L: Các khoản doanh thu thiếu, thừa, trên Báo cáo tiền gửi ngân hàng phù hợp với Báo
TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN ERNST & YOUNG VIỆT NAM
YOUNG VIỆT NAM
3.1 NHẬN XÉT
3.1.1 Nhận xét về việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) và chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) đối với quy trình đánh giá rủi ro tại công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam
Toàn bộ quy trình đánh giá rủi ro của Ernst & Young đã tuân thủ yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế, cụ thể là:
Tìm hiểu thông tin về khách hàng, ngành nghề kinh doanh và xu hướng của nền kinh tế để đánh giá rủi ro
Tuân thủ VSA 310 và VSA 400: Ernst & Young yêu cầu kiểm toán viên phải thu thập
thông tin về khách hàng, các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động tới doanh nghiệp, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng để từ đó xác định các tài khoản hay nhóm tài khoản trọng yếu. Trong quá trình đánh giá rủi ro tiềm tàng, kiểm toán viên luôn giữ thái độ hoài nghi nghề nghiệp.
Tuân thủ ISA 315: một trong những đặc điểm nổi bật của EY GAM là việc nhấn mạnh vào
việc tìm hiểu thông tin về khách hàng để đánh giá rủi ro kinh doanh. Do đó, trong quy trình đánh giá rủi ro của khách hàng, kiểm toán viên chú trọng thực hiện việc thu thập thông tin về khách hàng. Các thủ tục và EYGAM đưa ra để các kiểm toán viên thực hiện gần giống với các thủ tục mà ISA 315 chú trọng. Việc nhấn mạnh đến rủi ro kinh doanh của khách hàng cho thấy Ernst & Young rất chú trọng đến việc tiếp cận những kỷ thuật kiểm toán mới, nâng cao chất lượng của những hoạt động kiểm toán.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thế Lộc
Tuân thủ VSA 400: Theo yêu cầu của EY GAM, các kiểm toán viên phải xem xét đến hệ
thống kiểm soát nội bộ, được thực hiện thông qua bảng câu hỏi ICFC nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát cũng như quyết định chiến lược tiếp cận. Các mẫu biểu, bảng câu hỏi được thiết kế rõ ràng và khoa học để phục vụ cho quy trình đánh giá rủi ro. Theo quan sát của người viết, kết quả được lưu rõ ràng và được tham chiếu cẩn thận trong hồ sơ kiểm toán nhằm chứng minh cho ý kiến của kiểm toán viên.
Tuân thủ ISA 315: Việc tuân thủ ISA 315 được thể hiện rõ nét thông qua việc EY GAM
yêu cầu các kiểm toán viên cần phải tìm hiểu 5 bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ thay vì 3 bộ phận theo hướng dẫn của VSA 400 gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.
Tuân thủ ISA 330: Những yêu cầu của chuẩn mực này được áp dụng rất cụ thể. Theo EY
GAM, sau khi đã tiến hành đánh giá rủi ro, kiểm toán viên sẽ xác định các thủ tục để đối phó với rủi ro đã được xác định. Tùy theo mức độ rủi ro, kiểm toán viên sẽ quyết định dùng thử nghiệm kiểm soát hay thử nghiệm cơ bản để mang lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán.
Đánh giá rủi ro kết hợp
Khi đánh giá rủi ro, giữa VSA 400 và EY GAM có sự khác biệt trong phương pháp đánh giá.
Theo VAS 400: Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được
chia làm 3 mức: cao, trung bình, thấp. Rủi ro phát hiện được đánh giá thông qua ma trận được trình bày ở phần 1.1.1.2.4
Theo EY GAM: Cũng như VAS 400, rủi ro kiểm soát được đánh giá ở 3 mức độ: cao, trung
bình, thấp. Tuy nhiên, rủi ro tiềm tàng lại được kiểm toán viên đánh giá ở 2 mức: cao và thấp. Rủi ro kết hợp được đánh giá thông qua ma trận được trình bày ở phần 2.2.2.7
Dựa vào 2 ma trận trên, sinh viên nhận thấy có sự khác nhau trong việc đánh giá rủi ro phát hiện và rủi ro kết hợp, dẫn đến bản chất của hai loại rủi ro này là trái ngược nhau, ví dụ:
Phương pháp đánh giá rủi ro phát hiện (VSA 400): nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều cao thì rủi ro phát hiện ở mức tối thiểu nhằm duy trì rủi ro kiểm toán thấp ở mức chấp nhận được, do đó sẽ phải mở rộng các thử nghiệm cơ bản.
Phương pháp đánh giá rủi ro kết hợp (EY GAM): nếu kiểm toán đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều cao thì mức rủi ro kết hợp sẽ cao. Khi đó, kiểm toán viên cũng sẽ mở rộng thử nghiệm cơ bản.
Nói cách khác, rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, còn rủi ro kết hợp lại tỷ lệ thuận. Tuy nhiên, dù cách đánh giá rủi ro có sự khác nhau nhưng đều đáp ứng các yêu cầu của quy trình đánh giá và đều là cơ sở của việc thiết kế các thử nghiệm cơ bản.
3.1.2 Nhận xét về quy trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam
− Các thủ tục được thiết kế trong EY GAM rõ ràng và khoa học. Tuy nhiên, thời gian thực tế dành cho việc đánh giá rủi ro và chấp nhận khách hàng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán là rất ít. Việc đánh giá này chủ yếu dựa vào khả năng xét đoán và hoài nghi nghề nghiệp của kiểm toán viên cấp cao (partner)
− Quy trình đánh giá rủi ro chỉ được thực hiện bởi các kiểm toán viên cấp cao, các trợ lý kiểm toán không được tham gia. Những thông tin tìm hiểu do kiểm toán cấp cao thực
hiện chỉ được thể hiện trên giấy làm việc khi kết thúc việc kiểm toán tại khách hàng. Dó đó, các trợ lý kiểm toán không có sự hiểu biết đầy đủ về khách hàng để thực hiện công việc kiểm toán.
− Các mẫu biểu, bảng câu hỏi được thiết kế rõ ràng và khoa học để phục vụ cho quy trình đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, các bảng câu hỏi này được áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp, Ernst & Young chưa thiết kế được bảng câu hỏi riêng cho từng loại hình doanh nghiệp.
− Hiện nay, khách hàng của công ty phần nhiều hoạt động trên các lĩnh vực nhạy cảm như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, … đòi hỏi cần có sự tham gia của các chuyên gia trong việc đánh giá rủi ro của khách hàng nhưng trên thực tế, việc tham gia của các chuyên gia còn rất hạn chế.
− Khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, theo tìm hiểu của sinh viên,việc sử dụng lưu đồ để mô tả công việc theo từng chức năng đối với các loại nghiệp vụ chính, đối với trình tự luân chuyển của chứng từ còn rất hạn chế.
− Cách đánh giá về việc xác lập mức trọng yếu chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cũng như xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên dẫn đến việc đánh giá còn mang tính chủ quan khi xác lập mức trọng yếu, mặc dù trên lý thuyết có hướng dẫn cụ thể, đầy đủ.
− Sau khi xác định được tài khoản hay nhóm tài khoản trọng yếu, kiểm toán viên tiến hàng đánh giá rủi ro và xây dựng thủ tục kiểm toán cho các tài khoản này mà không quan tâm nhiều đến những tài khoản không trọng yếu. Trong khi những tài khoản này có thể gây ra sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính khi tổng hợp sai sót.
3.1.3 Nguyên nhân của các tồn tại
− Do giới hạn về thời gian và khối lượng công việc phải thực hiện quá lớn nên việc thu thập thông tin thật sự đầy đủ và hiệu quả là một công việc khó khăn. Vào mùa kiểm toán, khối lượng công việc của kiểm toán rất lớn nên thời gian cho phép tiếp xúc khách hàng rất ít. Thêm vào đó, về phía khách hàng cũng đòi hỏi kiểm toán viên sớm đưa ra các bút toán điều chỉnh để có báo cáo tài chính nộp hội đồng quản trị và hoàn thành các kế hoạch khác của công ty. Vì vậy, áp lực thời gian phần nào đã ảnh hướng đến hiệu quả công việc.
− Các thủ tục kiểm toán được thực hiện bị chi phối ít nhiều bởi quan điểm cá nhân của mỗi kiểm toán viên.
− Việc phân nhóm kiểm toán viên thực hiện hợp đồng chưa theo hướng chuyên môn hóa cao khiến kiểm toán viên gặp nhiều khó khăn trong việc cập nhật thông tin về các ngành nghề hoạt động của khách hàng.
3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN ERNST & YOUNG VIỆT NAM KIỂM TOÁN ERNST & YOUNG VIỆT NAM
− Giảm áp lực công việc cho kiểm toán viên cấp cao. Đây là một vấn đề cốt lõi vì nếu giải quyết được vấn đề này thì sẽ khắc phục được nhiều nhược điểm cho quy trình đánh giá rủi ro. Kiểm toán viên cấp cao sẽ có nhiều thời gian làm việc với khách hàng, thu thập đầy đủ hơn những thông tin cần thiết cho việc đánh giá rủi ro.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thế Lộc
− Tăng cường sự tham gia của các chuyên gia nhất là khi kiểm toán cho những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm để họ có thể giúp kiểm toán viên nhận diện những rủi ro của khách hàng.
− Thường xuyên đào tạo và cập nhật kiến thức về lĩnh vực, ngành nghề hoạt động, xu hướng kinh tế, … cũng như cập nhật những kiến thức mới nhất của Ernst & Young Global cho các kiểm toán viên để họ có thể nhận diện và đánh giá chính xác hơn rủi ro của khách hàng.
− Khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và những chu trình chính trong doanh nghiệp, kiểm toán viên nên dùng kết hợp với lưu đồ để có thể hình dung rõ nét về hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát theo như hướng dẫn của EY GAM.
− Việc nghiên cứu để thiết kế các loại mẫu biểu để phù hợp với tình hình thị trường, hình thức kinh doanh, quy mô doanh nghiệp là rất cần thiết vì việc sử dụng chung một biểu mẫu cho nhiều loại hình kinh doanh là không phù hợp.
− Bổ sung thủ tục kiểm toán cho các tài khoản hay nhóm tài khoản không trọng yếu nhằm tránh việc bỏ sót các biến động bất thường.
KẾT LUẬN
Đề tài đã khẳng định được tầm quan trọng không thể thiếu trong bất cứ cuộc kiểm toán nào của việc đánh giá rủi ro, đây là một quy trình cần thiết để hoạt động kiểm toán được thuận lợi và đem lại kết quả đáng tin cậy nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang khủng hoảng hiện nay. Đồng thời, việc nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài cũng giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các quy định hướng dẫn, các chuẩn mực kiểm toán và thực tế áp dụng những chuẩn mực, hướng dẫn đó tại công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam.
Với các nhận xét và kiến nghị trên, sinh viên hy vọng sẽ góp phần khắc phục một số tồn tại chủ yếu trong quy trình đánh giá rủi ro của Ernst & Young Việt Nam. Tuy nhiên, do sự hạn chế về trình độ lý luận, các giải pháp được trình bày chắc chắn còn nhiều điểm chưa mang tính thực tiễn cao, do đó, cần phải nghiên cứu thêm trước khi áp dụng vào thực tế.