0
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đăng kí mở tờ khai:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY VIỆT TOÀN CẦU.DOC (Trang 45 -53 )

3.3.7.Hợp đồng (FROFORMA INVOICE):2 bản.

3.3. Đăng kí mở tờ khai:

Lô hàng này ( lô chăn gối và drap giường các loại) được làm thủ tục Hải Quan tại Cát Lái nhân viên giao nhận tiến hành lấy số thứ tự , sau đó chờ khi nào đọc tới số thì đến cửa qui định để tiến hành làm thủ tục. Tại các cảng cảng khác như cảng SVTH: Nguyễn Trung Trực Trang 45 Lớp : CXN2/2

Khánh hội, VICT, cảng Cát Lái, ICD Phước Long…..không có bước này, nhân viên Hải Quan trực tiếp đến bất kì quầy nào để làm thủ tục Hải Quan, nhưng vẫn phải tuân thủ theo quy định của cảng.

Nhân viên giao nhận sẽ xuất trình bộ chứng từ khai Hải Quan cho Công Chức tiếp nhận hồ sơ, Công Chức Hải Quan nhập mã số thuế nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai của doanh nghiệp trên hệ thống máy tính và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế:

 Trong trường hợp doanh nghiệp được phép mở tờ khai thì tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ Hải Quan. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Công Chức Hải Quan sẽ nhập thông tin tờ khai vào hệ thống mạng máy tính.

 Trong trường hợp không đủ khả năng mở tờ khai hoặc không thỏa mãn các quy định về thuế ( doanh nghiệp không được ân hạn thuế hoặc chưa có

bảo lãnh số tiền thuế phải nộp ) thì Công Chức Hải Quan sẽ thông báo

bằng văn bản nêu rõ lí do không được phép mở tờ khai.

Sau khi nhập thông tin mà doanh nghiệp cung cấp ( trên bộ chứng từ khai Hải Quan ), thông tin được máy tính tự động xử lý và đưa ra lệnh hình thức, mức độ kiểm tra. Công Chức Hải Quan tiếp nhận hồ sơ căn cứ vào đó đưa ra đề xuất mức độ kiểm tra.

Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra gồm một số tiêu chí cụ thể sau: Có 3 mức độ khác nhau: 1;2;3 tương ứng với các mức: xanh, vàng, đỏ.

a. Mức 1: miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. (luồng xanh)

b. Mức 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. (luồng Vàng)

c. Mức 3: Kiểm tra chi thiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa. (luồng đỏ)

 Luồng đỏ có 3 mức độ kiểm tra thực tế như sau: Mức 3.a: kiểm tra toàn bộ lô hàng.

Mức 3.b: kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận

Mức 3.c: kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.

 Nếu Công Chức Hải Quan và máy tính :

+ Xác định ở mức 1: Thì miễn kiểm tra thực tế lô hàng.

+ Xác định ở mức 2: Có thể kiểm tra hoặc không kiểm tra thực tế lô hàng. + Xác định ở mức 3: Bắt buộc phải kiểm tra thực tế lô hàng.

Trường hợp này, máy tính xác định mức 1; Công Chức Hải Quan tiếp nhận hồ sơ đề xuất mức 2. Do đó, nhân viên công ty sẽ chờ xem hàng có kiểm hay không kiểm. Bộ chứng từ khai Hải Quan sẽ được Công Chức Hải Quan chuyển qua bộ phận giá thuế. . Ở cảng Cát Lái để tạo thuận lợi, thường Công Chức Hải Quan tính thuế và Công Chức Hải Quan tiếp nhận hồ sơ ngồi cạnh nhau, phân làm 1 cặp , hoặc chia rõ những vị trí nào là tiếp nhận, giá thuế và phân kiểm…..

Kể từ khi luật Hải Quan mới được áp dụng từ ngày 01/01/2006 thì điểm nổi bật của luật này thể hiện ở lệnh hình thức đó là khi máy tính xác định mức trùng với Công Chức Hải Quan và có đánh dấu thông quan, không điều chỉnh thì lô hàng đó được phép thông quan và miễn kiểm, chỉ cần qua giá thuế là xong.

Sau khi Công Chức Hải Quan tiếp nhận hồ sơ kí tên, và đóng dấu vào ô cán bộ đăng ký, cũng như in phiếu mức độ hình thức kiểm tra, sẽ đưa ra số của tờ khai để cho nhân viên giao nhận biết và theo dõi xem Công Chức Hải Quan nào là người tính thuế, có thuộc dạng phải kiểm tra thực tế hàng hóa hay không. Đồng thời theo yêu cầu của Công Chức Hải Quan tiếm nhận hồ sơ. Nhân viên giao nhận sẽ ghi thời gian kiểm ( nếu kiểm ) và ngày giờ kiểm, đánh số thứ tự từ giấy giới thiệu trở đi ( giấy giới thiệu đánh số 01) để tiện theo dõi.

SVTH: Nguyễn Trung Trực Trang 47 Lớp : CXN2/2

3.4. Kiểm hóa, tính thuế:3.4.1.Kiểm hóa:

3.4.1.Kiểm hóa:

Trước bước này, Trong lúc chờ phân kiểm. Đối với hàng lưu kho, nhân viên giao nhận mang D/O đến giám sát Kho và yêu cầu công nhân kho cảng tìm vị trí hàng

.

Sau khi có số tờ khai nhân viên giao nhận sẽ theo dõi trên màn hình xem hàng của mình được miễn kiểm hay là kiểm hóa .Nếu kiểm hóa thì xem ai là người kiểm và ai là người tính thuế .Sau khi đã biết tên công chức Hải Quan kiểm hóa nhớ phải ghi số tờ khai, tên Công Chức Hải Quan kiểm hóa vào D/O và đối chiếu tại Hải Quan kho ( ở một số cảng có đội quản lý hàng nhập khẩu riêng chuyên việc kiểm tra hàng nhập đã vào kho hay bãi chưa), Hải Quan kho sẽ ghi vị trí hàng để nhân viên giao nhận thuận tiện trong việc kiểm hóa. Bước này gọi là đối chiếu Lệnh. Đối chiếu là xem hàng đã Lệnh được hiểu đơn giản vào kho hay chưa.

Đối với hàng cont nhân viên giao nhận mang D/O đến phòng quản lý cont để đối chiếu Manifest, cũng giống như đối chiếu lệnh. Việc đối chiếu Manifest nhằm mục đích để Hải Quan kiểm tra xem có đúng tên Tàu và lô hàng đó đã vào cảng hay chưa. Nếu Tàu đã cập cảng, và đã vào hệ thống máy tính thì công chức hải quan chỉ cần kiểm tra, và đóng dấu lên D/O “Đã vào sổ ngày ….. tháng …. năm ….”. Nếu Tàu vào nhưng chưa nhập vào máy tính thì nhân viên công ty sẽ dò bằng tay xem có tên Tàu, số B/L, tên của người nhận hàng, số lượng, số cont… giữa D/O và ở trong sổ đã có hay chưa. Nếu có thì đưa cho công chức Hải Quan xem, kiểm tra và ký xác nhận lên D/O.

Trong trường hợp đối chiếu Manifest không được thì cần yêu cầu Hải Quan xem sai chỗ nào, cái gì…..sau khi kiểm tra kĩ D/O nếu phát hiện điểm sai trên D/O cần yêu cầu hãng tàu chỉnh lại D/O để đối chiếu Manifest. Hãng tàu sẽ chỉnh lại và đóng dấu lên chỗ sai nếu như sai không đáng kể, nếu sai nghiêm trọng như sai số lượng, trọng lượng thì có thể hãng tàu sẽ cấp lại D/O. Tốt nhất nên kiểm tra kĩ khi lấy

D/O để hạn chế sai lệch có thể xảy ra gây tốn kém thời gian chỉnh sửa nếu đối chiếu Manifest không được.

Sau đó nhân viên giao nhận liên hệ với thương vụ để yêu cầu chuyển cont từ bãi trung tâm ra bãi kiểm hóa để được kiểm ngay. Chi phí chuyển cont ra bãi kiểm hóa ở mỗi cảng sẽ khác nhau, chi phí này tùy từng loại hàng, trọng lượng cont, loại cont và các dịch vụ phụ như dán tem, cân cont trong quá trình kiểm hóa.

Chỉ có hàng nhập khẩu mới có bãi trung tâm, hàng xuất khẩu không có. Quy trình chuyển cont từ bãi trung tâm ra bãi kiểm hóa sẽ do bộ phận điều độ thực hiện. Ở một số cảng việc chuyển từ bãi trung tâm ra bãi kiểm hóa cũng có thể gặp rắc rối do số chuyến tàu đổ về nhiều, gặp khó khăn trong việc quản trị cont nên cũng có thể mất vài ngày. Với những hàng hóa có giá trị cao, phí lưu cont lớn như hàng cont lạnh, hay hàng hóa thuộc diện dễ hư hại….. điều này là 1 điều bất lợi, chính vì điều đó. Nhân viên giao nhận có thể xin công chức Hải Quan kiểm hóa để được kiểm ngay tại bãi trung tâm nếu có vị trí thuận lợi. Trường hợp này chỉ cần vào điều độ và in phiếu

xin được cắt seal ngay tại bãi trung tâm để kiểm”, nhân viên giao nhận ký xác

nhận vào phiếu này là được.

Thông thường, nhân viên giao nhận phải đóng cả phí nâng hạ cont để lập phiếu EIR ngay tại bước này, một số trường hợp khác như không mang theo đủ tiền để đóng hết các khoản phí thì xin thương vụ cho đóng tiền chuyển bãi kiểm hóa trước, tiền nâng hạ đóng sau.

Sau đó nhân viên giao nhận tự đi tìm vị trí cont. Khi tìm nên lưu ý đến màu cont, vì mỗi hãng có một màu đặc trưng (WANHAI xanh, K’LINE đỏ, CAPITAL xanh lá cây…). Trong lệnh giao hàng này thì nhân viên giao nhận tiến hành tìm cont có số hiệu MOAU 5820870/X287626. Sau đó tìm nhân viên bốc xếp dùng kiềm cắt seal, chì, mở cont để kiểm hóa. Thông thường việc tiến hành tìm cont rất khó, do đó nên yêu cầu công nhân cảng ( thường người cắt seal sẽ tìm cont và cắt seal cho, phí 10,000 VNĐ/ cont). Đối với hàng cont nên tiến hành các bước trên thật nhanh nếu có thể, tạo điều kiện mang hàng về doanh nghiệp càng sớm càng tốt tránh chi phí lưu cont lưu bãi.

SVTH: Nguyễn Trung Trực Trang 49 Lớp : CXN2/2

Những điểm nhân viên nhập khẩu thường lưu ý đó là: trong quá trình kiểm tra, khi mở seal, container phải kiểm tra kĩ số seal và số container xem có đúng với “lệnh giao hàng” hay không và nhất thiết phải có sự giám sát của Hải quan bãi.

Bước kiểm hóa do Công Chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện ,bao gồm các bước sau:

 Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa.

 Kiểm tra thực tế hàng hóa theo hướng dẫn ghi trên lệnh hình thức kiểm tra.  Ghi kết quả kiểm tra thực tế vào tờ khai Hải Quan.

 Nhập kết quả kiểm tra thực tế vào hệ thống máy tính.  Chuyển hồ sơ cho lãnh đạo xem xét quyết định.

Sau khi kiểm xong, cán bộ kiểm hóa sẽ ký tên, đóng dấu xác nhận hàng đã được kiểm theo như đúng thực tế và nhân viên giao nhận phải bấm khóa hoặc bấm seal các cont đã kiểm để tránh tình trạng bị mất trộm hàng hóa mặc dù hệ thống an ninh cảng rất tốt. Sau đó bộ hồ sơ được luân chuyển sang bộ phận tính thuế để xác định lại mức thuế.

Lưu ý:

Trường hợp hàng hoá thuộc diện phải đi giám định (khi Hải quan không xác

định được tính chất, loại hàng bằng các phương pháp thông thường):

Sau khi nhận được chứng thư do trung tâm giám định xác định lại (do nhân viên của công ty đi lấy) thì Hải Quan mới tiến hành tính thuế. Nhưng trong thực tế, việc giám định nhiều khi được tiến hành sau khi khai Hải Quan. Hàng hóa được doanh nghiệp xin mang về kho riêng để tiến hành giám định( hồ sơ Hải Quan chưa có dấu thông quan ), do đó trong bộ chứng từ khai Hải Quan chỉ thấy xuất hiện hóa đơn giá trị gia tăng do Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3 cấp cho nhà nhập khẩu, chứ chưa có chứng thư giám định…. Đây là điều thuận lợi cho doanh nghiệp vì tiết kiệm được thời gian

xác nhận vào tờ khai và đựơc nhập vào máy tính để tính lại thuế, giá. Đồng thời, nhân viên giao nhận phải lấy mẫu ( nếu thuộc diện phải lấy mẫu) mang đến cho nhân viên trung tâm giám định để giám định.

Thông thường lấy hai bộ mẫu, một bộ nộp cho Hải quan xem, một bộ đưa đi giám định. Mẫu phải được Hải quan niêm chì cẩn thận (được bỏ vào 1 túi nhựa do Hải Quan cấp, có dán tem của Hải Quan và niêm phong bằng seal được gởi đến

trung tâm 3). Thường thì mẫu được giám định ở Trung tâm 3 (Pasteur). Hồ sơ đăng

ký giám định gồm:

 Phiếu trưng cầu giám định của cơ quan quản lý Nhà nước  Giấy đăng ký thẩm định hàng hóa nhập khẩu (2 bản)  Contract (bản sao)

 Invoice (bản sao)  Packing List (bản sao)  B/L (bản sao)

Trường hợp doanh nghiệp xin mang hàng về doanh nghiệp để giám định tránh phí lưu kho lưu bãi thì sau khi kiểm hóa, phải lập công văn xin giải tỏa hàng, nội dung là xin được mang hàng về doanh nghiệp trước khi hoàn thành thủ tục Hải Quan, chờ có kết quả giám định để giảm thiểu chi phí lưu kho, lưu bãi ở cảng cũng như có điều kiện bảo vệ hàng tốt hơn. Đồng thời, nhân viên giao nhận nhận lại bộ tờ khai hàng hóa nhập khẩu chưa có dấu thông quan và chờ kết quả giám định. Khi mang hàng về doanh nghiệp, hiện nay thông thường việc giám định được tiến hành ngay tại kho riêng, việc lấy mẫu cũng tại kho riêng của doanh nghiệp, công chức tiến hành giám định sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ hàng tại kho riêng và lấy mẫu đem về trung tâm 3 để xác định lại tính chất, cấu tạo….. Khi tiến hành giám định tại kho riêng, việc lấy mẫu không cần phải do Hải Quan làm mà do công chức giám định làm.

Có kết quả giám định có thể thay đổi thuế. Sau đó tại đây sẽ giữ mẫu giám định, đến ngày hẹn nhân viên giao nhận đến lấy chứng thư. Khi nhận chứng thư giám định cần mang theo:

 Giấy đăng ký thẩm định (bản sao)

SVTH: Nguyễn Trung Trực Trang 51 Lớp : CXN2/2

 Hoặc hóa đơn đóng tiền (bản sao)

Sau khi nhận được chứng thư giám định, nhân viên giao nhận mang bộ hồ sơ khai hải quan cùng với chứng thư giám định đến bộ phận tính giá thuế để tiến hành xem xét tính thuế, sau khi tính thuế bộ hồ sơ khai hải quan sẽ được luôn chuyển cho phó chi cục xét duyệt. Nếu không có sai sót, nhân viên giao nhận sẽ nhận lại tờ khai đã có dấu thông quan và tiến hành nhận hàng.

lưu ý:

Kết quả kiểm được ghi ngay tại hiện trường kiểm hóa một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác, có chữ ký của cán bộ kiểm hóa (được ghi vào tiêu thức 30) và ký xác nhận của nhân viên giao nhận.

Thông thường mỗi hãng tàu có quy định thời gian lưu cont ở bãi và lưu kho thường là 7 hoặc 8 ngày (tuỳ theo mỗi hãng tàu, kho cảng ) kể từ lúc tàu cập bến. Nếu chậm trễ Công ty phải đóng tiền phạt lưu cont, lưu kho. Do đó để tránh tốn chi phí Công ty cần tiến hành thủ tục Hải quan nhanh chóng để xuất hàng ra khỏi cảng trong thời gian lưu cont cho phép.

3.4.2. Tính thuế:

Công Chức Hải Quan bộ phận tính thuế sẽ kiểm tra lại việc áp mã cùng với mức thuế đã được nhân viên công ty tính sẵn trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu. Lúc này Công Chức Hải Quan sẽ kiểm tra lại việc áp mã và số tiền thuế xem đã đúng hay chưa. Nếu áp mã sai thì Công Chức Hải Quan sẽ điều chỉnh. Nếu đã áp đúng mã số hàng hóa và số tiền thì Công Chức Hải Quan sẽ cập nhật thông tin vào máy. Tiếp theo Công Chức Hải Quan tính thuế sẽ đóng dấu, ký tên xác nhận đã kiểm tra thuế ( ô số 36 ).

Sau đó bộ tờ khai lại được luân chuyển đến chi cục phó để chi cục phó kiểm tra lại xem có đồng ý với ý kiến của đội phó hay không và đưa ra mức chỉnh sửa cuối cùng.

Về việc đóng thuế, ngay Công Chức Hải Quan sẽ cho biết lô hàng của doanh nghiệp có được ân hạn thuế hay không. Nếu không được ân hạn thuế, nhân viên giao nhận phải qua bộ phận đóng thuế để tiến hành đóng thuế ngay, Công Chức Hải Quan sẽ cấp cho 2 biên lai gọi là giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước”, biên lai màu tím sẽ nộp chung với bộ hồ sơ khai Hải Quan. Ngày nay, nhân viên giao nhận phải mua và tự ghi lên “giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước”.,Nếu được ân hạn thuế thì doanh nghiệp có thể đóng thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mở tờ khai.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY VIỆT TOÀN CẦU.DOC (Trang 45 -53 )

×