Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử và biện pháp phòng tránh.docx (Trang 88 - 90)

- Người tiêu dùng nên tham gia các khóa học về thương mại điện tử ( các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn, dài hạn hay đào tạo trực tuyến…) từ đó có được những kiến thức sâu sắc về chuyên môn, am hiểu cách thức hoạt động của thương mại điện tử và phòng tránh được rủi ro không đáng có.

- Không ngừng nâng cao trình độ và nhận thức của bản thân mình về thương mại điện tử, phát hiện các rủi ro để từ đó có biện pháp hóa giải được chúng.

- Bảo mật thông tin của mình, tiến hành giao dịch điện tử với các đối tác có uy tín và tìm hiểu kỹ các đối tác mà mình muốn giao dịch.

KẾT LUẬN

Sau hai tháng nghiêm túc nghiên cứu đề tài cả về khía cạnh lý thuyết và thực tế em đã nhận thấy một số vấn đề sau:

Thương mại điện tử đã và đang là một xu thế phát triển tất yếu trên toàn thế giới. Việt Nam khi đã nhận thức và coi phát triển thương mại điện tử là một chiến lược cần đạt tới, chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá khách quan những yếu tố còn tồn tại để có thể nhanh chóng từng bước khắc phục những yếu kém cũng như phòng tránh được những rủi ro trong những ứng dụng TMĐT nói chung và quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử nói chung..

Đặc biệt, mức độ ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp còn hạn chế, những điều kiện bước đầu về cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thương mại điện tử. Khung pháp lý cho giao dịch điện tử còn trong quá trình tiếp tục cần được hoàn thiện. Điều này sẽ còn ảnh hưởng không tốt đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong thời gian tới.

Việc học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển đi trước sẽ giúp Việt Nam tiếp cận được những kinh nghiệm quý báu trong thời gian ngắn để có thể xây dựng được một môi trường pháp lý khoa học, hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của mình cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế…

Hơn nữa, những rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử cần phải được nghiên cứu thường xuyên với những rủi ro mới xuất hiện cùng với quá trình phát triển của CNTT và những ứng dụng TMĐT. Vì vậy, không chỉ các nhà làm luật, các doanh nghiệp mà ngay cả những người tiêu dùng cũng phải thường xuyên trau dồi kiến thức về TMĐT nói chung và giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử nói riêng để có thể phục vụ cho hoạt động kinh doanh, hoạt động tiêu dùng của mình một cách hiệu quả, tránh được những rủi ro không đáng…

Với mong muốn tạo cơ sở về mặt nhận thức cho chính bản thân mình để chuẩn bị cho quá trình nghiên cứu sâu về hợp đồng điện tử và những rủi ro phát sinh từ quá trinh giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử sau này, đồng thời đóng góp một phần nào đó về mặt thống kê, phân tích và mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị của mình. Em đã cố gắng tìm hiểu, phân tích và tổng hợp những thông tin, kiến thức qua nhiều nguồn khác nhau. Măc dù đã hết sức cố gắng, tuy nhiên với thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế cũng như những hiểu biết còn chưa sâu sắc, vì vậy, khoá luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo, quý bạn đọc đóng góp ý kiến để khoá luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử và biện pháp phòng tránh.docx (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w