ROCKEFELLER: VUA DẦU MỎ

Một phần của tài liệu Chiến tranh tiền tệ - một cuốc chiến giữa tiền bạc và quyền lực ở Mỹ (Trang 44 - 45)

CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TƯ HỮU

ROCKEFELLER: VUA DẦU MỎ

John Rockefeller cha là một nhân vật ít nhiều gây tranh cãi trong lịch sử nước Mỹ, bị thiên hạ chụp mũ là “người máu lạnh”. Tên tuổi của ông gắn liền với công ty dầu mỏ nổi tiếng thế giới.

Việc buôn bán dầu mỏ của John Rockefelle bắt đầu từ thời kỳ nội chiến Mỹ (1861 – 1865), và mãi đến năm 1870, khi thành lập công ty dầu mỏ thì quy mô làm ăn của ông vẫn thuộc vào hàng thường thường bậc trung. Từ sau khi nhận được một khoản cho vay cơ bản của ngân hàng đô thị quốc gia Cleveland, trong nháy mắt, dường như Rockefelle đã tìm được cảm giác đích thực của mình. Dã tâm cạnh tranh theo luật rừng của nhà tài phiệt này đã vượt xa sức tưởng tượng của mọi người. Nhận thấy ngành công nghiệp luyện dầu rất có triển vọng tốt với mức lợi nhuận ngắn hạn rất cao, nhưng Rockefelle cũng đồng thời nhìn thấy một sự thật hiển nhiên: đó là sự cạnh canh trong lĩnh vực này diễn ra kịch liệt mà không có sự kiểm soát, vì

thế, sớm hay muộn, các doanh nghiệp tham gia vào cuộc chơi này cũng sẽ rơi vào cảnh cạnh tranh theo kiểu tự sát. Và để tồn tại, chỉ có duy nhất một cách: tiêu diệt đối thủ cạnh tranh bằng mọi giá, không từ bất cứ thủ đoạn nào.

Trước hết, Rockefelle khống chế công ty trung gian nhưng không để cho ai biết rằng mình đã đề xuất mua lại đối thủ cạnh tranh với giá thấp. Nếu cự tuyệt, đối thủ cạnh tranh sẽ đối mặt với cuộc chiến giá cả thảm khốc, cho đến khi đối thủ phủ phục hoặc phá sản mới thôi. Nếu không hiệu quả, sau cùng Rockefeller sẽ sử dụng đến chiêu sở trường của mình - bạo lực: đánh công nhân của đối thủ cạnh tranh, phóng hỏa thiêu rụi nhà xưởng của đối thủ. Sau mấy hiệp như vậy, số đối thủ may mắn sống sót chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Hành vi lũng đoạn bá đạo như vậy, tuy đã gây nên sự căm phẫn trong giới kinh doanh, nhưng cũng đem lại sự hứng thú cao độ cho nhà ngân hàng New York. Các nhà tài phiệt ngân hàng ham mê trò lũng đoạn đã rất hân hoàn trước khả năng của Rockefeller.

Dòng họ Rothschild vẫn muôn tìm mọi cách khống chế nước Mỹ đang ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, các mánh khóe của họ tộc này sớm muộn đều thất bại. Việc khống chế một quốc vương ở châu Âu đơn giản hơn rất nhiều so với việc khống chế một Chính phủ dân cử. Sau cuộc nội chiến của Mỹ, dòng họ Rothschild bắt đầu sắp xếp kế hoạch khống chế Mỹ. Về tài chính thì đã có công ty Morgan và công ty Kuhn Loeb, còn trong giới công nghiệp vẫn chưa có ai thích hợp. Những gì mà Rockefeller làm đã thắp lên một tia hy vọng cho dòng họ Rothschild. Nếu như được tiếp thêm một lượng tài chính lớn thì thực lực của nhà Rockefeller sẽ vượt rất xa so với một vùng Cleveland nho nhỏ.

Rothschild đã cử Jacob Schiff của công ty Kuhn Loeb – một chiến lược gia quan trọng nhất của họ về tài chính ở Mỹ, tham gia vào kế hoạch này. Năm 1875, Jacob Schiff thân chinh đến Cleveland để chỉ bảo Rockefeller cách thức triển khai các bước tiếp theo trong kế hoạch khống chế nước Mỹ. Cùng với sự xuất hiện của Jacob Schiff là một lợi thế mà Rockefeller có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến: thông qua ngân hàng Morgan và công ty Kuhn Loeb, Rothschild đã khống chế 95% thị phần vận chuyển đường sắt Mỹ, đồng thời Jacob Schiff đang có dự định thành lập công ty South Improvement Company nhằm cung cấp dịch vụ vận chuyển giá rẻ cho công ty dầu mỏ của Rockefeller, mà dưới sự khống chế giá cước vận chuyển này, chẳng có mấy công ty luyện dầu có thể tiếp tục sinh tồn. Rất nhanh chóng, Rockefeller đã lũng đoạn hoàn toàn ngành dầu mỏ của Mỹ, trở thành “Vua dầu mỏ” thật sự cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Một phần của tài liệu Chiến tranh tiền tệ - một cuốc chiến giữa tiền bạc và quyền lực ở Mỹ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)