II. QUY TRÌNH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ Ở TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
III.NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ Ở TỔNG CÔNG TY LICOGI.
BỘ Ở TỔNG CÔNG TY LICOGI.
Chuẩn bị nguồn vốn để nhập khẩu thiết bị toàn bộ là một khâu rất quan trọng trong quá trình chuẩn bị dự án. Nguồn vốn này có thể là vốn của khách hàng, vốn vay trong nước, vốn vay nước ngoài, vốn của Tổng công ty (thường là rất ít, đặc biệt là đối với những công trình thiết bị toàn bộ có giá trị lớn)
Chẳng hạn như đối với một số dự án tự doanh, vấn đề khó khăn lớn nhất chính là nguồn vốn cho dự án bởi vì giá trị các công trình thiết bị toàn bộ thường tốn hơn nhiều so với nguồn vốn mà Tổng công ty có thể đáp ứng. Vì thế, giải pháp vay vốn ngân hàng hoặc vay tín dụng nước ngoài đang là hướng đi cho nhập khẩu tự doanh ở Tổng công ty. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong các chính sách đi vay cũng như cho vay của nhà nước
Cụ thể là đối với vay ngân hàng trong nước hiện nay thì vốn các ngân hàng cho vay với lãi suất quá cao (khoảng 15% năm), thời hạn cho vay ngắn, trong khi đó đặc điểm của mặt hàng thiết bị toàn bộ là thời gian mua bán thường dài đôi khi đến hàng năm mới kết thúc. Hơn nữa, trong thời gian gần đây do buông lỏng trong quản lý nên nhiều ngân hàng bị thất thoát hàng ngàn tỷ đồng do đó các ngân hàng hiện nay đã rất thận trọng, thắt chặt các khoản vay của các doanh nghiệp.
Cũng như vậy, vấn đề vướng mắc trong việc vay vốn nước ngoài để nhập khẩu công trình thiết bị toàn bộ thông thường lại không nằm ở phía bên nước ngoài cho vay mà lại nằm chủ yếu ở chính sách và cách thức quản lý nguồn vốn của phía Việt nam.
Còn đối với các dự án sử dụng vốn của các khách hàng là các doanh nghiệp. Nhà nước, chủ đầu tư không phải là người sở hữu vốn mà vốn là của nhà nước và họ chỉ là người quản lý nguồn vốn đó. Vì vậy, nếu không được giải ngân đúng tiến độ thì chủ đầu tư khó có thể tìm ra nguồn vốn bổ xung trong khi chờ được cấp vốn do công trình chưa có khả năng đi vào hoạt động, chưa có tài sản gì để thế chấp vay vốn ngân hàng. Khi đó,
LICOGI là người trực tiếp đứng ra nhập khẩu thiết bị toàn bộ tất nhiên cũng bị ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán ngoại do việc thanh toán không đúng hạn của khách hàng trong nước. Khi đó không chỉ là LICOGI bị thất tín với đối tác nước ngoài mà còn dẫn đến sự ngừng trệ của công trình và phát sinh hàng loạt các chi phí ngoài các tính toán ban đầu, khiến cho tổng mức đầu tư tăng, thậm chí công trình đang thực hiện phải bỏ dở. Nguyên nhân của tình trạng này không phải do thiếu vốn còn do chính sách đầu tư thiếu nhất quán của Nhà nước.
2.Những vướng mắc trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng.
Trước khi tiến hành đàm phán cần đưa ra một số phương án đàm phán, cụ thể ở đây là cần đi vào phân tích những vấn đề hai bên mới chỉ nhất trí một phần và những vấn đề còn nhiều tranh luận, để từ đó định ra được sách lược tháo gỡ dần trong quá trình đàm phán. Thông thường, điểm yếu của Tổng công ty là khi bước vào đàm phán với các công ty nước ngoài nhận thầu chưa có được lợi thế so với đối thủ thương lượng của mình. Kinh nghiệm đàm phán cũng như năng lực đàm phán của Tổng công ty cũng chưa thể bằng các công ty nước ngoài đã có nhiều năm hoạt động trên thương trường quốc tế. Nếu Tổng công ty không tiếp tục thu thập thông tin về đối phương, tìm hiểu và nắm bắt được ý đồ của đối phương cũng như vạch ra một phương án đàm phán thích hợp để chuyển dần lợi thế về phía mình thì có thể đạt được các mục tiêu đàm phán.
Trong đàm phán hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ, cụ thể về xây lắp công trình và chuyển giao công nghệ, nội dung đàm phán thường bao gồm 3 lĩnh vực: kỹ thuật, thương mại và pháp lý. Tuy nhiên, trong đoàn đàm phán được Tổng công ty cử đi không phải bao giờ cũng đầy đủ các thành viên am hiểu đầy đủ về cả 3 lĩnh vực.
Đối với các công ty nước ngoài, theo thông lệ hoạt động kinh doanh tại nước họ, họ có thể thuê chuyên gia hỗ trợ cho lĩnh vực mà họ còn thiếu kinh nghiệm, điều đó giúp cho đàm phán được nhanh chóng và thuận tiện
hơn. Cũng chính vì lẽ đó mà các công ty nước ngoài nhận thầu ở Việt nam rất ngại khi phải làm việc và tiến hành đàm phán với đối tác Việt nam trong cơ chế hiện nay của nước ta. Đó là vì các thỏa thuận bên bàn đàm phán tại Việt nam sẽ còn chịu sự kiểm tra và phê duyệt của các chuyên môn phía sau đoàn đàm phán. Các qui định như thế này của Việt nam gây lãng phí thời gian trong khi chờ đợi phê duyệt, làm chậm tiến độ triển khai dự án, làm cho phía nước ngoài kém tin tưởng vào các thỏa thuận đã giành được bên bàn đàm phán, bởi vì những thỏa thuận đó lại còn phải chờ đợi sự phê duyệt của các cơ quan quyền lực ở phía sau.
Thực tế cho thấy nhiều khi đoàn đàm phán của Tổng công ty rất bị động khi tham gia thương thảo hoàn thiện hợp đồng mua sắm thiết bị toàn bộ và một trong những loại hợp đồng lớn có nội dung qui định hết sức chi tiết và phức tạp. Người tham gia đàm phán nhiều khi không có quyền quyết định đối với những điều đạt được hay chưa được trên bàn đàm phán mà lúc nào cũng phải chờ ý kiến chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, mà nhiều khi cán bộ trực thuộc cấp có thẩm quyền này không có đủ năng lực cũng như thiếu kinh nghiệm thực tế để giải quyết một vấn đề cụ thể.
CHƯƠNG III