Đánh giá hoạt động xuất khẩunông sảnViệt Nam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường châu Âu.doc (Trang 42 - 44)

3.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩunông sản Việt Nam sang thị trường EU trường EU

Trong những năm gần đầy, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) đ• đạt được những thành tựu đáng kể, song vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đặt ra đòi hỏi Nhà nước cũng như các doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển phù hợp để giữ và mở rộng thị phần. Nếu xét riêng kim ngạch thì xuấtd khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào EU trong 2 năm trở lại đây có sự tăng trưởng khá. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào thị trường này đạt trên 577 triệu USD, chiếm gần 18% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước, trong đó, một số mặt hàng xuất khẩu chính như cà phê, hạt điều, hồ tiêu và nhất là các sản phẩm gỗ có kim ngạch tăng hơn hẳn so với những năm trước. Bên cạnh đó, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm sản vào EU cũng ngày càng tăng với sự đa dạng về chủng loại, mẫu m• và chất lượng ngày càng cao. Điều này cho thấy, tiềm năng xuất khẩu hàng nông - lâm sản vào EU là rất lớn và đang được các doanh nghiệp bước đầu khai thác một cách tương đối có hiệu quả.

Có 4 điểm cần chú ý cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường EU gồm: Tính năng sản phẩm phải phù hợp với người tiêu dùng. Thực phẩm phải đóng gói nhỏ, gọn, tiện lợi, đảm bảo chất lượng, mẫu m• đa dạng và luôn luôn thay đổi. Giá cả sản phẩm không phụ thuộc vào giá thành sản xuất mà phụ thuộc vào thời điểm bán ra và khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Linh hoạt và cứng rắn, đảm bảo quyền lợi của mình trong quá trình đàm phán. Tìm đối tác (nhà phân phối hoặc đại lý), đặt quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và sự tin cậy về chất lượng hàng hoá. Tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa, thị trường và đối tượng tiêu dùng, đáp ứng được 2 yếu tố sản phẩm đó, công ty tốt (hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý về doanh nghiệp).

Để xuất khẩu thành công vào thị trường EU, các doanh nghiệp phải quan tâm đến một số luật thương mại quốc tế có liên quan như các hiệp định WTO, các hiệp định khu vực và song phương trong đó có các hiệp định ký với các nước ASEAN, các luật về thâm nhập thị trường do EU ban hành, và của từng nước thành viên, các quy định về thị trường và sản phẩm do đối tác yêu cầu. Ngoài ra, các quy định pháp lý và phi luật về thâm nhập thị trường EU gồm các quy định về thuế quan, các luật của EU về thâm nhập thị trường, các đòi hỏi phi luật của đối tác thương mại về thâm nhập thị trường. Các quy định về thuế như thuế nhập khẩu: 4% trở xuống với hàng công nghiệp, trên dưới 10% đốivới hàng nông sản (áp dụng với giá nhập khẩu tối thiểu ...) và các thuế khác như VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trên các sản phẩm như rượu, bia, thuốc lá ... ở mỗi nước. Các quy định về rào cản hạn ngạch và thuế hạn ngạch, EU có 87 loại thuế theo hạn ngạch. Quy định về giấy phép nhập khẩu và các chất cấm nhập khẩu.

Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông dân, bảo vệ môi trường và sức khoẻ người tiêu dùng. EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong khối, đồng thời đánh thuếcao và áp dụng hạn ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu như gạo, đường, muối, sắn lát. Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm .... luôn được thực hiện nghiêm ngặt. EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá dưới hình thức đẩy mạnh tự do hoá thương mại, giảm dần thuế quan đánh vào hàng hoá XNK và tiến tới xoá bỏ hạn ngạch GPS. Những điều kiện thuận lợi này sẽ mở ra nhiều triển vọng xuất khẩu vào thị trường EU cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường châu Âu.doc (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w