Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và hợp đồng vô hiệu

Một phần của tài liệu Ôn thi CPA 2010 môn Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.pdf (Trang 50 - 51)

II. HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH, THƢƠNG MẠ

4.Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và hợp đồng vô hiệu

4.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong kinh doanh, thương mại

Luật Thương mại không quy định cụ thể các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Vì vậy, khi xem xét hiệu lực của hợp đồng trong kinh doanh, thương mại, cần dựa trên các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định trong Bộ luật Dân sự. Căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự (Điều 122) và các quy định có liên quan, có thể xác định một hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, ngườ i tham gia giao kết hơ ̣p đồng kinh doanh thương ma ̣i phải có

năng lực giao kết (năng lực hành vi dân sự).

Hành vi giao kết hợp đồn g sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vu ̣ pháp lý cho các bên, do vậy để hơ ̣p đồng có hiê ̣u lực pháp lý và có khả năng thực hiê ̣n , người giao kết hơ ̣p đồng phải có khả năng nhâ ̣n thức hành vi giao kết hợp đồng cũng như hâ ̣u quả của viê ̣c giao kết hơ ̣p đồng . Đối với cá nhân , tổ chức giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền.

Thứ hai, mục đích và nội dung của hợp đồng kinh doanh, thương mại không vi

phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội

Mục đích của hơ ̣p đồng là những lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đa ̣t đươ ̣c khi giao kết hơ ̣p đồng . Nô ̣i dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản mà các bên đã thỏa thuâ ̣n, thống nhất. Để hợp đồng có hiê ̣u lực và có khả năng thực hiê ̣n, pháp luâ ̣t quy đi ̣nh mu ̣c đích, nô ̣i dung của hợp đồng không được trái pháp luâ ̣t và đa ̣o đức xã hô ̣i.

Ví dụ: Hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của nền kinh tế, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước mà những hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh được pháp luật quy định một cách phù hợp. Hiện hành, hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện được quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại.

Thứ ba, Hợp đồng kinh doanh, thương mại được giao kết đảm bảo các nguyên

tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh doanh thương mại nói riêng phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết những không trái pháp luật và đạo đức xã hội: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng23

. Những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng... là lý do dẫn đến hợp đồng bị coi là vô hiệu.

Thứ tư, nếu pháp luật có quy định về hình thức của hợp đồng thì phải tuân theo

quy định này. Thông thường đó là quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản và /hoặc văn bản hợp đồng phải được đăng ký, chứng thực. Trong trường hợp này , hình thức của hợp đồng là điều kiê ̣n có hiê ̣u lực , khi giao kết các bên phải tuân theo hình thức được pháp luâ ̣t quy đi ̣nh . Để hợp đồng kinh doanh, thương mại có hiệu lực, hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận. Theo Điều 24 Luật Thương mại, hợp đồng kinh doanh, thương mại được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Như vậy, trường hợp các bên không tuân thủ hình thức hợp đồng khi pháp luật bắt buộc phải thỏa thuận bằng văn bản (ví dụ: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán nhà ở nhằm mục đích kinh doanh..., sẽ là lý do dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu).

4.2. Hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu

a) Các trường hợp vô hiệu

Thứ nhất, hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không thỏa mãn một trong các điều

kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

- Nội dung của hợp đồ ng vi pha ̣m điều cấm của pháp luâ ̣t hoặc trái đạo đức xã hội;

- Hợp đồng vô hiệu do giả tạo; - Vô hiệu do nhầm lẫn;

- Vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa;

- Vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; - Vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức.

Thứ hai, tùy thuộc vào tính chất và mức độ của sự vô hiệu hợp đồng, hợp đồng

vô hiệu có thể được chia thành:

- Hợp đồng vô hiệu toàn bộ (Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối);

Một phần của tài liệu Ôn thi CPA 2010 môn Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.pdf (Trang 50 - 51)