0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng tình hình lợi nhuận của công ty

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE.DOC (Trang 55 -57 )

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

5.1. Các yếu tố ảnh hưởng tình hình lợi nhuận của công ty

Xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, đề tài chủ yếu phân tích các yếu tố ảnh hưởng tình hình lợi nhuận hoạt động xuất khẩu thủy sản. Vận dụng phương pháp phân tích ở phần 2.5.2 trang 10, ta lần lượt thay thế số năm gốc bằng số năm thực hiện (bảng 4 phần phục lục) của các nhân tố theo trình tự khối lượng sản phẩm, kết cấu mặt hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá bán, mỗi lần thay thế tính được giá trị tăng giảm lợi nhuận. Cụ thể trong bảng sau:

Bảng 13: Bảng chỉ tiêu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Mức ảnh hưởng của nhân tố đến

tình hình lợi nhuận Năm 2006 so với 2005 Năm 2007 so với 2006 Sản lượng hàng hóa (∆Q) +7.266 +13.776 Kết cấu mặt hàng (∆K) -1 0 Giá vốn hàng bán (∆Z) -5.144 +13.348 Giá bán (∆G) +21.756 -19.751 Chi phí bán hàng (∆CBH) -6.357 -4.228

Chi phí quản lý doanh nghiệp (∆CQL) -1.399 +979

Tổng hợp các nhân tố (∆L) +16.121 +4.124

Nhận xét:

 Năm 2006-2005

Áp dụng công thức (1) và (2) trong phần 2.5.2 (xem trang 10,11). Qua bảng 13 ta nhận thấy tình hình lợi nhuận của công ty năm 2006 tăng vượt so với năm 2005 cụ thể là: 16.121 triệu đồng, tăng 281,2%.

Nguyên nhân là do các yếu tố sau:

- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2006 tăng lên 1.208 tấn so với năm 2005, tỷ lệ 121,66% đã làm cho lợi nhuận năm 2006 tăng lên 7.266 triệu đồng.

- Do công ty thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ, cụ thể tăng tỷ trọng mặt hàng nghêu, sò 35,88%, tăng tỷ trọng mặt hàng cá tra, basa 20,81% và giảm tỷ trọng mặt hàng tôm xuống 72,08% so với năm 2005. Vì thế, lợi nhuận của công ty giảm đi 1 triệu đồng.

- Tổng giá vốn tăng lên 52.194 triệu đồng nên lợi nhuận của công ty giảm 5.144 triệu đồng, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là do giá vốn của mặt hàng nghêu, sò giảm 215.6222 đồng/tấn, giá vốn của mặt hàng cá tra, basa tăng 14.777.949 đồng/tấn còn mặt hàng tôm thì giá vốn tăng 954.736 đồng/tấn so với năm 2005 (bảng 14).

- Chi phí bán hàng năm 2006 tăng 6.357 triệu đồng so với năm 2005 nên dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm đi 6.357 triệu đồng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 tăng 1.399 triệu đồng so với năm 2005 nên đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm 1.399 triệu đồng.

- Giá bán đơn vị của từng loại mặt hàng thủy sản năm 2006 thay đổi nên đã làm cho lợi nhuận của công tăng lên 21.756 triệu đồng so với năm 2005. Cụ thể là giá bán mặt hàng nghêu, sò tăng 229.015 đồng/tấn, giá bán mặt hàng cá tra, basa 18.777.919 đồng/tấn và mặt hàng tôm giảm 16.225.129 đồng/tấn so với năm 2005.

Bảng 14: Bảng chênh lệch của các nhân tố năm 2006 so với năm 2005 Chỉ tiêu Giá bán đơn vị

(đồng) Giá vốn đơn vị (đồng) Sản lượng (tấn)

Nghêu, sò 229.015 -2.156.222 889

Cá tra, basa 18.777.919 14.777.949 572

Tôm -16.225.129 954.736 -253

Tổng cộng 3.205.987 758.022 1.208

 Năm 2007-2006

Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong năm 2007 tăng 4.124 triệu đồng, với tỷ lệ là 116,48% so với năm 2006.

Nguyên nhân là do:

- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi đã làm cho lợi nhuận của công ty trong năm 2007 tăng lên 13.776 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ các mặt hàng cụ thể sau: khối lượng mặt hàng nghêu, sò giảm 261 tấn, mặt hàng cá tra, basa tăng 1.968 tấn và mặt hàng tôm giảm 79 tấn so với năm 2006.

- Kết cấu của các mặt hàng thủy sản không ảnh hưởng đến tình hình thực hiện lợi nhuận của năm 2007 so với năm 2006.

- Tổng giá vốn giảm đi 13.348 triệu đồng nên lợi nhuận của công ty tăng 13.348 triệu đồng, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là do giá vốn của mặt hàng nghêu, sò giảm 2.115.924 đồng/tấn, giá vốn của mặt hàng cá tra, basa giảm 4.854.246 đồng/tấn còn mặt hàng tôm thì giá vốn giảm đi 72.194.952 đồng/tấn so với năm 2005.

- Chi phí bán hàng năm 2007 tăng 4.228 triệu đồng so với năm 2006 nên đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm đi 4.228 triệu đồng so với năm 2006.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong năm 2007 giảm 979 triệu đồng so với năm 2006 nên lợi nhuận của công ty tăng lên 979 triệu đồng.

- Giá bán của mặt hàng nghêu, sò giảm 5.465.886 đồng/tấn, giá bán của mặt hàng cá tra, basa giảm 4.745.748 đồng/tấn và mặt hàng tôm giảm 62.701.396 đồng/tấn nên đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm 19.751 triệu đồng.

Bảng 15: Bảng chênh lệch của các nhân tố năm 2007 so với năm 2006 Chỉ tiêu Giá bán đơn vị

(đồng) Giá vốn đơn vị (đồng) Sản lượng (tấn)

Nghêu, sò -5.465.886 -2.115.924 -261

Cá tra, basa -4.745.748 -4.854.246 1.968

Tôm -62.701.396 -72.194.952 -79

Tổng cộng -2.347.389 -1.586.354 1.628

 Các yếu tố tăng, giảm nhiều nhất, ít nhất

Ta nhận thấy giá bán ảnh hưởng rất lớn đến tình hình lợi nhuận của công ty. Bởi vì doanh thu bằng giá bán nhân với sản lượng cho nên giá bán bán tăng thì doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận của công ty cũng tăng theo. Nhưng đến năm 2007, sản lượng hàng hóa là nhân tố làm tăng lợi nhuận nhiều nhất +13.776. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng việc đẩy mạnh xuất khẩu.

Chi phí bán hàng là một trong những nhân tố làm giảm lợi nhuận nhiều nhất của công ty. Chủ yếu là do chi phí vận chuyển vì hiện nay giá xăng dầu tăng. Mặt khác công ty còn phải giao dịch với khách hàng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE.DOC (Trang 55 -57 )

×