Mô hình bộ phận bảo dưỡng trực thuộc nhà máy

Một phần của tài liệu Quản lý bảo trì nhà máy công nghiệp (Trang 61 - 62)

II. CÁC KỸ THUẬT CHO BẢO TRÌ DỰ ĐOÁN

1.Mô hình bộ phận bảo dưỡng trực thuộc nhà máy

Trước đây và hiện tại mô hình quản lý bảo trì ở nước ta chủ yếu là bao gồm 2 bộ phận bô

phận vận hành và bộ phận bảo dưỡng. Trong đó bộ phận bảo dưỡng chia ra làm 3 nhánh chính: sửa chữa cơ khí (bao gồm xưởng gia công chế tạo và sửa chữa ngoài hiện trường),

sửa chữa điện và BD thiết bị điều khiển – đo lường. Bộ phận bảo dưỡng được điều hành quản lý chung bởi phòng kỹ thuật nhà máy. Phòng kỹ thuật nhà máy có trách nhiệm quản

lý chung về mọi vấn đề liên quan đến công tác kỹ thuật, chủ trì điều phối mọi công tác về

việc lên kế hoạch BD (bao gồm kế hoạch BD ĐK và BD đại tu trong các đợt sửa chữa

lớn ngừng nhà máy, lên kế hoạch mua sắm vật tư và thuê nhà thầu trong và ngoài nước

thực hiện các công việc bảo dưỡng mà nhà máy không có khả năng thực hiện. Phòng kỹ

thuật giám sát đôn đốc các xưởng bảo dưỡng thực hiện các công việc trong kế hoạch ban

hành bởi phòng kỹ thuật và các công việc đột xuất phát sinh trong quá trình chạy máy do các xưởng vận hành yêu cầu.

Phó giám đốc bảo dưỡng là người thay mặt giám đốc nhà máy trực tiếp chịu trách nhiệm

quản lý và giám sát các công tác bảo dưỡng của phòng kỹ thuật và khối bảo dưỡng. Ưu điểm:

- Nhân lực bảo dưỡng luôn trong tình trạng sẵn sàng đáp ứng.

- Họ hiểu rõ công việc và có kinh nghiệm giải quyết các công việc thực tế của nhà máy. - Về mặt ngắn hạn chi phí cho khối bảo dưỡng thấp hơn khi thuê bên ngoài.

Nhược điểm của mô hình này:

- Tốn kém chi phí trong việc quản lý, thuê cán bộ quản lý.

- Tốn chi phí đào tạo nhân lực hàng năm cho khối bảo dưỡng.

- Tốn kém chi phí đầu tư ban đầu cho việc xây nhà xưởng, mua sắm thiết bị, máy công

cụ, phục vụ cho công tác bảodưỡng.

- Tốn nhân công, vì sao? Vì nhà máy phải nuôi toàn bộ các nhân viên BD lúc nhiều việc (đỉnh điểm là lúc ngừng toàn bộ nhà máy đại tu) cũng như ít việc (khi nhà máy đang vận

hành). Trong khi công việc nhiều lúc thì cần nhiều thợ SC nhưng có lúc chỉ cần số lượng

vừa phải.

- Tốn nhiều chi phí mua sắm và bảo quản vật tư, vì sao? Vì để đảm bảo luôn đảm bảo vật tư dự phòng thiết yếu thay thế khi cần thì nhà máy phải mua rất nhiều vật tư với nhiều

chủng loại cơ khí, điện và đo lường - điều khiển. Chi phí cho việc mua và bảo quản vật tư

dự phòng là rất lớn. Đây là vấn đề đau đầu cho các nhà quản lý bảo trì của các nhà máy lớn khi mà phải cân đối trong việc mua sắm vật tư.

Mô hình này ưu thì ít mà nhược điểm thì nhiều. Mô hình thứ 2 sẽ khắc phục các nhược điểm của mô hình thứ nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý bảo trì nhà máy công nghiệp (Trang 61 - 62)