REN PHẢI VÀ REN TRÁI: CÔNG DỤNG VÀ CÁCH PHÂN BIỆT

Một phần của tài liệu Vẽ kỹ thuật trong ngành cơ khí (Trang 70 - 73)

2- Ren Anh dùng kẹp chặt: có tiết diện là tam giác cân, góc đỉnh 55o Ren Anh ra đời trước và có ưu điểm như trình bày phần

4.10 REN PHẢI VÀ REN TRÁI: CÔNG DỤNG VÀ CÁCH PHÂN BIỆT

PHÂN BIỆT

Đa phần ren vít được chế tạo theo chiều thuận gọi là ren phải, khi chế tạo ren phải bằng cách tiện thì trục phôi phải quay theo chiều thuận (từ trên xuống hay ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào mặt đầu mâm cặp, còn bàn xa dao chạy thuận từ phải sang trái. Tiện ren trái thì có một chuyển động ngược lại.

Phân biệt:

Để biết ren trái hay phải, ta đặt trục vít thẳng đứng, nhìn thấy đường ren quấn lên theo chiều phải là ren phải còn đường ren lên theo chiều trái là ren trái.

Ren phải (thường gặp) vặn xiết chặt vào theo chiều kim đồng hồ, còn ren trái ngược lại.

Để phân biệt ren trái thường trên đầu vít người ta tiện một rãnh vòng thành các hình quả trám như trên hình 4.9 hay ghi kích thước có phụ chú:

Ví dụ: M10´1, 5 ren trái

Hình 4.9 Phân biệt ren phải, ren tráim nếu chỉ nói ren thì mặc nhiên là ren phải

Hình 4.10 Bu lông ren trái và đệm bẻ

Công dụng:

Ren trái có thể dùng để tendeur trong bộ tăng giảm lực căng dây cáp, kẹp ép (bản kẹp dùng ép khi dán đai).

MỐI GHÉP REN VÍT

Công dụng chính của ren trái là phòng lỏng cho mối ghép ren. Nguyên tắc để mối ghép ren không tháo ra được là chiều quay vít hay đai ốc khi làm việc phải ngược lại chiều ren. Vì vậy ren trái được dùng khi vặn trên vật phải quay theo chiều kim đồng hồ lúc làm việc. Ví dụ, cốt pedal bên phải luôn có ren trái vì pedal phải quay theo chiều kim đồng hồ. Nắp che líp (libre) xe đạp có chiều ren trái, nắp nhựa xiết đầu cốt quạt treo tường đều ren trái vì quạt quay cùng chiều kim đồng hồ (vì sao chọn chiều như vậy?). Tuy nhiên, trong máy mài cầm tay vì ta thường quen với ren phải, lại cần tháo lắp nhiều nên các nhà sản suất luôn thiết kế cho đĩa mài quay ngược chiều kim đồng hồ để có thể dùng ren phải khóa đĩa. Nên hạn chế dùng ren trái vì người sử dụng không quen thao tác siết, mở, dễ nhầm và việc chế tạo khó khăn, hơn nữa giá thành đắt do không có dụng cụ cắt chế sẵn như taraud, bàn ren như ren phải.

4.11 REN BƯỚC TO VÀ REN BƯỚC NHUYỄN, PHẠM VI

SỬ DỤNG

Bình thường các bulong dùng kẹp chặt trên thị trường đều dùng ren bước to tiêu chuẩn theo bảng 4.1 nên khi mua vít hoặc bu lông chỉ cần nói đường kính và chiều dài, mặc nhiên là ren bước to. Ren bước to chỉ dùng cho các kết cấu tỉnh, không thể bảo đảm phòng lỏng khi rung động. trường hợp này có thể dùng ren bước nhuyển hay ren trái.

Phòng lỏng: Ren nhuyễn bước nhỏ (thường là bu lông ngoại) dùng để phòng lỏng cho các thiết bị chịu rung nhỏ khi làm việc. Nâng cao độ an toàn do phòng lỏng hiệu quả.

Ví dụ, đai ốc tắc kê (Taquet) dùng xiết các bánh ôtô vào mâm trục xe đều dùngø ren nhuyễn. Lý do ren nhuyễncó góc nâng ren (góc xoắn) nhỏ nên khó tháo lỏng theo nguyên lý độ dốc càng nghiêng càng dễ tự tháo ra theo trình bày như trong Giáo trình Nguyên lý máy, ta có:

Ta thấy khi bước p càng bé thì a càng bé, mối ghép khó tuột ra.

Giảm lực xiết: trong các cơ cấu cảo đều dùng ren tam giác bước nhuyễn để giảm nhẹ lực tác động của tay và tăng lực tháo, tất nhiên có lợi lực thì có hại cho quãng đường vì số vòng quay phải nhiều. Ví dụ: cảo dĩa, cảo volant xe gắn máy, kích đội ôtô đều thường dùng ren nhuyễn vì lý do giảm lực.

Tuy nhiên, ren nhuyễn thì sức bền kém hơn ren to khi cùng đường kính danh nghĩa, nên khi dùng ren bước nhỏ cần quan tâm việc tính bền sức chịu của ren: người ta dùng vật liệu tốt và bề dày đai ốc lớn có nhiều vòng ren làm việc làm giảm ứng suất trên ren.

Một phần của tài liệu Vẽ kỹ thuật trong ngành cơ khí (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)