Đánh giá sự phát triển của các chủng giống nấm Hương trên môi trường thạch PDA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển của hệ sợi nấm Hương (Lentinula edodes) trong môi trường nuôi cấy lỏng (Trang 29 - 31)

- Chuẩn bị dịch chiết nấm men

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá sự phát triển của các chủng giống nấm Hương trên môi trường thạch PDA

môi trường thạch PDA

Đường kính phát triển hệ sợi của các chủng nấm Hương trên môi trường PDA được xác định sau 6, 9 và 12 ngày của quá trình nuôi cấy. Kết quả được trình bày trong bảng 1. Sau 6 ngày, đường kính phát triển của hệ sợi nấm của 3 chủng nấm Hương Lentinula edodes Thái, Lentinula edodes Sa Pa và Lentinula edodes L170 lần lượt là: 3,98cm; 3,83 và 1,30cm. Như vậy, sau 6 ngày nuôi cấy, tốc độ phát triển của chủng giống Thái cao nhất và chủng giống L170 là thấp nhất.

Kết quả đo đường kính phát triển của 3 chủng giống nấm Hương Thái, Sa Pa và L170 trên môi trường PDA sau 9 ngày lần lượt là: 7,37cm; 6,98cm và 1,87cm. Như vậy, sau 9 ngày nuôi cấy, tốc độ phát triển của chủng giống Thái cao nhất và chủng giống L170 là thấp nhất.

Kết quả đo đường kính phát triển của 3 chủng giống nấm Hương Thái, Sa Pa và L170 trên môi trường PDA sau 12 ngày lần lượt là: 8,99cm; 8,50cm và 2,50cm. Như vậy, trong quá trình phát triển trên môi trường PDA, sự khác biệt về tốc độ phát triển của các chủng giống nấm Hương vẫn được duy trì. Trong đó, chủng giống Thái phát triển tốt nhất còn chủng giống L170 thấp nhất.

Trong cùng điều kiện về môi trường nuôi cấy PDA, nhiệt độ 25oC trong tủ ấm thì tốc độ phát triển của ba chủng nấm Hương trong nghiên cứu này là khác nhau. Sự khác biệt này là do bản chất về chủng giống.

Kết quả thu được trong nghiên cứu này cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài trước đây. Mata và CS [6] khi nuôi cấy 11 chủng giống nấm Hương trên đĩa Petri với môi trường MEA đã thu nhận được đường kính sợi nấm sau 7 ngày dao động từ 4,9 đến 7,1cm. Theo

kết quả nghiên cứu của De Carvalho [7] thì đường kính phát triển của hai chủng Lentinula edodes em BDA và Lentinula edodes em SDA trên môi trường thạch sau 10 ngày tương ứng là 9,2cm và 4,5cm.

Bảng 4.1. Đường kính (cm) hệ sợi nấm Hương của các chủng giống nấm Hương trên môi trường PDA

Ngày xác định Ngày xác định 6 9 12 Chủng nấm Hương Thái 3,98 ± 0,13 7,37 ± 0,17 8,98 ± 0,23 Chủng nấm Hương Sa Pa 3,83 ± 0,14 6,98 ± 0,14 8,50 ± 0,18 Chủng nấm Hương L170 1,30 ± 0,17 1,87 ± 0,15 2,50 ± 0,19

Hình 4.1. Sự phát triển của 3 chủng giống nấm Hương sau 6 ngày phát triển trên môi trường thạch PDA (Chủng Thái bên trái, chủng Sapa giữa

và chủng L170 bên phải)

Kết luận: Chủng giống nấm Hương Lentinula edodes Thái tốc độ phát triển lớn nhất nên là chủng giống nấm Hương phát triển tốt nhất trên môi trường thạch PDA.

Hình 4.2. Sự phát triển của 3 chủng giống nấm Hương sau 9 ngày phát triển trên môi trường thạch PDA (Chủng Thái bên trái, chủng Sapa giữa

và chủng L170 bên phải)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển của hệ sợi nấm Hương (Lentinula edodes) trong môi trường nuôi cấy lỏng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w