C đưa ra hai phép toán một ngôi để tăng và giảm các biến (nguyên và thực). Toán tử tăng là ++ sẽ cộng 1 vào toán hạng của nó, toán tử giảm -- thì sẽ trừ toán hạng đi 1.
Ví dụ: n=5 ;
++n ; Cho ta n=6// ++n <-> n=n+ 1 ; n++
Ta có thể viết phép toán ++ và -- trước hoặc sau toán hạng như sau: ++n, n++, --n, n--. Sự khác nhau của ++n và n++ ở chỗ: trong phép n++ thì tăng sau khi giá trị của nó đã được sử dụng, còn trong phép ++n thì n được tăng trước khi sử dụng. Sự khác nhau giữa n-- và --n cũng như vậy. Ví dụ: n=5 ; x=++n ; Cho ta x=6 và n=6 x=n++ ; Cho ta x=5 và n=6 n=5 ; n++ ; ++n ; 3.6. Các phép toán trên bít :
Các phép toán trên bít xem xét các toán hạng dưới dạng một chuỗi bit chứ không phải là giá trị số thông thường. Ví dụ xét toán hạng có giá trị là 12, các phép toán trên bít sẽ coi số 12 này như 1100.
Các phép toán trên bít gồm : &, | , ^ , ~ , vv … được tổng kết qua bảng sau:.
Toán tử Mô tả
AND ( x & y) Mỗi vị trí của bit trả về kết quả là 1 nếu bit tại vị trí tương
ứng của hai toán hạng đều là 1.
OR ( x | y) Mỗi vị trí của bit trả về kết quả là 1 nếu bit tại vị trí tương ứng của một trong hai toán hạng là 1.
NOT ( ~ x) Ðảo ngược giá trị các bit của toán hạng (1 thành 0 và ngược lại).
XOR ( x ^ y)
Mỗi vị trí của bit trả về kết quả là 1 nếu bit tại vị trí tương ứng của một trong hai toán hạng là 1 chứ không phải cả hai cùng là 1.
Các phép toán trên bít xem kiểu dữ liệu số như là số nhị phân 32-bit, giá trị số được đổi thành giá trị bit để tính toán trước rồi sau đó sẽ trả về kết quả ở dạng số ban đầu. Ví dụ:
Biểu thức 10 & 15 có nghĩa là (1010 & 1111) trả về giá trị 1010 có nghĩa là 10.
Biểu thức 10 | 15 có nghĩa là (1010 | 1111) trả về giá trị 1111 có nghĩa là 15.
Biểu thức 10 ^ 15 có nghĩa là (1010 ^ 1111) trả về giá trị 0101 có nghĩa là 5.
Biểu thức ~10 có nghĩa là ( ~1010 ) trả về giá trị 1111.1111.1111.1111.1111.1111.1111.0101 có nghĩa là -11.