2. Mục tiêu của Bảo Minh Hà Nội.
4.6. Về công tác cán bộ:
Hiện nay ở công ty Bảo Minh Hà Nội, đội ngũ cán bộ công tác trong phòng hàng hải đều rất tâm huyết với công việc và có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Những cán bộ này được đào tạo các kiến thức về chuyên ngành bảo hiểm, hàng hải, ngoại thương, luật trong các trường đại học có uy tín. Ngoài ra hàng năm các cán bộ này còn tham gia nhiều khoá huấn luyện hội thảo trong nước cũng như ngoài nước (Anh, Mỹ, Hàn Quốc). Mặt khác đa phần trong số họ đều làm việc cho Tổng công ty ngay từ đầu thành lập nên rất am hiểu thực trạng của Tổng công ty, vị thế của Tổng công ty trên thị trường, các khách hàng truyền thống,… đây có thể nói là những thuận lợi của công ty về mặt nhân sự, có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của công ty trong thời gian qua.
Tuy nhiên hiện nay cán bộ trong phòng hàng hải của Tổng công ty còn ít so với khối lượng đồ sộ của công việc và thường xuyên phải thực hiện những chuyến công tác dài ngày để giám định bồi thường tổn thất. Vì vậy xin đề nghị với Tổng công ty cũng như Công ty lưu tâm hơn đến chế độ đãi ngộ cũng như lương, thưởng đối với cán bộ phòng bảo hiểm để khuyến khích họ ngày càng làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn.
Kết luận
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với kinh tế trong khu vực cũng như nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy, hoạt động thông thương buôn bán quốc tế đang diễn ra nhộn nhịp góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập của nền kinh tế nước ta.
Với vai trò là tấm lá chắn cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo hiểm hàng hoá nói chung và bảo hiểm hàng vận chuyển bằng đường biển nói riêng đã không ngừng phát triển và góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị trường Việt Nam, Bảo Minh Hà Nội cũng đã và đang triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển và đã nắm giữ một thị phần không nhỏ đối với nghiệp vụ này, đóng góp chung vào kết quả của cả Tổng công ty. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các công ty bảo hiểm trong nước cũng như Bảo Minh là phải tự hoàn thiện mình, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, cải tiến các sản phẩm cho phù hợp hơn với các yêu cầu của khách hàng. Về phiá Nhà nước cũng cần có những biện pháp hỗ trợ để hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam được bảo hiểm tại thị trường trong nước nhằm thúc đẩy ngành bảo hiểm phát triển cũng như tiết kiệm ngoại tệ phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Sau một thời gian thực tập ở công ty Bảo Minh Hà Nội, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phòng Bảo hiểm Hàng hảI,sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - thạc sĩ Nguyễn Thị Chính, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình, với hi vọng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, trong thời gian tới đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của chủ hàng khi tham gia bảo hiểm và góp phần vào sự phát triển chung của Tổng công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn những người đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tàI này.
Tài liệu tham khảo.
1. Giáo trình Kinh tế Bảo hiểm, TS. Nguyễn Văn Định, NXB Thống kê - 2004
2. Giáo trình Quản trị kinh doanh Bảo hiểm, TS. Nguyễn Văn Định, NXB Thống kê - 2004
3. Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành (Insurance Principle and Practice) – Học viện Hoàng gia Anh.
4. Các tạp chí thông tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm, VINARE. 5. Tạp chí bảo hiểm.
6. Tài liệu của phòng bảo hiểm Hàng hải – Công ty Bảo Minh Hà Nội. 7. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Hà Nội các năm 1998 – 2004.
8. Báo cáo năng lực của Bảo Minh (12/2004). 9. Website: www.baominh.com.vn
đề cương sơ bộ
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
1. Vai trò của vận tải biển và sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
1.1. Vai trò của vận chuyển bằng đường biển.
1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
2. Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
2.1. Các loại rủi ro 2.2. Các loại tổn thất
3. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
3.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm a. Đối tượng bảo hiểm
b. Phạm vi bảo hiểm
3.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm. a. Giá trị bảo hiểm.
b. Số tiền bảo hiểm c. Phí bảo hiể
3.3. Điều kiện bảo hiểm
a. Hệ điều kiện bảo hiểm ra đời năm 1 b. Hệ điều kiện bảo hiểm ra đời năm 1982.
3.4. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
a. Khái niệm và tính chất của hợp đồng bảo hiểm. b. Các loại hợp đồng bảo hiểm
Chương II: tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tạiCông ty Bảo Minh Hà Nội
1. Vài nét về Tổng công ty Bảo Minh và Công ty Bảo Minh Hà Nội 2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Công ty Bảo Minh Hà Nội.
2.1. Công tác khai thác bảo hiểm. a. Kiểm tra chứng từ và đánh giá rủi ro
b. Xem xét chấp nhận, từ chối bảo hiểm. c. Cấp đơn bảo hiểm.
d. Thu phí và theo dõi sau khi cấp đơn bảo hiểm.
2.2. Công tác giám định hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Minh.
a. Nhận yêu cầu giám định:
b. Tiến hành thực hiện việc giám định. c. Lập biên bản giám định.
d. Cung cấp biên bản giám định và thu phí giám định. 2.3. Công tác giải quyết khiếu nại bồi thường.
a. Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại: b. Kiểm tra chứng từ:
c. Xác minh phí: d. Giám định tổn thất: e. Thanh toán bồi thường.
3. Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Công ty Bảo Minh Hà Nội.
4. Những thuận lợi và khó khăn của Bảo Minh Hà Nội. 4.1. Những thuận lợi
4.2. Những khó khăn
5. Mục tiêu của Bảo Minh Hà Nội.
Chương III:
Kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty Bảo Minh Hà Nội.
1. Kiến nghị:
1.1. Đối với Nhà nước
1.2. Đối với Bảo Minh Hà Nội . a. Về mặt nghiệp vụ b. Về mặt quản lý 2. Giải pháp: 2.1. Về công tác khách hàng 2.2. Mức phí bảo hiểm: 2.3. Về công tác phòng, hạn chế tổn thất. 2.4. Về công tác giám định.
2.5. Công tác bồi thường: 2.6. Về công tác cán bộ: