CÁC PHÂN HỆ CỦA MICROBANK

Một phần của tài liệu Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mềm microbank (Trang 25 - 72)

MicroBANK được thiết kế theo từng phân hệ (module) riêng biệt, mỗi phân hệ quản lý một hoặc vài nghiệp vụ chuyên biệt. Các phân hệ này tích hợp với nhau tạo thành hệ thống tổng thể. Tùy theo yêu cầu của ngân hàng, các phân hệ này có thể được cài đặt riêng lẻ và hoạt động độc lập trong tổng thể các phần mềm khác nhau trong ngân hàng. Kiến trúc ứng dụng của

HỆ THỐNG THÔNG TIN KHÁCH HÀNG - MicroBANK®Customer Giới thiệu

Thông tin khách hàng đóng vai trò quyết định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thông tin đầy đủ, chính xác sẽ giúp ngân hàng có được những hành xử, chính sách và chiến lược kinh doanh đúng đắn. Thông tin khách hàng đang dần trở thành tài sản quý giá của ngân hàng, cần được phát triển, quản lý và khai thác tốt nhất. Để làm được điều đó, ngân hàng cần phải nhanh chóng ứng dụng CNTT trong quản lý thông tin khách hàng. Bởi vì thông tin khách hàng có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và nó ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nên đòi hỏi phần mềm phải có khả năng tương tác với các phần mềm khác để tiếp nhân và cung cấp thông tin lẫn nhau.

Phần mềm MicroBank@Customer được phát triển với kiến trúc mở sẽ giúp ngân hàng xây dựng, quản lý hệ thống thông tin khách hàng, cung cấp các công cụ để ngân hàng khai thác hiệu quả nhất những thông tin quý giá này. Phần mềm sẽ giúp ngân hàng có được những thông tin chi tiết về khách hàng, qua đó sẽ có những định hướng, chính sách phù hợp. Ngoài ra, với các chức năng quản lý, cảnh báo và ngăn chặn các khách hàng trong tình trạng “theo dõi đặc biệt” (Black listed customer), sẽ giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Các tính năng chính

Quản lý khách hàng tập trung và duy nhất

Hệ thống sẽ cấp một mã số duy nhất cho mỗi khách hàng (số CIF), số này dùng để xác định khách hàng và là số duy nhất cho tất cả các dịch vụ của khách hàng tại ngân hàng, tại bất kỳ chi nhánh nào. Đây là số tồn tại vĩnh viễn, hệ thống sẽ không cấp lại, không cấp số mới cho khách hàng trong bất kỳ trường hợp nào.

Đa dạng cấu trúc thông tin khách hàng

- Thông tin cơ bản bắt buộc

Bao gồm những thông tin cơ bản, bắt buộc phải có khi tạo mới, cập nhật thông tin khách hàng. Các thông tin này bắt buộc trong mọi trường hợp, kế cả việc giao diện qua file, webservices,… Các thông tin bao gồm: Tên khách hàng; Mã phân loại (cá nhân, doanh nghiệp,…); Ngày sinh/ngày thành lập; Số nhận dạng (Chứng minh thư, giấy phép kinh doanh); Địa chỉ thường trú/đăng ký kinh doanh; ngày cấp CMND/giấy phép kinh doanh;…

- Thông tin cơ bản tùy chọn

Đây là những thông tin cơ bản về khách hàng nhưng không bắt buộc phải nhập. Các thông tin này bao gồm: Tên tiếng anh; Số điện thoại; E- mail; Giới tính/Loại hình doanh nghiệp; Tình trạng hôn nhân; trình độ học vấn;…

- Thông tin đặc biệt

bật màn hình thông tin này khi người dùng thực hiện thao tác đến khách hàng.

- Thông tin phục vụ báo cáo, thống kê

Đây là các thông tin đánh giá, phân loại,… khách hàng theo nhiều tiêu chí khác nhau để phục vụ báo cáo nội bộ hoặc báo cáo NHNN. Hệ thống cung cấp giao diện mở với tham số do ngân hàng định nghĩa để ngân hàng có thể nhanh chóng thay đổi, bổ sung các chỉ tiêu báo cáo này.

- Thông tin về khả năng tài chính của khách hàng

Hệ thống cho phép lưu lại các báo cáo tài chính hoặc các thông tin phân tích, đánh giá tài chính khác về khách hàng dưới dạng dữ liệu hoặc file kèm theo. Thông tin tài chính sẽ lưu trữ theo từng giai đoạn (tháng/quý/năm). Các thông tin này sẽ dùng để hỗ trợ cho việc đánh giá, xếp loại, cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng.

- Thông tin phục vụ tiếp thị

Đây là các thông tin dùng để thống kê phục vụ công tác tiếp thị, triển khai sản phẩm mới cho ngân hàng như: Quý vị biết đến ngân hàng thông qua phương tiện gì, bạn thường làm gì vào cuối tuần,…. Các thông tin này ở dạng tham số do ngân hàng tự định nghĩa tùy theo nhu cầu sử dụng.

- Thông tin xác thực khách hàng

Là những thông tin cần thiết để xác minh khách hàng, bao gồm các thông tin: Mẫu dấu chữ ký, mẫu CMND, vân tay, khẩu ngữ (dùng xác minh khi khách hàng gọi điện)

Quản lý mối quan hệ

Khách hàng là một chủ thể trong xã hội, chủ thể này có mối quan hệ với những cá nhân khác. Các mối quan hệ này có thể sẽ có quyền, trách nhiệm tài chính hoặc chỉ liên đới chịu trách nhiệm. Căn cứ vào những mối quan hệ này, ngân hàng sẽ có những chính sách tối ưu nhất cho kinh doanh. Có 3 nhóm quan hệ cơ bản:

Người quản lý doanh nghiệp: Bao gồm các cá nhân như Cổ đông chính, Chủ tịch/thành viên HĐQT, Thành viên Giám đốc, Kế toán trưởng,…

Quan hệ gia đình: Quan hệ cha, mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em,…

Nhóm khách hàng: Nhóm các khách hàng trong ngân hàng có liên đới về trách nhiệm/quyền lợi tài chính với nhau. Các hình thức nhóm: Tập đoàn, công ty liên kết, hiệp hội, gia đình,…

Quản lý danh sách đen

Hệ thống lưu lại danh sách các khách hàng cần đặc biệt lưu ý khi giao dịch hoặc thậm chí không được phép giao dịch. Khi giao dịch viên thực hiện giao dịch với khách hàng này, chương trình sẽ bật cảnh báo về khách hàng, lý do bị đưa vào danh sách đen,… Ngoài ra, hệ thống còn cho phép thiết lập việc ngăn chặn giải ngân đối với khách hàng trong danh sách đen.

Quản lý mẫu dấu, chữ ký

Đây là thông tin quan trọng dùng để xác thực khách hàng khi đến giao dịch tài ngân hàng. Chương trình cung cấp các chức năng để quét, lưu hình ảnh, và các chức năng tra cứu mẫu dấu, chữ ký tại mỗi màn hình giao dịch của giao dịch viên. Việc thay đổi hình ảnh mẫu dấu, chữ ký được kiểm soát chặt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương trình cho phép đăng ký nhiều chữ ký cho một khách hàng như chữ ký Giám đốc, Kế toán trưởng, chữ ký ủy quyền,… ,đăng ký thời hạn hiệu lực của chữ ký,…

Chấm điểm và xếp hạng tín dụng

Chức năng dùng để đánh giá khách hàng mới dựa vào các thông tin đầu vào theo thang điểm quy định sẵn. Hệ thống được thiết kể mở cho phép ngân hàng tự xây dựng các tiêu chí tính điểm, bảng điểm kèm theo mỗi tiêu chí. Chức năng này phục vụ cho công tác thẩm định cho vay nhất là đối với vay tiêu dùng cá nhân và dùng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.

TÀI KHOẢN THANH TOÁN - MicroBANK®CAS Giới thiệu

Với sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tài khoản tiền gửi thanh toán ngày càng giữ vị trí quan trọng. Hầu như mọi khách hàng khi giao dịch với ngân hàng đều có tài khoản thanh toán, và các dịch vụ ngân hàng tiến tiến nhất đề ít nhiều liên quan đề tài khoản thanh toán của khách hàng. Như vậy, có thể nói tài khoản thanh toán như là điều kiện cần, và các tiện ích của phần mềm với tài khoản thanh toán sẽ là nền tảng để phát triển dịch vụ ngân hàng.

Phần mềm MicroBANK@CAS cung cấp các chức năng đa dạng từ việc mở tài khoản, quản lý tài khoản đến giao dịch tài chính, và nhiều tiện ích khác để giúp ngân hàng phát triển nhanh chóng dịch vụ. Ngoài ra, phần mềm cũng giúp ngân hàng quản lý các tài khoản không kỳ hạn khác như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tài khoản ký quỹ,…

Với khả năng xử lý tự động, công cụ quản lý và kiểm soát chặt chẽ,… phần mềm sẽ giúp ngân hàng dễ dàng trong mở rộng và quản lý tài khoản, nhanh chóng phát triển lượng khách hàng nhất là khách hàng cá nhân, tạo tnền tảng vững chắc phát triển dịch vụ ngân hàng.

Các tính năng chính

Đa dạng về hình thức tính lãi

Các thông số về tính lãi được quy định riêng theo từng sản phẩm, bao gồm: - Cơ sở năm tính lãi (360 ngày hay 365 ngày)

- Số dư tối thiểu tính lãi

- Lãi suất bậc thang: Áp dụng lãi suất khác nhau theo số dư khác nhau - Lãi suất theo số dư ổn định: Lãi suất cao nếu đạt một mức số dư ổn định

trong khoảng thời gian xác định.

Đa dạng về loại số dư tối thiểu

Số dư tối thiểu trên tài khoản

Số dư tối thiểu phải có trên tài khoản, khách hàng không thể rút vượt số dư này trong mọi trường hợp. Tính năng này sẽ không hiệu lực trong trường hợp tài khoản được cấp hạn mức thấu chi.

Số dư tối thiểu trên tài khoản

Quy định số dư tối thiểu để thực hiện tính lãi cho khách hàng, nếu dưới số dư này, khách hàng sẽ không được hưởng lãi

Số dư tối thiểu tính phí duy trì tài khoản

Khi tài khoản giảm nhỏ hơn số dư quy định, phần mềm sẽ tính phí duy trì tài khoản. Phí này được tính hàng tháng và tự động từ tài khoản.

Bảo mật thông tin tài khoản

MicroBANK@CAS cung cấp tính năng bảo mật các thông tin quan trọng trên tài khoản như thông tin số dư, thông tin giao dịch,…. Tính năng này

được thiết lập cho từng tài khoản, khi được thiết lập hệ thống chỉ cho phép nhân viên quản lý tài khoản hoặc chính bản thân người chủ tài khoản được xem số dư tài khoản. Tính năng này thường được áp dụng cho tài khoản thanh toán lương của nhân viên ngân hàng, tài khoản của người chơi chứng khoán,…

Đa dạng chức năng và tiện ích

Giao dịch tự động - AFT

Người dùng sẽ thiết lập các điều kiện cho tài khoản và khi điều kiện thỏa mãn, hệ thống sẽ tự động trích tiền. Các điều kiện và mục đích sử dụng của AFT:

- Thanh toán nợ vay: Dựa vào hóa đơn đòi nợ của tài khoản vay để thực hiện thu nợ tự động.

- Chuyển khoản định kỳ theo lịch cố định

- Chuyển khoản khi số dư vượt ngưỡng tối đa hoặc tối thiểu nhằm duy trì số dư hợp lý.

Quản lý thấu chi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chức năng quản lý thấu chi của MicroBANK@CAS được thiết kế với tính uyển chuyển cao cho phép ngân hàng xây dựng nhiều hình thức thấu chi khác nhau thông qua các quy định về thời gian tính lãi, hình thức trả lãi,… Chương trình cung cấp 2 hình thức thấu chi trên tài khoản:

- Thấu chi mặc định: Xây dựng hạn mức thấu chi, điều kiện tính lãi, thanh toán lãi chung theo sản phẩm. Tính năng áp dụng thấu chi cho nhóm khách hàng.

- Vay thấu chi: Đây là hình thức cho vay theo dạng thấu chi có tài sản đảm bảo (thường là sổ tiết kiệm). Hạn mức thấu chi này không hạn chế và phải đăng ký riêng cho từng tài khoản.

Hạch toán lô

Đây là chức năng cho phép thực hiện giao dịch theo danh sách lệnh thanh toán do người dùng định sẵn trên file Excel hoặc text file theo khuôn mẫu quy định sẵn. Chức năng này thường được dùng làm dịch vụ chi trả lương hoặc thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp. Giao dịch này được đảm bảo an toàn thông qua cơ chế mã hóa file thanh toán và cơ chế phân quyền kiểm duyệt giao dịch chặt chẽ.

Quản lý phong tỏa

Chức năng này dùng để phong tỏa số tiền trên tài khoản của khách hàng, số tiền bị phong tỏa sẽ không được phép rút cho đến khi được giải phong tỏa. Số tiền phong tỏa vẫn được tính lãi trong suốt thời gian bị phong tỏa. Các đặc điểm của chức năng phong tỏa:

- Có thể phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản

- Một tài khoản có thể được phong tỏa theo nhiều khoản với mục đích khác nhau

- Số tiền phong tỏa sẽ được giải khi hết thời hạn phong tỏa hoặc khi có yêu cầu giải phong tỏa.

- Tùy theo loại phong tỏa, chương trình sẽ giới hạn những người nào được phép giải phong tỏa.

- Phong tỏa thủ công: Người dùng vào chức năng quản lý phong tỏa để thực hiện phong tỏa. Tùy theo thời hạn phong tỏa, hệ thống sẽ giải phong tỏa tự động hoặc người dùng phải thực hiện giải phong tỏa. - Phong toản/giải phong tỏa tự động: Hệ thống sẽ thực hiện phong tỏa

theo yêu cầu từ hệ thống khác như ký quỹ bảo lãnh, … Khoản phong tỏa này sẽ được giải khi có yêu cầu từ hệ thống đã thực hiện phong tỏa. Quản lý Séc

Chương trình cung cấp các chức năng Phân phối Séc, phát hành Séc cho khách hàng và giao dịch thanh toán Séc.

Quản lý sổ phụ (Account Statement)

Quản lý các bảng sao kê tài khoản (account statement) là thành phần không thể thiếu khi quản lý tài khoản thanh toán. Sao kê được gửi cho khách hàng để xác nhận số dư, giao dịch đã thực hiện trên tài khoản. Thông thường, các khoản sao kê sẽ được gửi cho khách hàng hàng tháng. MicroBANK@CAS cung các nhiều tiện ích quản lý sao kê:

- Tham số xác định có tạo sao kê tự động không - Định kỳ gửi sao kê cho khách hàng

TIỀN GỬI TIẾT KIỆM - MicroBANK®Saving Giới thiệu

Với việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng liên tục thay đổi chính sách, tạo ra nhiều sản phẩm tiền gửi tiết kiệm nhằm thu hút lượng tiền gửi, nhất là lượng tiền gửi tiết kiệm cá nhân. Do số lượng tài khoản tiền gửi tiết kiệm rất lớn, nên việc quản lý thường gặp nhiều khó khăn khi chính sách thay đổi hoặc khi phát triển sản phẩm mới. Đây chính là thách thức lớn cho các nhà phát triển phần mềm và những người quản lý khai thách phần mềm của ngân hàng. Đây cũng là cơ hội để các phần mềm không ngừng phát triển, tự hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của ngân hàng.

Với thiết kế mở, tham số hóa cao và không ngừng được cải tiến, Phần mềm MicroBANK@Saving cung cấp đầy đủ các phương tiện, tiện ích cần thiết để ngân hàng có thể phát triển sản phẩm mới, thay đổi chính sách lãi suất,… với thời gian ngắn nhất, giúp ngân hàng nhanh chóng bắt nhịp thị trường, thu hút khách hàng và hạn chế những thiệt hại tài chính cho ngân hàng. Phần mềm MicroBANK@Saving với các tính năng xử lý tự động, chính xác và tin cậy sẽ giúp ngân hàng đơn giản hóa việc quản lý lượng lớn tài khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, và mang lại sự yên tâm cho khách hàng.

Các tính năng chính

Quản lý sản phẩm tiền gửi

Bảng tham số sản phẩm với các thông tin chi tiết về thuộc tính của sản phẩm như cách tính lãi, trả lãi, thời hạn,… Khi cần ban hành sản phẩm tiền gửi mới, ngân hàng sẽ định nghĩa sản phẩm trong bảng tham số sản phẩm và

thiết lập các thuộc tính cho sản phẩm. Về thời hạn hiệu lực khi có thay đổi, các thuộc tính của sản phẩm phân làm 4 nhóm:

- Nhóm 1: Thay đổi sẽ có hiệu lực trên tất cả các sổ ngay khi có thay đổi.

- Nhóm 2: Thay đổi sẽ có hiệu lực khi sổ đáo hạn sang kỳ hạn mới, hoặc

mở mới.

- Nhóm 3: Thay đổi chỉ có hiệu lực trên sổ tiết kiệm mới mở. Quản lý lãi suất

Thông thường, lãi suất sẽ được áp dụng cho sổ khi mở số hoặc khi đáo hạn sổ, tuy nhiên chương trình cũng cung cấp thêm những tính năng khác để đa dạng hóa sản phẩm:

- Lãi suất thả nổi: Có 2 hình thức là: lãi suất sẽ thay đổi ngay khi có quyết định thay đổi lãi suất và thay đổi theo định kỳ trả lãi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lãi suất bậc thang: Tùy theo số dư tiền gửi của sổ chương trình sẽ áp lãi

Một phần của tài liệu Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mềm microbank (Trang 25 - 72)