Góc phương vị [ϕa]

Một phần của tài liệu tìm hiểu, tính toán và thiết kế hệ thống thu truyền hình số qua vệ tinh (Trang 68 - 71)

- Hình B (B Directional frame): Được suy ra từ cả hìn hI (hoặc P) trước và sau

1.2.7.2.Góc phương vị [ϕa]

Cáp phân phốiBộ kết hợp

1.2.7.2.Góc phương vị [ϕa]

Các vệ tinh ở trên quỹ đạo địa tĩnh nằm trong mặt phẳng xích đạo. Mỗi một trạm thu ở mặt đất chỉ có thể nhìn thấy vệ tinh ở nửa phần quả đất, từ kinh tuyến 00÷ 1800.

Trong các biểu đồ được lấy chuẩn ở kinh tuyến 00, rẽ về hướng Tây và hướng Đông. Thực tế do sự che khuất của bề mặt trái đất, chỉ còn ±700 về hướng Tây-Đông.

Góc phương vị là góc dẫn hướng cho anten quay tìm vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh theo hướng từ Đông sang Tây. Góc phương vị được xác định bởi đường thẳng hướng tới vệ tinh.

Góc được tính theo chiều kim đồng hồ, theo công thức:

ϕa = 1800 + kinh độ Tây Hoặc ϕa = 1800 - kinh độ Đông

Góc phương vị phụ thuộc vào kinh độ của điểm thu và kinh độ của vệ tinh. ) sin( ) ( 180 Lat Lon tg arctg a = + ϕ ) sin( ) 151263 . 0 cos( ) ( a a e tg ϕ ϕ θ = − 1.2.7.3. Góc phân cực:

Khi đường trục tâm chảo parabol thu hướng thẳng đến tâm búp sóng chính của anten phát (Downlink) của vệ tinh thì mặt chảo anten thu sẽ nhận được gần như toàn bộ năng lượng của chùm sóng chính trong mặt phẳng phân cực.

Nếu như Anten thu nằm lệch tâm với chùm sóng chính của tín hiệu vệ tinh, hiệu suất thu năng lượng giảm và còn gây ra các tác hại khác như làm méo dạng tín hiệu, tăng tạp nhiễu. Vì vậy cần phải hiệu chỉnh lại góc phân cực bằng đầu dò phân cực ở đầu

thu. Góc phân cực cũng thay đổi theo vĩ tuyến và kinh tuyến giữa tâm chùm sóng bức xạ với điểm thu. Thông thường giá trị của nó được tính sẵn theo vĩ độ và kinh độ.

Khi dùng cơ cấu đồng bộ để dò tìm tín hiệu các vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh nếu đặt các góc không đúng thì anten sẽ không bám theo đúng quỹ đạo địa tĩnh. Trường hợp này sẽ không thu được tín hiệu của tất cả vệ tinh trên quỹ đạo.

Sự phân cực sóng điện từ mô tả sự định hướng của vector điện trường trong không gian. Sự phân cực được quyết định bởi cách mà tín hiệu RF được bức xạ từ anten vào không gian. Chức năng này được thực hiện bởi một bộ phân cực nó là một phần của hệ thống anten. Một anten có khả năng phát và nhận tín hiệu nếu nó được phân cực.

Một sóng phân cực tuyến tính có hướng của vector điện trường hợp với trục đứng hoặc ngang một góc không đổi khi nó lan truyền trong không gian. Vì vậy, khi vector điện trường song song với chiều ngang thì sóng được phân cực ngang, và khi vector điện trường thẳng đứng thì nó là phân cực đứng. Hình vẽ sau cho ta thấy sự phân cực ngang và phân cực đứng của một sóng đi vào mặt phẳng tờ giấy.

Hình 1.38. a) phân cực đứng. b) phân cực ngang. c) phân cực dạng elip.

Vector điện trường của các sóng phân cực dạng tròn vẽ trên các vòng tròn khi sóng lan truyền. Chiều quay của nó theo chiều kim đồng hồ nếu các sóng được phân cực tròn tay phải( Right Hand Circularly Polarized Wave) và ngược lại. Sự méo dạng của sóng được phân cực dạng ellip đi vào mặt phẳng tờ giấy.

Sự méo dạng được đo bởi tỉ số dọc trục Ar được cho bởi Ar = EMax / EMin i Emin Emax b) a) c)

Trong đó:

EMax và EMin là hai trục lớn và nhỏ của elip.

Một thông số quan trọng khác của sóng là góc độ nghiêng của ellip với trục tham chiếu. Sự phân cực dạng ellip có thể xem là một trường hợp tổng quát bởi vì loại phân cực này sẽ đạt phân cực thẳng khi Ar đến ∞ và phân cực tròn khi Ar =1.

Một cách lý thuyết, một Anten được phân cực đôi có thể ngăn cách các sóng được truyền trong phân cực trực giao, cho phép mỗi phân cực được nhận một kênh riêng biệt. Một hệ thống sử dụng tính chất này của Anten được xem là hệ thống phân cực đôi.

PHẦN II

HỆ THỐNG THU TRUYỀN HÌNH CÁP CHO KHÁCH SẠN SAO MAI - THANH HÓA

Một phần của tài liệu tìm hiểu, tính toán và thiết kế hệ thống thu truyền hình số qua vệ tinh (Trang 68 - 71)