Kiến thức của bệnh nhân HIV về HBV và HC

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV và kiến thức về bệnh viêm gan virut B, C trên bệnh nhân HIV/ AIDS điều trị tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện Bạch Mai (Trang 39 - 42)

- Nghiên cứu đã được sự ủng hộ và chấp thuận của lãnh đạo khoa truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai cũng như ban lãnh đạo của phòng khám ngoại trú HIV khoa truyền

4.3.Kiến thức của bệnh nhân HIV về HBV và HC

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, kiến thức của bệnh nhân HIV về viêm gan virus B, C nói chung là rất thấp về tất cả các khía cạnh như đường lây truyền, cách phòng tránh, điều trị và sự nguy hiểm đối với họ.

Tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết chính xác về đường lây truyền của HBV ở mức thấp (25%) và của HCV là rất thấp (4,5%). Số bệnh nhân còn lại là không hề biết các loại virus này lây theo đường nào hoặc biết nhưng không đầy đủ. Đặc biệt khá đông bệnh nhân có quan niệm hoàn toàn sai lầm về đường lây của HCV và HBV tỷ lệ này lần lượt là 26,14% và 19,32%. Họ cho rằng các virus này lây theo đường tiếp xúc như ngồi nói chuyện gần, qua ăn chung bát đũa, uống chung cốc chén…Và trong nghiên cứu này sau

khi được chúng tôi cung cấp thông tin HBV, HCV đều có đường lây truyền hoàn toàn giống với đường lây truyền của virus HIV chúng tôi đều nhận thấy được thái độ bất ngờ từ phía các bệnh nhân này. Khi đã có quan niệm sai lầm về đường lây truyền của các virus này họ sẽ là những đối tượng có nguy cơ rất cao mắc viêm gan virus B, C từ người khác hoặc truyền bệnh cho người khác.

Về phòng bệnh: Đến nay, việc tiêm vaccine được coi như là biện pháp tốt nhất và hữu hiệu nhất để phòng viêm gan virus B và bệnh nhân HIV hoàn toàn cũng có thể tiêm phòng nếu chưa mắc HBV. Ngoài việc được đưa vào chương trình tiêm phòng mở rộng cho trẻ em thì việc tiêm phòng vaccine viêm gan B cũng đã được xã hội hóa và ở nhiều địa điểm tư nhân thuận lợi với giá cả phải chăng. Nhưng theo kết quả của nghiên cứu này cho thấy chỉ có 43,18% bệnh nhân được hỏi cho rằng tiêm phòng là biện pháp tốt nhất để phòng viêm gan virus B, số còn lại cho rằng cần tránh đường lây truyền hoặc không biết. Trong nghiên cứu này chúng ta cũng xác định được tỷ lệ tiêm phòng viêm gan virus B chỉ là 11,36%. Tỷ lệ này khá thấp so với con số 43,18% bệnh nhân biết được tác dụng của việc tiêm phòng. Điều này có thể giải thích bệnh nhân mặc dù đã biết được tác dụng của tiêm phòng với viêm gan virus B nhưng họ chưa nhận thấy hết những hậu quả khi nhiễm HBV mang lại hoặc họ có biết nhưng lại gặp khó khăn về kinh phí trong việc đi tiêm phòng. Do điều kiện của nghiên cứu này có hạn chúng tôi đã không thể xác định được tỷ lệ tiêm phòng có hiệu quả trên những bệnh nhân đã tiêm phòng bởi theo kết quả nghiên cứu không có bệnh nhân nào tiêm phòng HBV đủ 5 mũi như khuyến cáo. Đồng thời số lượng bệnh nhân biết được lịch tiêm phòng hiện nay là rất thấp (7,97%), còn lại là không biết (71,59%) và biết nhưng không rõ.

Tuy chưa có nghiên cứu nào để so sánh nhưng những con số trên khiến chúng ta không khỏi bất ngờ và băn khoăn, lo lắng. Họ là những bệnh nhân nhiễm HIV và các virus HBV, HCV có đường lây truyền hoàn toàn giống với HIV. HIV cũng ảnh hưởng trực tiếp làm trầm trọng hơn tình trạng viêm gan, xơ gan, ung thư gan nếu họ mắc các viêm gan virus này. Điều này các nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc họ có lẽ đều biết nhưng trong khi các bệnh nhân được cung cấp thông tin rất đầy đủ về HIV trước khi điều trị thì việc cung cấp các thông tin về viêm gan virus B, C lại bị bỏ ngỏ.

4.4Kết quả xét nghiệm:

Số lượng tế bào TCD4/mm^3 của bệnh nhân ở mức thấp, có tới 37,5% bệnh nhân có giá trị TCD4/mm^3 < 50 tế bào, 40,9% bệnh nhân có số lượng tế bào 50 ≤ TCD4 < 200 và chỉ có 21,5% bệnh nhân có TCD4 ≥ 200. Các giá trị TCD4 này của bệnh nhân được xác định trước khi tham gia điều trị ARV, điều này cho thấy phần lớn bệnh nhân đều tham gia điều trị muộn. Phạm vi điều kiện của nghiên cứu này có hạn nên chúng tôi không thể so sánh được giá trị TCD4 trước và sau điều trị ARV.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng men gan của các bệnh nhân nghiên cứu không tăng cao (bảng 25) mặc dù tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, C cao (16,7% và 47,6%) . Các giá trị men gan ở mức bình thường điều này cho thấy nhiễm virus viêm gan B, C nhưng không có triệu chứng, điều này cho thấy diễn biến của bệnh khá âm thầm nên dễ dẫn đến hậu quả sau này như ung thư hoặc xơ gan.

5. KẾT LUẬN

- Tỷ lệ đồng nhiễm HCV, HBV trên bệnh nhân HIV

+ Tỷ lệ đồng nhiễm HBV/HIV là 16,7% ; HCV/HIV là 47,6%; HBV/HCV/HIV là 5,9%.

+ Tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV, HIV theo giới.

Nam: HBV/HIV là 18,6%; HCV/HIV là 62,7%; HIV/HBV/HCV là 8,5% Nữ: HBV/HIV là 12%; HCV/HIV là 12%; HIV/HBV/BCV là 0%

- Tỷ lệ đồng nhiễm virus viêm gan B hoặc C tương đối cao trên các đối tượng bệnh nhân HIV, tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân có giá trị men gan bình thường.

- Giá trị CD4 trung bình của bệnh nhân trước khi vào điều trị rất thấp (76/mm3).

- Giai đoạn lâm sàng 3, 4 chiếm 63.2%, chứng tỏ bệnh nhân khi được đăng ký vào chương trình để điều trị thuốc ARV đã là rất muộn.

- Tỷ lệ đồng nhiễm HCV với HIV trên những bệnh nhân nghiện chích ma túy là rất cao 84,6%.

- Kiến thức về đường lây truyền của HCV, HBV

Chỉ có 25% hiểu đúng về cách lây truyền của HCV, và cũng chỉ có 4.5% hểu đúng về cách lây truyền của HBV.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV và kiến thức về bệnh viêm gan virut B, C trên bệnh nhân HIV/ AIDS điều trị tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện Bạch Mai (Trang 39 - 42)