Vai trò của hàng không đối với sự phát triển thương mại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam.pdf (Trang 40 - 45)

II. Vận tải hàng không trước yêu cầu của phát triển thương mạ

1.Vai trò của hàng không đối với sự phát triển thương mại ở Việt Nam

1.1. Đặc điểm ngành hàng không

Ngành vận tải hàng không là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, vận tải hàng không lại không tạo ra một sản phẩm mới nào cả. Mục đích cuối cùng của sản xuất là tiêu dùng vì vậy quá trình sản xuất chỉ được coi là kết thúc nếu sản phẩm được đưa tới nơi sử dụng. Vận tải làm thay đổi vị trí của sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, nhờ đó hàng hoá mới thực hiện được giá trị sử dụng và khi đó có thể nói là quá trình sản xuất kết thúc. Vận tải hàng không ngoài những đặc điểm chung của ngành vận tải còn mang những đặc điểm riêng có sau:

* Tốc độ: Yếu tố tốc độ thể hiện tính ưu việt của vận tải hàng không. Tốc độ đem lại lợi ích kinh tế thực tế nhưng thông thường lại chính là khía cạnh tâm lý gây hấp dẫn khách hàng hơn cả. Tàu thủy chở khách nói chung,

nhanh cũng chỉ 50km/h, xe lửa đến nay nhanh cũng chỉ khoảng 200 km/h. Trong khi đó các máy bay phản lực siêu âm hành khách TU – 144 và Concord bay với tốc độ 2500 km/h. Những máy bay hành khách trung bình ngày nay bay với tốc độ 800 km/h tức là lớn hơn 10 lần so với ô tô, xe lửa thông thường. Tốc độ của máy bay đã tiết kiệm cho con người nhiều thời gian để dành cho các công việc khác như nghiên cứu khoa học, sáng tạo nghệ thuật, nghỉ ngơi ... Tốc độ đặc biệt cần thiết cho việc chuyên chở các mặt hàng như: Hàng mau hỏng, hàng cao cấp, hàng khẩn cấp, thư từ, báo chí, hàng tươi sống ...

* Tính an toàn: Tính an toàn của hàng không lớn hơn rất nhiều so với vận tải bằng ô tô. Hơn 30 năm trước đây, tỷ suất an toàn (số lần tại nạn gây chết người đối với 100 triệu hành khách – km) của máy bay là 0,60; của xe lửa là 0,24 và ô tô là 3,5. Như vậy độ an toàn của vận tải hàng không lớn hơn 5- 6 lần vận tải bằng ô tô. Càng về sau này, tỷ suất an toàn của vận tải hàng không càng được cải thiện rõ rệt và kể từ năm 1975 trở đi, tỷ suất này giảm xuống chỉ còn dưới mức 0,08 cho các tuyến bay thường kỳ đều đặn.

* Tính tiện nghi: Vận tải hàng không cống hiến cho người sử dụng những tiện nghi mà chỉ có vận tải đường biển mới có thể so sánh được.

* Tính thuận lợi trong sử dụng: Thuận lợi cho sử dụng là một nhân tố tâm lý hơn là kỹ thuật. Đó là khả năng có thể thoả mãn mong muốn của con người trong những điều kiện phiền hà tối thiểu.

* Sự rút ngắn quảng đường vận chuyển: Vận tải hàng không hoàn toàn không phụ thuộc vào địa hình nên đường không bao giờ cũng ngắn hơn đường sắt và đường bộ ít nhất là 20%, đường sông là 30%.

Tuy nhiên vận tải hàng không lại có những nhược điểm sau khiến lượng vận chuyển thấp hơn các phương tiện khác:

* Sức chứa của máy bay: so với xe lửa hay tàu thủy thì sức chứa của máy bay là quá nhỏ bé. Một máy bay trung bình thường có sức chứa khoảng 80

chỗ ngồi và loại có sức chứa nhiều nhất cũng chỉ khoảng trên 600 hành khách tương đương với khoảng gần 68 tấn hàng hoá (Boeing – 767, Boeing- 777). Trong khi đó trọng tải trung bình của một tàu thuỷ khoảng 20.000 DWT, của một đoàn tàu là 10 – 20 nghìn tấn. Xét về khối lượng hàng hoá luân chuyển tấn – km (Revenue Tonne Kilometre – RTK) toàn thế giới, cho đến nay vận tải hàng không mới chỉ đạt 1% so với 5% của vận tải nội thuỷ (Inland Waterway ), 7% của vận tải đường ống (Pipe Line ), 8% của vận tải ô tô (Truck), 16% của vận tải đường sắt và 64% của vận tải đường biển. Về khối lượng hàng hoá vận chuyển quốc tế thì vận tải hàng không thế giới chỉ chiếm 1%.

* Tính đều đặn: Tính đều đặn thể hiện ở sự đáp ứng nguyện vọng của hành khách một cách thường xuyên. Trong hàng không khó có thể có được sự đều đặn toàn vẹn. Máy bay không tôn trọng được hoàn toàn giờ giấc do những chậm trễ lúc khởi hành hoặc lúc đến. Những chậm trễ này thường do sự chờ đợi khi hạ cánh ở các sân bay bị ùn tắc. Chẳng hạn, một sân bay có thể bị đóng cửa vài tiếng đồng hồ vì sương mù, mây thấp, bão ...

* Giá cả (cước phí): Giá cả thường là yếu tố chủ yếu của việc lựa chọn một phương tiện vận tải. Giá cước vận tải hàng không còn tương đối cao: gấp 8 lần giá cước đường biển, khoảng 2 – 4 lần cước phí ô tô, xe lửa. Đây chính là một trong những nhân tố còn làm hạn chế sự phát triển của ngành này. * Tính cơ động, linh hoạt: Do hoạt động trên những tuyến đường dài, cố định nên tính cơ động, linh hoạt của máy bay kém xa so với vận tải ô tô, nhất là trên những tuyến đường ngắn, ngõ ngách ...

* Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản: Trong vận tải hàng không bắt buộc phải có cảng hàng không. Đó là tổ hợp công trình rất phức tạp và đồ sộ đòi hỏi đầu tư xây dựng rất lớn cả về vốn và thời gian. Ngoài ra còn phải kể đến chi phí chế tạo hoặc mua sắm máy bay cùng các trang thiết bị hiện đại,

tham gia hoà nhập vào hệ thống kiểm soát không lưu, hệ thống đặt chỗ, hàng hoá.

Chính vì những đặc điểm riêng có này vận tải hàng không có số lượng hành khách cũng như hàng hoá vận chuyển thấp hơn nhiều so với các phương thức vận chuyển khác nhưng lại có nguồn thu nhập lớn hơn rất nhiều và chiếm lĩnh một bộ phận hành khách cũng như hàng hoá mà các phương thức vận tải khác không thể xâm chiếm được. Ngành hàng không có những ưu điểm nổi bật so với các phương tiện vận tải khác trong nhiệm vụ chiến lược là phục vụ cho sự phát triển vững chắc của nền thương mại.

1.2. Vai trò của vận tải hàng không đối với nền kinh tế quốc dân

Định hướng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành hàng không có tác dụng thúc đẩy cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của toàn bộ nền kinh tế. Tính quốc tế hoá cao của ngành hàng không tạo cơ sở dài hạn cho sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng xuất khẩu của nền kinh tế. Hơn nữa sự phát triển của ngành hàng không sẽ cho phép khai thác một cách có hiệu quả một nguồn lực kinh tế rất lớn và ngày càng tăng của đất nước, đó là thương quyền hàng không.

Hơn nữa hàng không còn đáp ứng nhu cầu di chuyển, giao lưu trao đổi hành khách và hàng hoá trong nước và quốc tế. Trong năm 2000, Hàng không Việt Nam đã vận chuyển được 2.859.000 hành khách và hơn 43.000 tấn hàng hoá và bưu kiện phục vụ cho nhu cầu đi lại, giao lưu trao đổi hành khách trong nước và quốc tế. Và để phục vụ tốt hơn nhu cầu này cuối năm 2000, Hàng không Việt Nam đã mở lại đường bay liên doanh đến Tokyo và bổ sung thêm đường bay nối thủ đô 3 nước Đông Dương. Tháng 3/2001, Hàng không Việt Nam đã mở liên doanh với hãng UPS của Mỹ để mở tuyến bay chở hàng từ thành phố Hồ Chí Minh đi Taipei với tải trọng 35 tấn/chuyến. Hàng hoá gửi đến các điểm khác ngoài Đài Loan trên chuyến bay này sẽ sử dụng dịch vụ của UPS để đi tiếp.

Hàng không còn góp phần phát triển kinh tế bằng việc tăng thu nhập quốc dân. Vận tải hàng không trực tiếp ảnh hướng đến cán cân thanh toán quốc tế và qua đó góp phần làm tăng GDP. Theo thống kê, mức độ đóng góp vào GDP của nhóm ngành kinh tế khu vực dịch vụ những năm gần đây là trên 30% và trong đó hàng không là một trong những ngành đóng góp doanh thu cao nhất. Năm 2000, doanh thu của Tổng công ty Hàng không Việt nam là 8.100 tỷ đồng đóng góp cho ngân sách là 4.973 tỷ đồng.

Hàng không góp phần khắc phục sự phát triển không đều giữa các vùng. Vận tải hàng không có thể vận chuyển nhanh chóng những hàng hoá và vật phẩm cần thiết chi viện cho những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số kém phát triển để những vùng đó có điều kiện phát triển kinh tế. Khi có thiên tai lũ lụt, đường giao thông không thể qua lại được thì vận tải hàng không lại trở thành một phương tiện cứu trợ có hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Giao thông hàng không chiếm ưu thế tuyệt đối về tốc độ và thời gian đáp ứng kịp thời các nhu cầu của nhân dân trong nước và quốc tế.ở nước ta hàng không dân dụng là một ngành kinh tế hướng ngoại mang lại nhiều ngoại tệ cho Nhà nước và còn là lực lượng dự bị chiến lược khi có chiến tranh. Năm 1994 toàn ngành nộp ngân sách 504 tỷ đồng, năm 1997 là khoảng 800 tỷ đồng (Nguồn: Một chặng đường, Nhà xuất bản Lao động).

Hiện nay có xấp xỉ 14.000 lao động làm việc trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Ngoài ra ngành hàng không còn là một ngành thu ngoại tệ đáng kể không chỉ qua việc thu từ vé máy bay và các dịch vụ liên quan đến chuyên chở mà còn thông qua các dịch vụ phục vụ việc ăn ở, đi lại của khách quốc tế. Sáu tháng đầu năm 2001 theo số liệu thống kê không chính thức do đài truyền hình Việt Nam công bố, đã có tới hơn 3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong đó có đến hơn 90% đến bằng đường hàng không.

Trích bảng dự tính thu – chi kinh doanh vận tải hàng không năm 2000 của Hãng hàng không quốc gia

Đơn vị :tỷ VND, triệu USD

Khoản mục Tổng quy VND Phần bằng USD

Một phần của tài liệu Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam.pdf (Trang 40 - 45)