CHƯƠNG 3 HO TẠ ĐỘNG CA CÁC DOANH NGHI P VA VÀ NH TI V IT NAM ẠỆ

Một phần của tài liệu LV THẠC SỸ Ứng dụng công cụ quản lý chất lượng tổng thể TQM vào hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.doc (Trang 52 - 78)

LƯỢNG TỔNG THỂ VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM

3.1.1. Quan điểm ứng dụng các công cụ quản lý chất lượng ở Việt Nam

Trong những năm qua, hoạt động tiêu chuẩn và chất lượng của Việt Nam đã nỗ lực để hòa nhập với khu vực và thế giới. Việt Nam đã được công nhận là hội viên của tổ chức ISO năm 1977, tham gia tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa thực phẩm năm 1989, trở thành thành viên của Ủy ban tư vấn về tiêu chuẩn chất lượng Asean-Accsq. Công tác chất lượng đạt những thành tựu đáng kể, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nước nhà. Số lượng các doanh nghiệp đạt chứng nhận các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ngày càng tăng và giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao và nghiêm ngặt như Mỹ, Nhật, Châu Âu.

Việt Nam hiện nay đã chính thức ra khỏi danh sách các nước nghèo nhất thế giới và thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình. Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới kể từ sau cải cách năm 1986, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO năm 2007. Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao lên đến hai con số (năm 2010 mức lạm phát của nước ta là 11,75%) và tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến theo đánh giá trong Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011. Nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua giai đoạn suy thoái do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới thì nay lại đang phải đối mặt với nhiều thách thức và bất ổn như lạm phát, thâm hụt ngân sách, nợ công, v.v. Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực nội tại cho các doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến chất lượng, để họ có thể đứng vững trước khủng hoảng và áp lực cạnh tranh khốc liệt là một trong những ưu tiên của Đảng và Nhà nước.

Một ví dụ điển hình cho quan điểm đề cao chất lượng và ứng dụng công cụ quản lý chất lượng của Chính phủ chính là việc khởi xướng phong trào Năng suất – Chất lượng trong Thập niên Chất lượng Việt Nam (lần thứ nhất từ 1996-2005, lần thứ hai 2006-2015) và Giải thưởng chất lượng quốc gia mà tiền thân là Giải thưởng chất lượng Việt Nam. Giải

thưởng này ra đời nhằm mục đích khuyến khích các doanh nghiệp nỗ lực nâng cao chất lượng sản xuất, dịch vụ, áp dụng các công cụ quản lý chất lượng tiên tiến tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và toàn thế giới. Các tiêu chí của giải thưởng này được thiết lập theo mô hình của giải thưởng chất lượng quốc gia của Mỹ - Malcolm Baldridge dựa trên cơ sở của hệ thống quản lý chất lượng tổng thể TQM. Theo Tổng cục đo lường chất lượng, từ năm 1996 đến 2010 đã có 1.303 lượt doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia. Trong đó, từ năm 2001-2010 đã có 62 doanh nghiệp được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen.

Bên cạnh sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước, Việt Nam cũng nhận được rất nhiều sự trợ giúp của các quốc gia và tổ chức nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện chất lượng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới. Cụ thể, Chính phủ Nhật Bản thông qua Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Nhật Bản đã triển khai một dự án 5 năm (1995-2000) giúp các nước ASEAN ứng dụng công cụ quản lý chất lượng tổng thể TQM mà họ đã áp dụng rất thành công. Việt Nam đã tham gia vào dự án này và đã phổ biến, đào tạo và hướng dẫn thực hiện TQM cho một số doanh nghiệp nước ta.

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp rất nhiều trở ngại và khó khăn trong vấn đề chất lượng, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Một số nước vẫn đặt ra những rào cản về quy chuẩn chất lượng và kỹ thuật nhằm hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu với mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước. Rất nhiều lô hàng của các doanh nghiệp Việt Nam bị trả về do chưa đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, môi trường, vệ sinh, v.v. Các doanh nghiệp chỉ có thể dễ dàng đáp ứng các yêu cầu này khi họ áp dụng các công cụ quản lý chất lượng tiên tiến và tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất đề ra.

Như vậy, có thể thấy rằng việc ứng dụng các công cụ quản lý chất lượng vào hoạt động của các doanh nghiệp nhằm cải thiện chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Để việc thực hiện các

công cụ này có hiệu quả cần có sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước, Chính phủ, của các tổ chức trong và ngoài nước.

3.1.2. Xu hướng ứng dụng các công cụ quản lý chất lượng tại Việt Nam

Trước đây, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng phương pháp quản lý chất lượng theo mô hình KCS. Đây là mô hình mà doanh nghiệp xây dựng một phòng hoặc tổ đội có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu sản phẩm cuối cùng rồi giao cho khách hàng. Cách quản lý chất lượng như vậy bộc lộ rất nhiều hạn chế khi chỉ coi trọng khâu kiểm tra mà coi nhẹ trách nhiệm của những người trực tiếp tham gia sản xuất, không có biện pháp kiểm soát chất lượng trong từng khâu và vì thế rất tốn kém chi phí vì sản phẩm sai hỏng nhiều, năng suất không cao, ý thức công nhân thấp. Trong giai đoạn hiện nay, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp sử dụng phương pháp này, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do quy mô hoạt động nhỏ, không muốn đầu tư chi phí vào hệ thống quản lý chất lượng.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, đặc biệt là các đơn hàng của các đối tác nước ngoài, đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt cải tiến phương pháp quản lý chất lượng. Đồng thời các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế được tuyên truyền và áp dụng ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam như ISO 9000, ISO 14000, GMP, HACCP. Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng các hệ thống này ngày càng tăng, đặc biệt là hệ thống ISO 9000 do nó giúp các doanh nghiệp dễ dàng quảng bá chất lượng và thương hiệu của công ty thông qua chứng nhận được công nhận rộng rãi. Tuy nhiên, ngày nay với đòi hỏi ngày càng khắt khe của các nước nhập khẩu và các đối tác quốc tế về vấn đề môi trường và trách nhiệm xã hội, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ áp dụng đơn thuần một hệ thống chất lượng như ISO 9000 mà còn phải áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng liên quan đến môi trường như ISO 14000, trách nhiệm xã hội như SA8000 hay đánh giá an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS.

Nhưng cũng như đã nói ở Chương 1, nếu trong giai đoạn sắp tới hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều có chứng nhận ISO thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lúc đó

sẽ được thể hiện qua nội lực của chính doanh nghiệp. Hệ thống TQM kết hợp được rất nhiều yếu tố giúp tăng nội lực của doanh nghiệp thông qua hoạt động cải tiến liên tục và văn hóa doanh nghiệp dựa trên tinh thần nhân văn với sự gắn bó và cam kết của tất cả các thành viên. Vì vậy TQM sẽ là xu hướng quản lý chất lượng mà các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo đuổi và ứng dụng rộng rãi.

Nói tóm lại, trước sức cạnh tranh và đòi hỏi của thị trường, việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn đã trở thành một xu hướng nổi bật trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, để tạo lợi thế kinh doanh và thực sự có những bước đột phá, việc áp dụng này cần có những hướng đi mới, giàu sức sáng tạo. Mô hình tích hợp các công cụ quản lý tiên tiến và sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sẽ trở thành một trong những hướng đi mới trọng điểm cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.

3.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG TQM VÀO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY

3.2.1. Những thuận lợi

3.2.1.1. Sự quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện của Chính phủ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sự quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện của Chính phủ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một thuận lợi cơ bản cho các doanh nghiệp này trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ việc khuyến khích thành lập, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, các ưu đãi về cơ sở hạ tầng như thuê đất, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ công nghệ, đào tạo và nâng cao trình độ, v.v, Đảng và Nhà nước ta đã góp phần rất lớn trong sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. Có thể thấy số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng nhanh đáng kể từ khoảng 40.898 doanh nghiệp năm 2000 lên đến gần 500.000 năm 2010. Theo Tạp chí tài chính, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đóng góp tới hơn 40% GDP cả nước.

Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng ngày càng được hoàn thiện. Năm 2000, Luật Doanh nghiệp được ban hành. Tiếp theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên khẳng định nhất quán chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, là cơ sở pháp lý và định hướng quan trọng để các bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai chính sách trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg về kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2006-2010, xác định rõ vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng các mục tiêu và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhiệm vụ chủ yếu và các nhóm giải pháp, v.v. Hiện nay, Nghị định 90/2001/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ban hành ngày 30/06/2009 nhằm bổ sung và quy định chi tiết, cụ thể hơn các chương trình, chính sách trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ. Gần đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 5/5/2010 “về các chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ” với tám nội dung lớn là trợ giúp tài chính, mặt bằng sản xuất, đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ, xúc tiến mở rộng thị trường, mua sắm, cung ứng dịch vụ công, phát triển nguồn nhân lực, tư vấn thông tin và vườn ươm doanh nghiệp.

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn và liên tiếp bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái trên thế giới thì Chính phủ cũng đã kịp thời đề ra rất nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong tháng 4/2011, Bộ Tài chính đã thực hiện việc giãn thuế thu nhập cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian 12 tháng. Theo ước tính, có khoảng 200.000 trong tổng số 360.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong đợt giãn thuế này với tổng số tiền dành cho đợt giãn thuế vào khoảng 7.000 tỷ đồng. Hơn thế, theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2011, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ tài chính xem xét phương án miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, UBND các tỉnh, các ngành, các cấp cũng có những chính sách ưu đãi và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đang có chính sách hạ lãi suất cho vay tín dụng hay việc thành lập các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp của TP. Hồ Chí Minh như

Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quỹ phát triển khoa học công nghệ nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Như vậy, sự hỗ trợ tích cực và đúng đắn kịp thời của Chính phủ đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có môi trường hoạt động tốt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới có thể phát triển bền vững và có điều kiện tốt để ứng dụng các công cụ quản lý chất lượng như TQM.

3.2.1.2. Sự phát triển của khoa học và công nghệ

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão, khoa học công nghệ đang làm cho cuộc sống con người thay đổi từng ngày từng giờ. Sự đóng góp to lớn của khoa học và công nghệ đã tạo ra năng suất lao động cao hơn, chất lượng hàng hóa tốt hơn, giá thành rẻ hơn, góp phần cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường thế giới. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu nước nào chi cho khoa học – công nghệ khoảng 1-2% GDP thì khoa học – công nghệ của nước đó đóng góp cho nền kinh tế xã hội khoảng 30-40% GDP. Nếu nước nào chi cho khoa học – công nghệ trên 3% GDP thì khoa học công nghệ đóng góp cho nền kinh tế xã hội trên 80% GDP. Khoa học công nghệ không chỉ mang lại tiện ích cho cuộc sống của con người mà còn vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một công nghệ mới có thể làm thay đổi toàn bộ quy trình sản xuất hay một cải tiến nhỏ có thể làm lợi cho công ty rất lớn.

Trong lĩnh vực quản lý chất lượng, khoa học công nghệ đóng vai trò rất lớn. Khoa học công nghệ giúp tạo ra vật liệu mới, công nghệ máy móc dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm giúp tiết kiệm nguyên liệu, nguồn năng lượng, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất, chất lượng. Không chỉ có vậy, công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp quản lý hệ thống sản xuất tốt hơn, kiểm soát chất lượng dễ dàng hơn, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt thông tin kịp thời về thị trường và phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Chính nhờ có sự phát triển của khoa học và công nghệ mà các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã biết đến các hệ thống quản lý chất lượng hiện đại đang được các cường quốc về chất lượng sản phẩm dịch vụ ứng dụng. Ngày nay, tương lai và giá trị của một công ty phụ thuộc vào khả năng phát triển các sản phẩm dịch

vụ mới một cách nhanh chóng và kịp thời để có thể bắt nhịp với những nhu cầu luôn thay đổi. Nhưng khi mà các công cụ khoa học đều được các doanh nghiệp ứng dụng triệt để thì sức mạnh cạnh tranh lại chính là sức mạnh tri thức. TQM là một trong những công cụ quản lý chất lượng giúp doanh nghiệp quản lý tri thức hiệu quả nhất nhờ tinh thần nhân văn và phát huy tính sáng tạo của toàn bộ nhân viên. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, TQM sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận và đi vào quản lý tri thức để thành công trong thế kỷ 21.

3.2.1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế và sự mở cửa của thị trường

Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sau khi nước ta ra nhập WTO. Nhờ có sự mở cửa nền kinh tế nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có rất nhiều cơ hội mở rộng thị trường từ đó phát triển hoạt động sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LV THẠC SỸ Ứng dụng công cụ quản lý chất lượng tổng thể TQM vào hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.doc (Trang 52 - 78)