Giải pháp mang tính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.doc (Trang 48 - 50)

- Trong điều kiện như vậy vấn đề nâng cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu là một vấn đề bức bách mặt khác chúng ta chưa thiết lập được thị trường ổn định

2. Giải pháp mang tính doanh nghiệp

-Về mặt vi mô các doanh nghiệp phỉa tăng cường nghiên cứu thị trường, nắm vững các thông tin về hệ thống pháp luật, và các đặc tính tiêu dùng của từng khu

vực cụ thể. Sự quản lý của các doanh nghiệ trung thành với nguyên tắc dựa vào chất lượng để giành chiến thắng, thực hiện chiến lược quốc tế hóa sản xuất kinh doanh dựa vào khoa học công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời các doanh nghiệp có ý thúc đẩy mạnh mẽ về nhãn hiệu sản phẩm, tạo hình tượng quốc tế, làm lành mạnh mạng lưới tiêu thụ, mở rông thị trường quốc tế làm tốt dịch vụ hậu mãi nhằm dành được sự uy tín trên thị trường, bán sát chuyển biến của thế giới, nhanh nhậy nắm bắt thời cơ kinh doanh, có sự cân nhắc về tình thế ,đầu tư mở rộng mạng lưới sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài Một mặt tăng năng xuất lao động, một mặt khác tăng hàm lượng sản phẩm trí thức trong sản phẩm tiêu thụ cuối cùng để tạo nên những mặt hàng độc đáo liên tục cải tiến chủng loại chất lượng sản phẩm. Mặt khác các doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu đúng mức để có một chiến lược xuất khẩu hàng hóa phù hợp, tận dụng những thế mạnh hiện có của doanh nghiệp.

- Đối với các đối thủ cạnh tranh hơn lúc nào hết phải đối mặt trực tiếp với thị trường, sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Muốn vậy các doanh nghiệp một mặt phải đổi mới công nghệ và quản lý, phấn đấu hạ giá thành nâng cao sức cạnh tranh, mặt khác phải liên kết thành lập hiệp hội xuất khẩu chuyên ngành để đáp ứng các đơn đặt hàng lớn. Các doanh nghiệp Viêt Nam phải hợp tác với các bạn hàng Mỹ để học hỏi kinh nghiệm tiếp thị. Lúc đó doanh nghiệp cần vận dụng những công nghệ tiếp thị và quảng cáo mạnh hơn nữa cho những mặt hàng tuy mới nhưng đang được khách hàng Mỹ ưa chuộng. Vì vậy doanh nghiệp cần có các chính sách đầu tư đủ mạnh, có tính đột phá để cải biến công nghệ, nâng cao năng lực sản suất kinh doanh, sử dụng nguồn lực có hiệu quả, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ

- Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và chiến lược xuất khẩu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho từng mặt hàng, từng khu vực cụ thể của Mỹ. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam cẩn trọng khi kí kết hợp dồng xuất khẩu với những khách hàng Mỹ mà mình chưa có quan hệ làm ăn lâu dài( phải kiểm tra tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, của người đại diện, kiểm tra kĩ từng điều khoản của hợp đồng….)

-Làm quen với các vụ kiện tụng giả quyết tranh chấp

-Thực hiện thật tốt các chính sách phát triển đào tạo nguồn nhân lực, thường xuyên mở các lớp đào tạo, hội thảo

-Đa dạng các mặt hàng xuất khẩu theo hướng chiều sâu

-Giảm giá bằng giảm lượng nuôi trống chết, tận dụng nguồn nhân lực dồi dào giá nhân công rẻ

-Đẩy mạnh tiếp thị xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu Rào cản trong cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.doc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w