Vai trò và chức năng của tầng phiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về kiến trúc phân tầng và mô hình OSI của mạng máy tính (Trang 36 - 37)

Mô hình OSI phân chia hệ thống mở thành 7 phân lớp. Trong đó, tầng vật lý, tầng liên kết dữ liệu, tầng mạng, tầng giao vận thuộc nhóm các tầng thấp. Ba tầng còn lại (tầng phiên, tầng trình diễn, tầng ứng dụng) thuộc nhóm các tầng cao. Nhóm các tầng thấp liên quan đến việc truyền dữ liệu qua mạng. Nhóm

các tầng cao liên quan đến việc đáp ứng các yêu cầu của ngời sử dụng để triển khai các ứng dụng của họ qua mạng.

Tầng phiên là tầng thấp nhất trong nhóm các tầng cao. Tầng này cung cấp cho ngời sử dụng cuối các thiết bị cần thiết để quản trị các phiên ứng dụng của họ. Cụ thể là:

•Điều phối việc trao đổi thông tin giữa các ứng dụng bằng cách thiết lập và giải phóng các phiên.

•Cung cấp các điểm đồng bộ hoá để kiểm soát việc trao đổi thông tin. •Cung cấp cơ chế nắm quyền trong quá trình trao đổi dữ liệu.

•Hoạch định quy tắc cho các tơng tác giữa các ứng dụng của ngời sử dụng. Việc trao đổi thông tin thực hiện qua 3 phơng thức: một chiều, hai chiều luân phiên, hai chiều đồng thời. Với phơng thức hai chiều đồng thời thì cả hai bên đều có thể đồng thời gửi dữ liệu, hai ngời sử dụng phiên phải lần lợt nắm lấy phiên để truyền dữ liệu. Thực thể ở tầng phiên phải duy trì tơng tác luân phiên bằng cách thông báo cho ngời sử dụng biết khi đến lợt họ truyền dữ liệu.

Việc đồng bộ hoá đợc thực hiện nh cơ chế điểm kiểm tra phục hồi trogn hệ quản trị tệp. Dịch vụ này cho phép ngời sử dụng xác định các điểm đồng bộ hoá trong dòng dữ liệu và có thể phục hồi việc hội thoại bắt đầu từ các điểm đó.

Một liên kết giao vận có thể đảm nhiệm một liên kết phiên. Tuy nhiên, một liên kết phiên có thể đảm nhiệm nhiều liên kết giao vận và một liên kết giao vận có thể đảm nhiệm nhiều liên kết phiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về kiến trúc phân tầng và mô hình OSI của mạng máy tính (Trang 36 - 37)