Nguyên tắc về kế toán vốn bằng tiền các nghiệp vụ thanh toán, vay ngân hàng

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ (Trang 43 - 44)

II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN

1. Nguyên tắc về kế toán vốn bằng tiền các nghiệp vụ thanh toán, vay ngân hàng

những đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà còn tiết kiệm được vốn lưu động, tăng thu nhập cho hoạt động tài chính, góp phần quay vòng nhanh của vốn lưu động.

Vốn bằng tiền bao gồm: - Tiền mặt: TK 111

- Tiền gửi ngân hàng: TK 112 - Tiền đang chuyển: TK 113

Vốn bằng tiền là loại vốn được xác định có nhiều ưu điểm nhưng đây cũng là lĩnh vực mà kế toán thường mắc thiếu sót và để xảy ra tiêu cực cho nên cần phải tổ chức quản lý chặt chẽ và có hiệu quả loại vốn này.

1. Nguyên tắc về kế toán vốn bằng tiền các nghiệp vụ thanh toán, vay ngân hàng ngân hàng

* Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ:

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định và chế độ quản lý, lưu thông tiền tệ hiện hành của Nhà nước.

- Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số hiện có và tình hình thu chi toàn bộ các loại vốn bằng tiền của đơn vị hàng ngày.

- Kế toán phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là đồng ngân hàng Việt nam.

- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại vốn bằng tiền, từng loại ngoại tệ.

* Hạch toán nguồn vốn tín dụng phải cần thuân thủ các nguyên tắc sau:

- Mọi khoản vay ngoại tệ phải được phản ánh theo nguyên tắc tiền tệ và đồng Việt Nam. Trường hợp vay bằng vàng bạc, đá quý phải được phản ánh chi tiết theo từng loại về số lượng và giá trị.

- Mọi khoản vay phải được theo dõi chi tiết theo các hình thức vay, vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn hoặc các đối tượng khác. Trong từng hình thức vay phải theo dõi cho từng loại vay.

* Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán phải tuân thủ các nguyên tắc:

- Hạch toán các quan hệ kinh tế thuộc nghiệp vụ thanh toán phải chi tiết cho từng đối tượng có quan hệ tài chính vốn đơn vị. Đến cuối kỳ hạch toán phải tính số công nợ cho từng đối tượng.

- Kế toán có nhiệm vụ tổ chức ghi chép và theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải thu, phải trả có biện pháp đôn đốc chi, trả và thu hồi kịp thời các khoản công nợ.

- Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật thanh toán và thu nộp ngân sách. Giải quyết dứt khoát công nợ dây dưa. Xử lý đúng đắn các khoản nợ không có khả năng đòi được hoặc không có ai đòi.

Một phần của tài liệu Kế toán nghiệp vụ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)