Xây dựng chiến lược cạnh tranh cho từng thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty XNK Nông sản thực phẩm Hà Nội.DOC (Trang 41 - 43)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT

8.Xây dựng chiến lược cạnh tranh cho từng thị trường

Hiện nay công ty đang lựa chọn chiến lược tăng trưởng tập trung khai thác thị trường cho giải pháp phảt triển công ty trong những năm tới . Đây là một giả pháp đúng vì hiện nay công ty vẫn là doanh nghiệp đang tìm chổ đứng trên thị trưòng quốc tế . căn cứ vào tính chất tập trung của chiến lược công ty có thể phân biệt các chiến lược cạnh tranh thành chiến lược dẫn đầu

về chi phí thấp , chiến lược khác biệt hoá sản phẩm và chiến lược trọng tâm hoá . Tuỳ vào thị trường cụ thể mà công ty cò thể lựa chọn chiến lược cho mình .

Đối với thị trường Châu á - Thái Bình Dương thì đay là thị trường không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng song lại có yêu cầu mạnh về độ đa dạng của sản phẩm và mức giá cả hợp lý . Do đó công ty nên lựa chọn chiến lược trọng tâm hoá . Với chiến lược này công ty có thể khác biệt hoá sản phẩm ( tức là đạt đuợc lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm hay dịch vụ có thê thoả mản các loại cầu có tính chất độc đáo hoặc nhiều loại cầu cụ thể của các nhóm khách hàng khác nhau của công ty )hoặc dẫn đầu về chi phí thấp , sản xuất các sản phẩm có chi phí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong đoạn thị trường cụ thể mà công ty đã xác định . Khi lựa chọn chiến lược trọng tâm hoá chỉ tập trung vào một vào một tập hợp nhỏ khách hàng hoặc khu vực thị trường công ty sẽ hiểu biết tốt hơn về khách hàng . Kết quả là có nhiều cơ hội thành công trong cạnh tranh so với các doanh nghiệp lớn .

Đối với thị trường châu âu , Mỹ thị đây lại là thị trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng , còn giá cả lại không mấy quan tâm .chinh vi vây, chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp lại không thể áp dụng trong trượng hợp này . Công ty nên lưa chọn chiến lược khác biệt hoá ssản pnẩm . Như thế , công ty cần có kế hoạch cải tiến sản phẩm nhất là về chất lượng , tạo các điểm khác biệt so vơi đối thủ cạnh tranh và đa dạng hoá sản phẩm . Ví dụ , đối với các mặt hàng nhân điều : củng như các sản phẩm điều khác của Việt Nam hiện nay công ty mới chỉ xuất hạt thô, tỷ lệ hạt không đạt tiêu chuẩn lớn , cỡ hạt còn nhỏ nên giá trị thuơng phẩm chuă cao . Công ty nên cải tiến công nghẹ dễ ccó được chất lượng sản phẩm tốt hơn và nên đa dạng các sản phẩm điều thành những sản phẩm đọc đáo mà trên thị trường chưa có . Lúc này công ty

cần phải khai thác các nguồn lực đặc biệt của mình mà đối thủ cạnh tranh không có như khả năng nghiên cứu và phát triển , bán hàng và marketing.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty XNK Nông sản thực phẩm Hà Nội.DOC (Trang 41 - 43)