0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Đánh giá về thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG THỜI GIAN 2007 ĐẾN NAY.DOC (Trang 51 -51 )

LI MỜ Ở ĐẦU

1.7.10. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam

1.7.10.1.Kết quả đã đạt được

Trong những năm vừa qua, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ có xu hướng tăng lên. Đặc biệt là kể từ khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, thì khối lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta vào Hoa Kỳ tăng lên nhanh chóng và thị trường Hoa kỳ đã trở thành một thị trường xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam. Tuy thị trường cà phê thế giới có nhiều biến động phức tạp trong thời gian qua nhưng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ vẫn giữ vững. Cơ cấu cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ cũng đã có những thay đổi tích cực, tỷ lệ cà phê chè có giá trị cao đã tăng qua từng năm trong tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó cà phê thành phẩm trong cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cũng đã tăng lên trong thời gian qua. Chất lượng cà phê xuất khẩu của cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cũng đã được cải thiện và ngày một nâng cao. Cà phê Việt Nam được khách hàng Hoa Kỳ đánh giá là mùi thơm và dễ dàng chế biến cũng như sử dụng ngay.Giá cà phê xuất khẩu của chúng ta sang thị trường Hoa Kỳ rẻ, do đó sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ cao..

Đạt được những kết quả trên là do những nguyên nhân chính sau đây: Do chính sách mở cửa hội nhập kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước nên ngành thương mại của Việt Nam nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng có được môi trường hoạt động thuận lợi. Mở cửa thị trường Việt Nam có thể quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.

Việt Nam có điều kiện thiên nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi với cây cà phê nên năng suất và sản lượng cà phê không ngừng tăng lên qua từng năm. Việt Nam là nước có năng suất cà phê cao nhất thế giới với 2 tấn/ha, với sự nỗ đầu tư của ngành và Chính phủ thì năng suất cà phê của chúng ta sẽ không ngừng tăng lên trong thời gian tới.

Việc Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam vào năm 1994 và việc hai nước ký kết Hiệp định thương mại song phương vào tháng 7/2000 đã tạo điều kiện thuận lợi cho cà phê Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Một trong thị trường lớn nhất thế giới, nó tạo điều kiện giúp cho thương hiệu cà phê Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Hoa Kỳ là một thị trường lớn tiềm năng về cà phê, với nhu cầu tiêu dùng và chê biến cà phê lớn, thị phần cà phê của Hoa Kỳ chiếm 15 –20% thị phần cà phê thế giới.

Do các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động và nhạy bén trong việc tìm kiếm bạn hàng và cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đấy Nhà nước ta cũng có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ. Tạo thuận lợi nhiều mặt cho cac doanh nghiệp yên tâm xuất khẩu.

1.7.10.2.Những tồn tại và nguyên nhân

Tuy đã đạt được kết quả đáng khích lệ như đã nêu ở trên, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ vẫn còn một số tồn tại yếu kếm như sau:

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới và là quốc gia xuất khẩu cà phê nói chung lớn thứ hai thế giới sau Braxin nhưng thị phần cà phê của Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 15% còn nhỏ bé so với tiềm năng của cà phê Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam nói chung và sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng còn kém nên dễ bị các nhà nhập khẩu ép giá. Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn thấp và không ổn định.

Cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chủ yếu là cà phê nhân và là loại cà phê Robusta có giá trị không cao, nên hiệu quả xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ là không cao.

Điều này là do cà phê của Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới và có ưu thế về địa lý so với Việt Nam như Mêhico, Braxin, Colombia. Công nghệ chế biến cà phê của Việt Nam chủ yếu là bằng phương pháp thủ công lạc hậu và phân tán. Phương pháp chế biến chủ yếu của cà phê xuất khẩu Việt Nam là phương pháp khô có chất lượng không cao.

Phương thức mua bán cà phê xuất khẩu ở Việt Nam còn quá phức tạp cho các nhà nhập khẩu cà phê trên thế giới nói chung và của Hoa Kỳ nói riêng so với việc họ mua trên các sàn giao dịch như London hay NewYork.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nói riêng cũng như của ngành cà phê Việt Nam nói chung chưa có được một thương hiệu mạnh. Các dịch vụ xúc tiến xuất khẩu kém, chất lượng lại không cao, trong khi đây lại là một vũ khí cạnh tranh hiệu quả đối với các doanh nghiệp xuất khẩu

CHƯƠNG 3:

DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT

KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ

TRƯỜNG HOA KỲ

1.8.Dự báo về thị trường cà phê thế giới

Theo báo cáo công bố tháng 6/2010 của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, thời gian gần đây do lượng cà phê tồn kho giảm nên giá cà phê trên thị trường thế giới có xu hướng tăng. Dự kiến sản lượng và tiêu thụ tăng sẽ làm cho thị trường cà phê niên vụ thu hoạch 2010/2011 sôi động hơn. Cà phê tồn kho của thế giới hiện có khoảng 31,3 triệu bao ( 60kg/bao), giảm 5,5 triệu bao so với năm trước, chủ yếu do giảm tồn kho tại Braxin. Hai nước sản xuất cà phê hàng đầu là Braxin và Việt Nam chỉ còn giữ 15% tổng lượng tồn kho, trong khi các nước tiêu thụ là Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản chiếm tới 75% cà phê tồn kho. Gần đây tại Braxin và Việt Nam, chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mua trữ cà phê tồn kho, nhằm tăng lượng tổn kho tại các nước xuất khẩu và giảm tồn kho các nước nhập khẩu để nâng giá cà phê xuất khẩu.

Các nước sản xuất chính: Tổng sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2010/2011 dự kiến đạt mức kỷ lục 139.7 triệu bao, tăng tới 14 triệu bao so với niên vụ trước, chủ yếu do sản lượng tăng mạnh tại Braxin. Riêng hai nước Braxin và Việt Nam sẽ chiếm 50% tổng sản lượng cà phê thế giới.

Braxin: Nước này dự kiến sẽ tăng thêm 10,5 triệu bao và đạt sản lượng kỷ lục 55,3 triệu bao trong niên vụ thu hoạch 7/2010 – 6/2011. Riêng cà phê Arabica tăng 8,8 triệu bao đạt 41,8 triệu bao. Sản lượng cà phê Robusta của Braxin tăng thêm 1,7 triệu bao đạt 13,5 triệu bao. Những cơn mưa từ tháng 7-9/2009 đã tạo thuận lợi cho việc ra hoa, kết quả và chăm sóc tốt đã làm tăng sản lượng cà phê. Tuy nhiên nông dân chỉ thu hoạch một vụ, nên việc ra hoa và kết quản vào các thời điểm khác nhau có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng thu hoạch cà phê của Braxin.

Việt Nam: Do trước đó đã có lượng mưa phù hợp tại các vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên trong thời kỳ ra hoa niên vụ cà phê năm nay (10/2010- 9/2011) hứa hẹn có vụ thu hoạch tốt. Sản lượng cà phê dự kiến tăng 1,2 triệu bao, đạt 18,7 triệu bao đây là năm

thứ 5 liên tiếp sản lượng cà phê được giữ ở mức 17,5 -19,5 triệu bao. Trước đây sản lượng cà phê tăng nhanh trong nhiều năm.

Indonesia: Dự kiến tăng thêm 400.000 bao đạt sản lượng 9,6 triệu bao trong niên vụ cà phê từ tháng 4/2010 -3/2011, đưa nước này trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ ba sau Braxin và Việt Nam. Dự kiến sản lượng cà phê của Indonesia tiếp tục tăng trong các năm tới do mới đấy chính phủ thông báo đánh thuế với các sản phẩm coca, vì vậy nông dân chặt bỏ coca để chuyển sang trồng cây cà phê.

Colombia: Niên vụ thu hoạch cà phê năm nay (10/2010- 9/2011), sản lượng cà phê của Colombia dự kiến tăng 800.000 bao, đạt 9 triệu bao. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, sản lượng vẫn thấp hơn mức trung bình của 5 năm qua là 11,8 triệu bao. Thời tiết nóng và khô trong suốt thời kỳ ra hoa và nông dân lo mất mùa nên không sử dụng đủ lượng phân hóa học để chăm sóc cây cà phê, khiến sản lượng giảm mạnh.

Ấn Độ: Niên vụ thu hoạch từ tháng 10/2010 -9/2011, dự kiến sản cà phê Ấn Độ 4,6 triệu bao, giảm 225.000 bao so với niên vụ trước do nhiệt độ cao và ít mưa tại các vùng trồng cà phê.

Mexico: Dự kiến đạt 4,6 triệu bao trong niên vụ thu hoạch cà phê 10/2010 -9/2011, tăng 200.000 bao so với niên vụ trước. Thời tiết thuận lợi và nhiều cây mới trồng bắt đầu cho thu hoạch là nguyên nhân tăng sản lượng. Trong những năm tới diện tích trồng cà phê sẽ tiếp tục tăng so với hiện nay.

Tình hình tiêu thụ cà phê của thế giới.

Dự kiến tổng tiêu thụ cà phê của thế giới đạt mức kỷ lục 131,5 triệu bao, tăng 2,8 triệu bao so với niên vụ trước, trong đó riêng Braxin và EU-27 chiếm khoảng một nửa số này. Trong nhiều năm qua, tiêu thụ cà phê ngay tại các nước sản xuất, nhất là tại Braxin và Việt Nam, đã tăng nhanh hơn các nước nhập khẩu chính là Hoa Kỳ và EU-27. Tại Braxin, hiệp hội cà phê nước này khuyến khích người dân uống cà phế thông qua những chương trình nâng cao chất lượng cà phê. Còn tại Việt Nam, ngày càng có nhiều quán cà phê được mở tại khắp các tỉnh thành làm tăng số lượng người chuyển từ uống trà sang uống cà phê.

Dự kiến tiêu thụ cà phê tại một số khu vực trên thế giới: Tại Braxin tăng thêm 750.000 bao, đạt mức 19,5 triệu bao. Tại Việt Nam tăng thêm 140.000 bao, đạt mức 1,2 triệu bao.

Tại 27 nước thuộc khối EU tăng thêm 650.000 bao, đạt mức 46,3 triệu bao. Tại Hoa Kỳ tăng thêm 400.000bao, đạt mức 23,7 triệu bao.

Tại Nhật Bản tăng 125.000 bao, đạt mức 6,7 triệu bao.

Tổng nhập khẩu cà phê của thế giới quy ra cà phê hạt tiêu niên vụ này dự kiến đạt 100,2 triệu bao, tăng 4,4 triệu bao so với niên vụ trước. Riêng cà phê hạt là 90,9 triệu bao; cà phê hòa tan là 9 triệu và cà phê rang xay là 0,3 triệu bao quy đổi.

Dự kiến nhập khẩu cà phê tại một số thị trường chính: Tại EU-27 tăng 2,4 triệu bao, đạt mức 46,8 triệu bao. Tại Hoa Kỳ tăng 1,3 triệu bao, đạt mức 23,9 triệu bao. Tại Nhật Bản tăng 125.000 bao, đạt mức 6,8 triệu bao.

Tại Liên Bang Nga tăng 250.000 bao, đạt 4,1 triệu bao (trong đó 60% là cà phê hòa tan quy đổi ra bao).

Tổng xuất khẩu cà phê của thế giới quy ra cà phê hạt niên vụ năm nay dự kiến đạt 103,4 triệu bao, tăng 5,1 triệu bao so với niên vụ trước. Riêng cà phê hạt là 92,9 triệu bao; cà phê hòa tan là 10,3 triệu cà phê rang xay là 0,2 triệu bao quy đổi. Dự kiến Braxin xuất khẩu cà phê đạt 32 triệu bao, tăng 2,9 triệu bao chủ yếu do tăng nhập khẩu tại EU. Xuất khẩu cà phê hạt có thể đạt 28,6 triệu bao và cà phê hòa tan đạt 3,3 triệu bao quy đổi. Việt Nam dự kiến xuất khẩu 16,8 triệu bao, không thay đổi so với năm trước, trong đó chủ yếu là cà phê hạt chỉ có khoảng 100.000 bao là cà phê hòa tan quy đổi.

Colombia dự kiến xuất khẩu của Colombia là 8,8 triệu bao, tăng 900.000 bao so với năm trước. Gần như toàn bộ sản lượng cà phê thu hoạch của Colombia dành cho xuất khẩu.

Hiện tại, do nguồn cung khan hiến vào dịp gối vụ, số lượng hợp đồng kỳ hạn ký được trong tháng 7 giảm mạnh đã làm giá cà phê thế giới tăng từ giữa tháng 6/2010. Niên vụ 2009/2010, sau khi điều chỉnh các thống kê chính thức, thực tế cả thế giới sản xuất 125,7 triệu bao, tăng 400.000 triệu bao tăng 1,3 triệu bao và Colombia đạt 8,2 triệu bao, giảm 800.00.

1.9.Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

1.9.1.Giải pháp từ phía nhà nước

1.9.1.1.Chính sách hỗ trợ tài chính đầu tư cho sản xuất, chế biến.

Nhà nước cần có chính sách đầu tư xây dựng viện nghiên cứu giống cà phê, ngân hàng giống nhằm đảm bảo sản xuất được giống cà phê có chất lượng cũng như lựa chọn được giống cà phê thích hợp với từng vùng.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê. Xây dựng đường giao thông từ nơi sản xuất đến nơi chế biến cà phê để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển. Mặt khác cần xây dựng các chợ giao dịch cà phê để tạo điều kiện cho người sản xuất dễ tiêu thụ sản phẩm của mình, còn doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê thuận lợi cho việc thu mua cà phê chế biến xuất khẩu. Trước mắt Chính phủ cần thực hiện sớm các dự án về xây dựng chợ cà phê ở Đăk Lăk và trung tâm giao dịch cà phê tại thành phố Hồ Chí Minh.

Từ mối quan hệ Chính Phủ cần có các chính sách tìm kiếm các nguồn vốn ODA đầu tư cho sản xuất chế biến cà phê trong nước. Đồng thời cũng tìm kiếm các khoản vay ưu đãi cũng như các chương trình tài trợ từ các tổ chức tín dụng quốc tế như WB, ADB, hay IMF…Bởi vì hiện nay ngoài sự hỗ trợ của Quỹ phát triển Pháp cho dự án cà phê chè, sự hỗ trợ của WB cho nông sản Việt Nam trong đó cà phê chiếm tỷ lệ không lớn thì đến nay gần như rất ít có nguồn đầu tư hỗ trợ nào khác của các tổ chức quốc tế cho ngành cà phê Việt Nam.

Xây dựng và hoàn thiện chính sách về chuyển giao công nghệ cho ngành cà phê, đặc biệt là với công nghệ chế biến. Như không đánh thuế đối với các doanh nghiệp khi họ nhập khẩu máy móc trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho chế biến cà phê xuất khẩu. Có chính sách chuyển giao những công nghệ tiên tiến và phù hợp với khả năng tài chính của chúng ta, nhưng tuyệt đối không cho nhập những công nghệ cũ lạc hậu vào.

Cho phép ngành cà phê và Tổng công ty cà phê Việt Nam tiếp tục vay từ nguồn đầu tư phát triển Pháp để thực hiện giai đoạn 2 của dự án phát triển cà phê chè tại những địa phương đã thành công trong giai đoạn 1 như Nghệ An, Sơn La, Lâm Đồng.

Có chính sách thu hút nguồn vốn FDI vào sản xuất chế biến cà phê, để có thể tiếp thu được công nghệ tiên tiến cũng như cách thức quản lý kinh doanh xuất khẩu cà phê của những tập đoàn kinh doanh cà phê hàng đầu thế giới. Tuy nhiên cũng cần đảm bảo tránh tình trạng biến ngành cà phê Việt Nam trở thành những người làm thuê cho các tập đoàn nước ngoài, trở thành những người cung cấp nguyên liệu thô cho những nhà đầu tư nước ngoài chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu. Bởi vì họ có lợi thế hơn về nguồn lực tài chính, về thị trường và về kinh nghiệp kinh doanh cà phê.

1.9.1.2.Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cà phê Hoa Kỳ.

Nhà nước giúp đỡ các doanh nghiệp một phần kinh phí cho các đoàn doanh nghiệp đi sang nghiên cứu tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ để tìm kiểm cơ hội đầu tư và ký kết các hợp

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG THỜI GIAN 2007 ĐẾN NAY.DOC (Trang 51 -51 )

×