Những tồn tại, hạn chế của việc phát triển thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về chứng khoán phái sinh.doc (Trang 51 - 55)

sinh Việt Nam

Thứ nhất, mức độ tham gia thị trường vốn của các doanh nghiệp chưa lớn, các nhà quản trị doanh nghiệp chưa có nhu cầu và cũng chưa có hiểu biết nhiều về bản chất của các loại công cụ tài chính phái sinh.

Có thể thấy hiện nay trên thị trường khối lượng giao dịch còn quá nhỏ so với nhu cầu thực tế. Các giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi được triển khai từ năm 1998 đến nay nhưng khối lượng giao dịch này ở các NHTM còn rất ít, vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đối với khách hàng. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

+ Tỷ giá giữa USD/VND được NHNN can thiệp khá ổn định với mục đích hỗ trợ cho xuất khẩu. Và trong một thời gian khá dài, tỷ giá VND/USD dao động biên độ nhỏ nên phần lớn các doanh nghiệp không chú trọng đến công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

+ Nhận thức về các công cụ phái sinh nhưng chưa phổ biến và chưa am hiểu sâu sắc về các công cụ từ khách hàng. Ví dụ một doanh nghiệp biết rõ sẽ gặp rủi ro lãi suất khi đang vay tiền với lãi suất thả nổi, trong điều kiện lãi suất giao ngay đang tăng mạnh và biết rõ nếu sử dụng hợp đồng hoán đổi để chuyển sang lãi suất cố định, doanh nghiệp sẽ giảm thiệt hại rủi ro nhưng chủ doanh nghiệp không dám hành động.

+ Tính hiệu quả kém của thị trường làm cho các giao dịch phái sinh không phát huy hết vai trò là công cụ dựa trên những biến động ngẫu nhiên của thị trường để hạn chế rủi ro và tạo lợi nhuận

+ Hệ thống thông tin thị trường chưa kịp thời và đầy đủ….

Thứ hai, giao dịch phái sinh chủ yếu trên thị trường ngoại hối còn lại trên các thị trường khác vẫn chưa hình thành hoặc trong giai đoạn phôi thai. Điều này một phần xuất phát từ nguyên nhân về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh chưa đầy đủ, quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia chưa được đảm bảo, do đó chưa tạo được sự quan tâm của các định chế tài chính cũng như các nhà đầu tư khi tham gia trên thị trường chứng khoán, trong vận dụng các biện pháp để hạn chế rủi ro và đầu tư kiếm lợi.

Thứ ba, các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại thì

nguồn nhân lực còn hạn chế, hệ thống thông tin quản lý chưa phát triển, đối tác mua, bán công cụ tài chính phái sinh với các NHTM là các doanh nghiệp còn hạn chế. Do đó, các tổ chức tài chính cũng chưa có nhu cầu, chưa chủ động phát triển và cung ứng các sản phẩm dịch vụ về công cụ tài chính phái sinh.

Công cụ tài chính phái sinh vẫn được coi là những hàng hoá phức tạp không riêng gì ở Việt Nam mà kể cả ở các quốc gia có thị trường tài chính phát triển. Việc các doanh nghiệp thiếu hiểu biết về các công cụ này cũng là điều dễ hiểu. Một khi thiếu hiểu biết cặn kẽ, thiếu sự tin tưởng vào các nhà tư vấn cộng với tâm lí e sợ rủi ro và trách nhiệm, các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro mà họ đang phải đối mặt thay vì tìm biện pháp giải quyết nó. Do đó, vai trò của các NHTM trong trường hợp này là hết sức cần thiết và kiên nhẫn.

Thứ tư, về khuôn khổ pháp lý của Việt Nam: các luật lệ, các chính sách

quản lý nhà nước còn thiếu, cơ chế nghiệp vụ chưa có. Các giao dịch phái sinh mà các NHTM kinh doanh trên thị trường ngoại hối được điều chỉnh bởi các văn

bản pháp lý của NHNN, còn lại trên các thị trường khác vẫn chưa có văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động của các giao dịch này.

Bên cạnh đó, môi trường chính sách của Việt Nam chưa tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào thị trường này. Hiện nay trên thế giới khi các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm phái sinh, họ không phải chịu thuế. Nhưng ngược lại ở Việt Nam, vẫn đang tồn tại những quy định về việc tính thuế như quy định về mức thuế đánh trên lãi thu được từ việc thực hiện hợp đồng hoán đổi. Quy định này vừa kìm hãm, vừa khó thực hiện vì lãi suất thả nổi biến động hàng ngày. Hơn nữa, công cụ phái sinh mang bản chất phòng ngừa rủi ro để tối đa hoá lợi nhuận chứ không phải để kiếm lợi.

Đặc biệt, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam còn chưa có các chuẩn mực tương đồng với các chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính, đặc biệt trong đó có các chuẩn mực IAS 39 “Các công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị”, IAS 32 “Công cụ tài chính: thuyết minh và trình bày thông tin”, IFRS 7 “ Các công cụ tài chính: Thuyết minh và trình bày thông tin”, IFRS “ Các công cụ tài chính : Công bố”.

Việc thiếu vắng các tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao để ghi nhận, đánh giá giá trị công cụ tài chính nói chung và công cụ tài chính phái sinh nói riêng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định kết quả tài chính, đến quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời cơ quan giám sát tài chính – ngân hàng – chứng khoán cũng không thể có được thông tin đầy đủ, trung thực để giám sát thị trường chung, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tài chính.

Thứ năm, thị trường thiếu hụt, thông tin chưa minh bạch.

Các công ty đại chúng sử dụng hợp đồng phái sinh thao túng thị trường do thông tin bất cân xứng. Khi các công ty đại chúng biết trước tình trạng tài chính thật của mình đang thua lỗ nhưng do thị trường chưa nắm bắt được thông tin

này, họ có thể đặt lệnh bán khống(đầu cơ giá xuống) trên các hợp đồng giao sau hoặc quyền chọn, đến khi giá xuống họ sẽ thực hiện hợp đồng để kiếm lời.

Thứ sáu, chi phí giao dịch có liên quan để mua, bán giao dịch công cụ tài chính phái sinh còn cao. Chi phí giao dịch bao gồm:

+ Chi phí tìm kiếm thông tin

+ Chi phí thương lượng với đối tác.

+ Chi phí để điều chỉnh trạng thái nhằm thích nghi với điều kiện mới của thị trường và tài thương lượng

+ Chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin, thể chế. + Chi phí uỷ quyền tác nghiệp

CHƯƠNG III: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại việt nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về chứng khoán phái sinh.doc (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w