Giải pháp từ phía các hộ nông dân

Một phần của tài liệu Ả̉nh hưởng của xu hướng đô thị hoá đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.pdf (Trang 101 - 102)

5. Bố cục của luận văn:

3.2.1. Giải pháp từ phía các hộ nông dân

+ Tăng cường, tập trung đầu tư vốn vào những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

+ Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nông sản phẩm.

+ Trong quá trình đầu tư sản xuất các hộ phải xác định phương án sản xuất kinh doanh, tính toán sơ bộ các khoản chi phí đầu tư để xác định lượng vốn cần đầu tư, từ đó xác định vốn vay cho phù hợp.

+ Tích cực học hỏi kinh nghiệm của các hộ nông dân sản xuất giỏi.

+ Chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh hoanh, sản xuất nông nghiệp theo định hướng của thành phố, theo khả năng của hộ.

Để có thể nâng cao được kết quả và hiệu quả kinh tế trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, các hộ cần lựa chọn cây trồng phù hợp với chất đất của mình nhất, tìm được giống cây có năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.

Nếu các hộ bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu quả sử dụng đất rõ rệt.

Để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần điều tra khảo sát mẫu đất từ đó, quy hoạch cụ thể vườn cây, các khu chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau an toàn; hỗ trợ các cây giống có năng suất và chất lượng cao. Tổ chức các lớp học tập huấn về quy trình chăm sóc rau an toàn, giới thiệu kịp thời loại thuốc phòng trừ sâu bệnh cho người nông dân.

Ở tầm vi mô, các hộ nông dân cần chủ động và mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những nơi thích hợp. Tăng cường đầu tư vốn, quản lý và chăm sóc vườn cây, đặc biệt là thời kỳ kiến thiết cơ bản. Tuân thủ đúng với quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn về tỷ lệ cây trồng, phần bón, phun

thuốc. Tìm hiểu và xã định đúng loại sâu bệnh trên cây, từ đó có biện pháp xử lý chính xác.

Ở những mảnh ruộng không thuận cho việc trồng lúa do không đủ nước tưới, người dân có thể trồng các loại rau cung cấp cho thị trường: rau muống, rau ngót, mồng tơi ...

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần đặc biệt chú ý đến hệ thống các công trình chung phục vụ sản xuất như các công trình thuỷ lợi, điện, đường giao thông ... đảm bảo việc cung cấp nước đầy đủ, nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường. Khi chuyển đổi cần tuyệt đối tránh việc làm ảnh hưởng đến sản xuất của các hộ xung quanh do không tính toán trước khi chuyển đổi.

Một phần của tài liệu Ả̉nh hưởng của xu hướng đô thị hoá đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.pdf (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)