Quá trình kiểm tra một số chỉ tiêu hóa lí

Một phần của tài liệu Ứng dụng sữa vào các sản phẩm chăm sóc da (Trang 53 - 56)

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ Chương 6: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

7.3. Quá trình kiểm tra một số chỉ tiêu hóa lí

7.3.1. Xác định độ pH a) Cơ sở lý thuyết

Năm 2002, một nhóm nghiên cứu của IUPAC đã thống nhất đề nghị đưa pH vào trong hệ thống đơn vịđo lường quốc tế (SI).

pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hidro (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axit hay bazơ của nó. Mặc dù pH không có đơn vị đo, nhưng nó không phải là thang đo ngẫu nhiên, số đo sinh ra từ định nghĩa dựa trên độ

hoạt động của các ion hidro trong dung dịch. b) Ý nghĩa của việc đo độ pH

- Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng luôn ở mức an toàn. - Để sản phẩm luôn đạt ở mức tối ưu về chất lượng và kinh tế. c) Công thức để tính pH

pH = - log10[H+]

[H+] biểu thịđộ hoạt động của các ion H+ hay chính xác hơn là [H3O+],

được đo theo mol trên lít còn gọi là phân tử gam. Giá trị pH trung hòa không chính xác bằng 7; chỉ ngầm ý là nồng độ các ion H+ là chính xác bằng 1.10-7 mol/l. Tuy nhiên, các giá trị là đủ gần để pH trung hòa là 7.00 tới ba chữ số đáng kể nhất, nó là đủ gần để người ta coi nó chính xác bằng 7. Trong mẫu đo dung dịch không chứa nước hay ở các điều kiện không tiêu chuẩn, thì giá trị

pH trung hòa thậm chí có thể không gần với 7. d) Cách đo độ pH

pH có thể được đo:

- Bằng cách bổ sung chất chỉ thị pH .Các chất chỉ thị phổ biến là giấy quỳ, phenolphthalein, metyl da cam và xanh bromothymol.

- Bằng cách sử dụng máy đo pH cùng với các điện cực có chọn lựa pH. Tuy nhiên đo độ nhớt của dung dịch cao nên khó thực hiện bằng các chỉ

7.3.2. Xác định độ nhớt a) Cơ sở lý thuyết

Nhiều hệ cấu tử chứa lượng nhỏ pha phân tán có tính chảy gần giống như đối với các chất lỏng nguyên chất. Để nghiên cứu tính chảy của hệ có thể

sử dụng phương pháp đo độ nhớt của dung dịch bằng cách cho chất lỏng qua mao quản, tức là đo tốc độ chảy qua mao quản của chất lỏng.

Trong sản phẩm sữa tắm và lotion dưỡng thể, nhất là sữa tắm, độ nhớt là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính đến trạng thái ổn định của sản phẩm. Thực tế cho thấy rằng độ nhớt giảm khi nhiệt độ tăng.

b) Ý nghĩa của việc đo độ nhớt

- Độ nhớt của sản phẩm có thể đánh giá bằng ngoại quan như việc quan sát độ đặc, độ sệt của sản phẩm, nhưng chủ yếu vẫn dựa vào cảm nhận lần sử

dụng sản phẩm đầu tiên.

- Độ nhớt đóng vai trò liên quan trực tiếp trong việc định lượng sử dụng, một sản phẩm quá sệt thì khó định lượng sử dụng vì phải ấn mạnh trên lọ. Ngược lại, một sản phẩm quá lỏng sẽ không đủ sệt, người tiêu dùng sẽ cảm thấy sản phẩm là không kinh tế.

c) Thiết bị đo độ nhớt Brookfield RVT gồm: - Bộ kim đo

- Máy đo cùng với một kim quay nhỏ chỉ giá trị trong hộp hiển thị, một nút điều chỉnh vận tốc, công tắc mở/tắt và một nút nâng bản kim loại hiển thị

giá trị.

- Một gọng cố định giữ dòng xoáy ổn định và giữ khoảng cách an toàn giữa kim quay và cốc chứa mẫu.

- Vận tốc quay: 0.5, 1, 2.5, 5, 10, 20, 50, 100 (vòng/phút). - Điện nguồn: 230V/50Hz/3.5W

d) Cách tiến hành đo độ nhớt

- Chọn kim quay tương ứng, đầu đo gắn với kim quay càng nhỏ tương

- Sau đó cho vào becher 400ml mẫu cần đo. - Cài đặt vận tốc quay 50 (vòng/phút).

- Bật công tắc cho máy hoạt động, tay giữ nút nâng.

- Khi kim quay ổn định nhanh tay tắt công tắc, ấn vào nút nâng. - Đọc giá trị kim chỉ trên hộp hiển thị.

- Tính toán dựa theo bảng tra. e) Công thức đo độ nhớt

Độ nhớt = giá trịđọc × hệ số tương ứng

Trong đó hệ số tương ứng tra theo bảng tùy thuộc vào loại kim và vận tốc cài đặt. (phụ lục I)

7.3.3. Xác định độ lún kim a) Ý nghĩa:

Độ lún kim biểu thịđộ mềm của sản phẩm. b) Cách tiến hành đo độ lún kim:

- Dùng một cây kim lượt dài khoảng 40mm. Cho kim rơi tự do qua một ống thủy tinh hình trụ có chiều dài khoảng 50cm, đường kính 1cm.

- Đặt ống nghiệm chứa mẫu sản phẩm cần đo dưới đáy ống thủy tinh. - Khi kim lún vào mẫu, rút kim ra và đo chiều dài lún kim L.

c) Công thức đo độ lún kim ) / ( 0 mm g m l L = Trong đó: L0: độ lún kim ban đầu (mm/g)

l: chiều dài kim bị lún vào mẫu sản phẩm (mm) m: khối lượng kim (g)

7.3.4. Sai biệt độ lún kim a) Ý nghĩa

máy ly tâm với vận tốc v=1500 (vòng/phút) trong thời gian 10 phút. Sau đó

đem mẫu đó đo độ lún kim L10. c) Công thức

Sai biệt độ lún kim được tính như sau:

Trong đó:

L: Sai biệt độ lún kim tương đối (%) L0: Độ lún kim ban đầu (mm/g) L10: Độ lún kim sau ly tâm (mm/g)

d) Sai biệt độ lún kim được đánh giá theo thang đo sau:

-1.5 -1.0 -0.5 0.0 1.0 1.5 2.0 2.5

-- - 0 + ++ + 0 - --

Một phần của tài liệu Ứng dụng sữa vào các sản phẩm chăm sóc da (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)