Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược xuất khẩu tại công ty tnhh thủy sản phương đông.pdf (Trang 73 - 78)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.3.3.1 Đối thủ cạnh tranh

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cùng một dòng sản phẩm đáp ứng cùng nhu cầu khách hàng, nhưng sản phẩm của công ty khác tốt hơn và dịch vụ cũng tốt hơn thì sẽ làm giảm thị phần của công ty, sản phẩm bán ra sẽ giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh sẽ cho ta một cái nhìn khái quát về chiến lược kinh doanh của họ, xác định được đâu là điểm mạnh đâu là điểm yếu của đối thủ để từđó có những chiến lược cạnh tranh hiệu quả.

Đối thủ cạnh tranh của Phương Đông bao gồm các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh cùng ngành nghề và các doanh nghiệp có tiềm năng trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cả nước có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất thủy sản lớn là đối thủ trực tiếp của Phương Đông, tính riêng trong thành phố Cần Thơ đã có đến 20 doanh nghiệp thủy sản lớn, một số doanh nghiệp đã phát triển lâu năm với cơ cấu cơ cấu sản phẩm đa dạng, quy mô sản xuất lớn, lượng hàng cung ứng dồi dào như : Caseamex, Cataco, Cafatex, Nam Hải, Miền Nam, Cafish… Công ty nên học hỏi một sốđối thủ cạnh tranh về điểm mạnh của họ mà công ty có thể thực hiện được tốt hơn để gia tăng khả năng cạnh tranh của mình. Trong quá trình hoạt động, ban lãnh đạo công ty đã xác định được các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Công ty là công ty Thủy sản Bình An và Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Cafish. Lí giải cho nhận định này là do hai công ty này có nhiều yếu tố tương đồng với Phương Đông vềđịa bàn hoạt động, thị trường xuất khẩu và có quy mô, nguồn vốn gần bằng nhau. Các chiến lược kinh doanh cũng gần như tương tự nhau.

4.3.3.2 Những khách hàng:

Khách hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Không có khách hàng các hoạt động giao dịch sẽ không diễn ra.

Khách hàng của công ty phần lớn là các doanh nghiệp ngoài nước. Đứng ở góc độ công ty mà xem xét thì khách hàng của công ty có nhiều lợi thế hơn, cụ thể là: - Sản phẩm chủ yếu của công ty là chả cá nhìn chung không có sự khác biệt lớn so với các công ty khác trên địa bàn vì vậy khách hàng có thể dễ dàng chuyển đổi sử dụng sản phẩm của công ty khác mà không bị ảnh hưởng đáng kể.

- Do cạnh tranh buộc các công ty phải đua nhau ra các quyết định về giảm giá, chất lượng sản phẩm, Phương Đông cũng không nằm ngoài cuộc đua này, nhằm thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Đây là một lợi thếđặc biệt của khách hàng, họ có thể mặc cả giá sản phẩm, đòi hỏi cao về sản phẩm. Lúc này khách hàng có thểđược thỏa mãn cả về chất lượng hàng hóa và giá cả.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Phương Đông đã thỏa mãn tốt nhu cầu của các khách hàng của mình, từng bước chinh phục các khách hàng của mình bằng chất lượng hàng hóa với chi phí hợp lí. Vì vậy Phương Đông ngày càng có nhiều khách hàng thân thiết.

4.3.3.3 Những nhà cung cấp:

Công việc sản xuất muốn hoạt động hiệu quả thì nguồn cung ứng nguyên liệu cũng phải đầy đủ, kịp thời cho phân xưởng sản xuất. Việc quản trị nguồn cung ứng là một phần cực kì quan trọng mang ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp. Công ty có hai trạm thu mua đặt tại Sông Đốc – Cà Mau và Kiên Giang. Hai trạm này sẽ cung cấp nguyên liệu là các mặt hàng thủy sản nước mặn cho công ty. Hàng ngày nguyên liệu được vận chuyển về công ty trực tiếp bằng đường thủy từ hai trạm thu mua về công ty. Cá được đảm bảo độ tươi bằng cách phủ lên bởi một lớp đá để giữ lạnh theo tỉ lệ 1:1. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu sẽ không ổn định mà phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ. Một giải pháp đã được đưa ra nhằm khắc phục vấn đề này: một nhà kho hiện đại, diện tích rộng lớn, có thể chứa các nguyên liệu dự trữđể bù đắp các tháng bị thiếu hụt. Điều này giúp công ty tránh khỏi khó khăn về nguyên liệu, đảm bảo quá trình sản xuất kịp đáp ứng các đơn hàng.

Riêng đối với nguyên liệu là cá basa, cá tra thì công ty liên hệ trực tiếp với các chủ ao để đặt mua trước, khi có nhu cầu sẽ đến thu và mang về kho làm nguyên liệu. Để tránh sự thiếu hụt nguyên liệu cá tra và cá basa công ty đang xúc tiến xây dựng vùng nguyên liệu riêng của công ty, nhằm đáp ứng kịp thời nguyên liệu cho quá trình sản xuất.

4.3.3.4 Đối thủ tiềm ẩn mới

Thủy sản là một trong những mặt hàng mang lại giá trị kinh tế cao. Ngành thủy sản của Việt Nam đang tăng trưởng khá mạnh. Hơn thế nữa thị trường tiêu thụ mặt hàng thủy sản rộng lớn và nhu cầu cao vì vậy trong tương lai sẽ có rất nhiều doanh nghiệp mới gia nhập ngành. Các doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập ngành sẽ mang lại nhiều mối đe dọa cho công ty. Thị phần sẽ bị chia sẻ, làm doanh thu công ty giảm, giảm lợi nhuận.

Phương Đông có những lợi thế của người đi trước, tuy nhiên các đối thủ mới cũng có những lợi thế của riêng mình :

+ Có động cơ và ước vọng giành được thị phần.

+ Có thể thừa kế và học hỏi kinh nghiệm của những công ty đang hoạt động, từ đó đề ra những chiến lược mang tính cạnh tranh hơn dựa trên những thành công và thất bại trước đó.

+ Các công ty mới gia nhập có điều kiện ứng dụng ngay những khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất.

Cụ thể hiện nay công ty An Khang - Cần Thơ đang cho đầu tư hoàn chỉnh quy trình sản xuất chả cá biển hiện đại, công suất trên 50 tấn sản phẩm/ngày đêm. Trực tiếp cạnh tranh ở dòng sản phẩm chả cá cùng với Phương Đông và Khánh Hoàng (Sóc Trăng). Đây là những công ty đang đe dọa trực tiếp tới Phương Đông ở khía cạnh chả cá biển.

Do đó, trong thời gian tới Phương Đông sẽđối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh mới trong ngành.

4.3.3.5 Sản phẩm thay thế:

Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trên địa bàn, thì công ty còn phải tiếp tục cạnh tranh với hai sản phẩm thay thế khác đó là thực phẩm được chế biến từ gia súc và gia cầm. So với sản phẩm chả cá thì hai sản phẩm này có những ưu điểm sau:

+ Hàm lượng đạm cao nên sẽ no lâu hơn. Khách hàng sẽ chọn sản phẩm thay thế này vì lí do kinh tế và giá thành hợp lí hơn.

Mặc dù vậy thì các sản phẩm làm từ thịt lại có nhược điểm là dễ gây bệnh khi ăn quá nhiều. Không như sản phẩm thủy sản vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe con người.

4.3.3.6 Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Phương Đông Bình An Cafish STT Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 1 Thị phần 0,10 4 0,40 4 0,40 3 0,3 2 Chất lượng dịch vụ 0,02 4 0,08 3 0,06 2 0,04 3 Khả năng cạnh tranh về giá 0,10 3 0,30 3 0,30 2 0,2 4 Khả năng tài chính 0,04 2 0,08 3 0,12 2 0,08 5 Cơ sở hạ tầng 0,10 3 0,30 4 0,40 4 0,4 6 Lòng trung thành của khách hàng 0,05 3 0,15 3 0,15 3 0,15 7 Hiệu quả các hoạt động chiêu thị 0,05 2 0,10 3 0.15 2 0,1 8 Tổng cộng: 1,41 1,58 1,27

Nhận xét : qua ma trận hình ảnh cạnh tranh ta có thể thấy được Bình An là một đối thủ rất mạnh của Phương Đông, họ chiếm lĩnh được thị trường nhờ vào khả năng tài chính và cơ sở hạ tầng của mình. Còn Cafish tuy cơ sở hạ tầng tốt nhưng do sản xuất tương đối nhiều mặt hàng nên đầu tư dàn trải, không chiếm được niềm tin của khách hàng. Tuy nhiên cả Bình An và Cafish đều là những đối thủ mạnh của Phương Đông, có thể bằng biện pháp này hoặc biện pháp khác cạnh tranh với Phương Đông để vươn lên làm chủ thị trường. Vì vậy Ban giám đốc công ty cần đề ra những chiến lược cụ thể nhằm đáp trả lại các mối đe dọa từ bên ngoài.

CHƯƠNG 5

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG

5.1 XÂY DỰNG CÁC MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY TNHH THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG

5.1.1 Tầm nhìn và sứ mệnh 5.1.1.1 Tầm nhìn

Với nỗ lực không ngừng điều chỉnh, phát triển và cải tiến tính chuyên nghiệp trong kinh doanh, tầm nhìn của công ty là luôn luôn cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng từ chất lượng và tính cạnh tranh để chúng tôi có thể duy trì và củng cố thêm vị trí của mình trong bức tranh kinh doanh thế giới với tư cách là một trong những công ty có tầm trong các lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu thủy sản của Cần Thơ nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Toàn thể cán bộ và công nhân viên của công ty quyết tâm đến năm 2015 cố xây dựng được một thương hiệu vững mạnh, toàn diện góp phần nâng cao uy tín của thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.

5.1.1.2 Sứ mệnh

Với một nhà máy đủ lớn, có dây chuyền sản xuất tiên tiến đủ sức tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, Phương Đông được thành lập ngoài mục đích mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư còn mang trong mình sứ mệnh nâng cao giá trị các mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Qua đó góp phần tạo đầu ra ổn định cho người nuôi trồng.

5.1.2 Căn cứ xây dựng các mục tiêu:

Tình hình kinh tế thế giới đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Người dân các nước phát triển chịu nhiều ảnh hưởng cũng đã bắt đầu mở hầu bao trở lại tiêu dùng. Các khách hàng đã kí thêm nhiều đơn hàng mới với công ty. Các khách hàng tạm dừng mua trong cuộc khủng hoảng cũng đã bắt đầu hoạt động mạnh trở lại.

Công ty đang tham gia nhiều hội chợ thủy sản nước ngoài để xúc tiến các hoạt động thương mại, tìm kiếm thêm khách hàng mới.

Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm gần đây công ty đều có lãi, đời sống công nhân viên công ty ngày được cải thiện. Công ty luôn quan tâm đến

đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên, từ đó khuyến khích nhân viên làm việc nâng cao năng suất lao động. Đội ngũ công nhân luôn tận tâm vì phát triển công ty.

Nguồn nguyện liệu tuy có nhiều biến động, nhưng với các chiến lược dự phòng công ty luôn đảm bảo nguyên liệu cho các đơn hàng ký kết.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược xuất khẩu tại công ty tnhh thủy sản phương đông.pdf (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)