σnixi
’
n
Với:
ni là tần số của lớp i, xi là giá trị trung tâm của lớp i. k là khoảng cách lớp.
n là mẫu khảo sát.
xo là gốc mới (thường là giá trị trung tâm của lớp có tần số cao nhất).
xi’ = xi - xo k
- Độ lệch chuẩn:
4.7. NHÂN LỰC:
02 sinh viên Y98 (Huỳnh Văn Bình, Nguyễn Thành Danh).
б =k
n - 1 Σnixi ‘2 -
(Σnixi ‘ )2