IV.Các tổ chức xã hội cơ bản

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Tổ chức xã hội khái niệm tổ chức xã hội, các đặc trưng của tổ chức xã hội, các tính chất của tổ chức xã hội, phân công lao động trong xã hội (Trang 26 - 39)

IV.1.Các nhóm quyền uy

- Nhóm quyền uy là một nhóm xã hội có những đặc điểm cơ cấu của một nhóm sơ cấp, do một thủ lĩnh đầy uy quyền lãnh đạo, dẫn dắt. Người thủ lĩnh này có một khả năng thu hút, lôi cuốn quần chúng một cách đặc biệt. Các thành viên của nhóm quyền uy tôn sùng thủ lĩnh, sẵn sàng hiến dâng phần lớn sức lực của mình cho thủ lĩnh. Ví dụ: Chúa Giê Su và môn đồ của ông, Phật Thích Ca Mâu Ni và những tín đồ c ủa Người là những nhóm quyền uy đặc trưng.

27

- Nhóm quyền uy tương đối giống với một hiện tượng chính trị phổ biến ở nhiều nước, gần giống với sùng bái cá nhân nhưng sự giống nhau ấy chỉ mang tính chất tương đối.

- Đặc điểm:

+ Nhóm quyền uy dễ bị biến đổi và phụ thuộc nhiều vào thủ lĩnh. Toàn bộ mọi quyền lực đều tập trung trong tay thủ lĩnh – mọi vấn đề đều do thủ lĩnh hoặc được thủ lĩnh ủy quyền quyết định.

+ Vị thế và vai trò của nhóm quyền uy không được xác định theo những quy tắc khách quan mà theo mối quan hệ với thủ lĩnh. Những người thân cận với thủ lĩnh thường có cơ hội được đảm nhiệm các trọng trách quan trọng hơn.Điều này trái với các tổ chức xã hội thông thường.

+ Sự ràng buộc giữa thủ lĩnh với c ác thành viên trong nhóm quyền uy chủ yếu là sự ràng buộc cá nhân chứ không phải tuân theo quy tắc hay luật pháp chính thức như các tổ chức xã hội thông thường. Vì vậy mà những sự ràng buộc ấy kém bền vững và kém bền vững hơn hết nếu xét từ góc độ c ủa thủ lĩnh. Ví dụ: sự thăng chức hay dáng chức c ủa một thành viên bất kỳ trong nhóm có thể phụ thuộc vào thái độ yêu thích hay ghét của thủ lĩnh nhóm mà không tuân theo bất cứ một quy định hay bộ luật nào cả.

+ Các nhóm quyền uy vẫn tiếp tục tồn tại nếu như người thủ lĩnh nhóm còn có khả năng thu hút và lôi c uốn quần chúng của mình dù c ho c ó những yếu tố tao sự kém bền vững cho nhóm.

+ Các nhóm quyền uy hoạt động được thường là nhờ vào sự đóng góp của các thành viên dưới danh nghĩa là bổn phận. Mặc dù vậy họ vẫn có thể có những nguồn thu nhập từ việc mua bán sản xuất sản phẩm. Và dần dần theo hướng ấy thì quyền uy sẽ chuyển thành các nhóm c ó tổ c hức cao hơn – tổ chức xã hội.

Weber gọi quá trình trên là quá trình thường nhật hóa uy tín( Routinization ). Các nhóm xã hội ở giai đoạn mới hình thành thường có cấu trúc c ủa nhóm quyền uy và sau đó phát triển hơn nhằm đạt được sự thừa nhận của xã hội. Các thành viên của nhóm bắt đầu tương tác với nhau theo những mô hình ổn định, nhóm trở thành một tổ c hức xã hội.

Kết luận: Về bản chất nhóm quyền uy là một dạng tổ chức sơ khai với những đặc điểm cấu trúc lỏng lẻo, kém bền vững. Nhưng trong quá trình phát triển các nhóm quyền uy cũng c huyển thành các dạng như tổ c hức xã hội.

IV.2.Tổ chức tình nguyện:

- Những hiệp hội, tổ c hức tình nguyện là một trong những dạng của tổ chức xã hội khá giống với các nhóm không c hính thức Đó có thể là các hiệp hội. tổ chức tôn giáo các hiệp hội, hội từ thiện hay các hội mang tính chất đặc thù như hội kế hoạch hóa gia đinh,... Các hiệp hội tổ chức tình nguyện rất phổ biến trên toàn thế giới.

28

- Đặc điểm của các tổ c húc tình nguyện (theo Siu 1963):

+ Các tổ chức tình nguyện lập ra vì những lợi ích và nhu cầu của bản than các thành viên. Ví dụ như hội sưu tầm tem được thành lập là do các c á nhân muốn trao đổi c ho nhau những con tem quý, và nơi mà họ tìm được những con tem ấy.

+ Việc đăng ký vào hội là hoàn toàn tự nguyện, không c ó những tiêu chuẩn khá khắt khe về việc gia nhập hội. Tức là mọi người có thể tham gia nhập hoặc ra khỏi tổ chức hiệp hội mà không c ần có những phẩm chất cụ thể nào đó. Vì thế mà các thủ lĩnh nhóm ít có ảnh hưởng đến các thành viên.

+ Các tổ chức tình nguyện không liên quan hay không có liên hệ trực thuộc với các chính quyền từ các cấp địa phương đến trung ương. Tức là các hiệp hội tổ chức tình nguyện hoạt động dựa vào những thành viên làm không hưởng lương, thiếu một cơ cấu chắc chắn hoặc một hệ thống quyền lực cưỡng bức. Có lẽ từ chính những đặc điểm này mà hội tổ chức này thương thu hút được đông đảo các thành viên và có khả năng tạo ra những nguồn kinh phí khá lớn nhờ vào sự quyên góp và tài trợ.

Trong những quốc gia phát triển như ở Mỹ thì đại bộ phận dân số mỗi người đều có tên trong một tổ chức tình nguyện nào đấy. Ở Việt Nam các hội tổ chức này chưa có nhiều nhưng những hội mà có đầy đủ ba đặc điểm trên càng ít hơn . Một phần do mức sống người dân chưa cao nên đa số mọi người không cho c ho phép họ có thể làm không ăn lương.

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam phát triển mạnh những hiệp hội, tổ chức tình nguyện và rất đa dạng. Có rất nhiều tổ chức hoạt động rất sôi nổi và thực sự hữu ích c ho cộng đồng. Đôi khi bên trong lòng một số hiệp hội tổ c hức cũng đã xuất hiện tiêu cực với hiện tượng quan liêu.

29

Ảnh 2. Hội phụ nữ giúp đỡ dân nghèo

Ảnh 3.c hung tay xây dựng một trái đất tốt đẹp hơn

Tóm lại, các tổ chức tự nguyện là những tổ chức không thể thiếu trong đời sống xã hội. Nó đáp ứng được một phần nhu cầu tổ chức hoạt động sống c ủa các thành viên trong xã hội, đồng thời vẫn tôn trọng tự do cá nhân của họ.

30

Khái niệm tổ chức khu biệt còn gọi là tổ chức biệt lập do nhà xã hội học E.Goffman sử dụng lần đầu tiên năm 1961 : đó là một dạng tổ chức xã hội nằm trên một cực đối lập so với hiệp hội , tổ chức tự nguyện. Điều đó được thể hiện ở chỗ, các tổ chức hiệp hội tự nguyện được lập ra nhằm thúc đẩy và phục vụ những hoạt động và lợi ích của các thành viên trong khi đó các tổ chức khu biệt được lập ra để đáp ứng, phục vụ cho những lợi ích của nhà nước, tôn giáo hay những cơ quan khác, tức là của toàn xã hội nói chung.

Một đặc trưng quan trọng nhất của tổ chức khu biệt là những thành viên của chúng bị c ô lập,tách biệt khỏi xã hội. Việc trở thành thành viên của các tổ c hức này phần lớn không phải là tự nguyện. Thậm chí trong một số trường hợp như nhà tù thì những tù nhân trở thành thành viên của nó hoàn toàn miễn cưỡng và tuân theo quy định c ủa pháp luật.Xã hội và các tổ c hức khu biệt đặt ra rất nhiều những luật lệ, quy tắc để duy trì trật tự đồng thời khiến các thành viên phụ thuộc lẫn nhau. Tổ chức khu biệt có quan hệ trên dưới rất chặt chẽ. Bản thân các tổ chức biệt lập cũng có thể được chia thành nhiều loại khác nhau. Goffman chia thành bốn loại :

a.Các tổ chức dành cho những người mà họ không thể tự c hăm sóc được cho bản thân (Ví dụ : những người già cả , mù loà, bệnh tật …). Đó là bệnh viện, nhà thương, nhà dưỡng lão…

b.Các tổ chức lập ra để giam giữ cách ly những phần tử bị c oi là nguy hiểm cho xã hội theo quy định của các điều luật, quy định pháp lý của nhà nước và XH. Đó là : nhà tù,trại c ải tạo…

c.Các tổ chức được lập ra để thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt cho XH như bảo vệ tổ quốc, huấn luyện, dạy học…Đó là :doanh trại quân đội,tàu chiến, pháo đài quân sự… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d.Các tổ chức được lập ra để thu hút những người thích tự mình rút lui khỏi đời sống xã hội thường là lý do tôn giáo.Họ có thể tự mình ra nhập các tổ c hức này nhưng khi ra nhập họ bị c hi phối mạnh mẽ bởi những quy tắc luật lệ của tổ chức. Do đó việc rời bỏ chúng một cách tự nguyện thường rất khó khăn. Đó là nhà dòng hoặc tu viện…

Trong nhiều tổ chức khu biệt các thành viên mới ra nhập phải c hịu đựng sự tách biệt khỏi thế giới bên ngoài vì phải c hấp hành những thủ tục, biện pháp. Mụch đích là nhằm tách biệt các thành viên ra khỏi c uộc sống xung quanh.Ví dụ : không thư từ, quà gửi ; sinh hoạt phải tuân thủ quy tắc (mặc đồng phục,thức dậy đúng giờ, ăn theo hiệu lệnh, rửa bát sau khi ăn…)

Nhờ những biện pháp thủ tục nghiêm khắc và tinh vi này những người mới nhập vào tổ chức này phải thích ứng dần với lối sống trong tổ chức, quên dần đi những thói quen, lối sống mà họ vẫn có từ trước. Việc cùng chung sống trong những điều kiện như trên cũng có thể tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các cá nhân trong các tổ c hức khu biệt.

31

Ngày nay các tính chất của các tổ chức khu biệt đang có nhiều thay đổi.Thể hiện rõ nhất là tính biệt lập hoàn toàn đã giảm đi đáng kể, các cá nhân ở đây đã được tiếp xúc với thế giới bên ngoài bằng tương tác gián tiếp và trực tiếp.

Như vậy tổ chức khu biệt sinh ra để phục vụ lợi ích c ủa xã hội và chỉ khi xã hội không c òn nhu cầu về sự tồn tại c ủa chúng thì các tổ c hức khu biệt sẽ biến mất.

IV.4. Tổ chức quan liêu

Những hiệp hội tự nguyện và tổ chức khu biệt là hai dạng nằm trên hai c ực đối lập nhau của tổ chức xã hội. Trong đó, khái niệm tổ chức khu biệt còn gọi là tổ chức biệt lập của nhà xã hội học Mỹ E. Goffman sử dụng lần đầu năm 1961. Các tổ chức khu biệt là một dạng tổ chức xã hội nằm trên một cực đối lập so với c ác hiệp hội tự nguyện được lập ra nhằm phục vụ và thúc đẩy những hoạt động và lợi ích c ủa các thành viên trong khi đó các tổ chức khu biệt được lập ra để đáp ứng phục vụ cho những lợi ích của nhà nước, của tôn giáo hay những cơ quan khác, tức là của xã hội nói chung. Hai dạng này hiệp hội tự nguyện và tổ chức khu biệt là hai dạng chỉ đại diện cho một bộ phận nhỏ các tổ chức. Tổ c hức quan liêu là tổ c hức mà hoạt động của nó được phân chia thành các vai trò, các vai trò này được xác định bởi những quy tắc, thủ tục và được sắp xếp vào một thứ bậc quyền lực. Vì ý nghĩa quan trọng đặc biệt của tổ chức quan liêu trong xã hội hiện đại, ta cần xét kỹ mục sau.

Quan niệm của Weber về quan liêu :

ông Maximilian Carl Emil Weber

Trong ngôn ngữ hàng ngày, thuật ngữ “ Bộ máy quan liêu” thường được dùng với nghĩa xấu. Nhưng theo nhà xã hội học Đức M. Weber, các tổ c hức xã hội theo mô hình bộ máy quan liêu có ý nghĩa tích c ực trong quá trình tổ c hức và vận hành xã hội. Các tổ chức này có cấu trúc như vậy vì chúng muốn hợp lý hóa cách tổ c hức hoạt động một xu hướng của xã hội hiện đại. Xu hướng hợp lý hoá tổ chức hoạt

32

động thể hiện ở bước chuyển mạnh mẽ từ c ách thực hiện công việc tự phát, thiếu kế hoạch, định hướng giá trị truyền thống sang cách làm việc c ó hệ thống, được tổ chức theo quy tắc, luật lệ, định hướng mục đích và duy lý.

Để phân tíc h bộ máy quan liêu, Weber đã dùng phương pháp luận nghiên cứu loại hình lý tưởng(Ideal type).Loại hình lý tưởng là một phương pháp nghiên cứu đặc biệt làm nổi bật những khía cạnh, những đặc điểm và tính chất nhất định thuộc về bản chất của hiện thực lịch sử xã hội. “Lý tưởng” ở đây không có nghĩa là phân loại hay phán xét sự vật,hiện tượng căn cứ vào các c huẩn mực , giá trị, tiêu chuẩn đạo đức như tốt - xấu, nên – không nên. “Lý tưởng” có nghĩa là lý luận , ý tưởng, khái niệm khái quát, trừu tượng. Đối với Weber, loại hình lý tưởng là công c ụ khái niệm không phải để mô tả mà phân tích và nhấn mạnh những thuộc tính, những đặc trưng chung, cơ bản, quan trọng nhất của hiện tượng hay sự kiện lịch sử xã hội. Để dễ hiểu, ta có thể hình dung phương pháp điển hình hóa trong việc xây dựng các hình tượng văn học,nghệ thuật.Loại hình lý tưởng không phải là giả thuyết nghiên cứu mà là mô hình lý luận, là cấu trúc khái niệm, là khung khái niệm có khả năng định hướng cho sự tìm tòi và làm cơ sở cho việc xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cụ thể. Theo Weber, bộ máy quan liêu có 7 đặc trưng cơ bản sau:

- Sự phân công lao động được xác định theo quy định, theo luật. Ví dụ như : trong một trường đại học, những chức vụ như hiệu trưởng, hiệu phó, tổ c hức, hiệu phó đào tạo, trưởng phòng khoa học, trưởng khoa…được xác định theo những quy định c ủa bộ và của nhà nước.

- Một hệ thống ban hành mệnh lệnh theo thứ bậc từ trên xuống dưới với nhiều cấp độ khác nhau. Tức là, một người đồng thời là cấp dưới c ủa một người nhưng lại là cấp trên của những người khác.

- Một hệ thống văn phòng, hành chính công khai được bổ sung bằng những tập tài liệu viết, có thể cả một cơ quan trong đó những công việc của tổ chức được mô tả và được lưu giữ.

- Những quy trình đào tạo chính thức c ho những công việc trong tổ chức. Ví dụ, việc đào tạo một nhân viên văn phòng sẽ đơn giản hơn và ngắn hơn so với việc tự mày mò học hỏi qua kinh nghiệm bản thân.

- Những người lao động cống hiến toàn bộ sự quan tâm và sức lực c ho hoạt động của tổ chức và coi đó là một sự nghiệp, một nghề nghiệp.

- Những quy định hoặc chính thức ít nhiều ổn định c ó thể học được và tuân theo một cách dễ dàng. Những quy định này điều chỉnh và định hướng công việc của mỗi thành viên. Ví dụ, các c ông ty có thể đặt ra quy định công nhân được nghỉ giữa giờ là bao nhiêu lâu .

- Có sự trung thành của nhân viên với tổ chức.

Những đặc điểm nêu trên của bộ máy quan liêu giúp c ho tổ c hức có thể kiểm soát và điều phối hành động c ủa các thành viên. Điều này là yếu tố then chốt để tạo

33

ra hiệu quả và năng suất vượt trội của tổ chức quan liêu so với bất kỳ một loại tổ chức nào khác. Tuy nhiên, bộ máy quan liêu cũng tạo ra một sản phẩm đặc trưng gọi là “ Phi nhân tính”, theo cách nói của Marx là sự bị tha hoá.

Theo từ điển xã hội học:

Quan liêu: theo giải thích cơ bản của Max Weber thì chế độ quan liêu chỉ ra trên bình diện một loại tổ chức hình thức mà khi nó xuất hiện cũng đồng thời đặc trưng một cách xã hội học vĩ mô c ho sự thống trị hợp pháp - hợp lý.

Chế độ quan liêu với tư cách là sự quản lý c ông cộng:

Mẫu lịch sử cho loại này đối với Weber, người hoàn toàn không phải viết một cách vô căn cứ mà đã dựa trên công trình của nhóm Gustav Schmoller cũng như trên chủ nghĩa thực chứng hữu khuynh của Leband và Jellinek, là chế độ quản lý của phổ trong thời gian ông sống mà trong sự phát triển của nó có thể thấy sự hình thành các đặc trưng cấu thành chế độ quan liêu sau đây :

a. Nhân viên trong biên chế được tuyển mộ tự do về hình thức thay vì bị bắt buộc vào quan hệ công việc, được trả lương bằng tiền thay vì hiện vật và trái với “ Quản lý không c huyên” ngoài biên chế ( Weber), được đào tạo theo chuyên môn và

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Tổ chức xã hội khái niệm tổ chức xã hội, các đặc trưng của tổ chức xã hội, các tính chất của tổ chức xã hội, phân công lao động trong xã hội (Trang 26 - 39)