Kim ngach xuat khau
3.1.1 Kết quả kinh doanh
Thị trường EU được coi là thị trường xuất khẩu trọng điểm của nước ta và đang được các doanh nghiệp dệt may tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng của thị trường này. Hàng năm EU nhập khẩu trên 70 tỷ USD quần áo các loại , đa số là sản phẩm thời trang. Từ năm 1980 , chúng ta đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước EU nhưng chỉ từ năm 1993 hàng dệt may sang EU mới thật sự khởi săc. Trong thập kỷ 90, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt phát triển
mạnh kể từ khi có hiệp định hàng dệt may được ký kết vào 15/2/1992 và có hiệu lực vào năm 1993 đã làm cho kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam phát triển nhanh chóng .Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1992 – 1999 tăng trưởng liên tục , tỷ lệ tăng trường cao nhất đạt 32.4% của năm 1993 so với 1992 tức là ngay sau khi hiệp định hàng dệt may giữa Việt Nam và EU có hiệu lực , năm tăng trường thấp nhất là năm 1999 cũng đạt 5.8% so với năm 1998
Bảng 20 : Kim ngạch xuât khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU giai đoạn 1992 -1999
Đơn vị : Triệu USD
Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
KNXK 185 245 285 350 420 450 580 620
(Nguồn : Hiệp hội dệt may Việt Nam) Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU giảm nhẹ trong giai đoạn 2000 – 2003 , nguyên nhân chủ yếu do năm 2002 là giai đoạn 3 của việc thực hiện hiệp định thương mại về dệt may (ATC), dỡ bỏ hạn ngạch cho các nước thành viên WTO trong lộ trình dỡ bỏ gồm 4 giai đoạn dết thúc vào ngày 31/12/2004, do đó hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh với hàng dệt may của các nước thành viên WTO, đặc biệt là Trung Quốc lúc này đã là thành viên của WTO. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2002 giảm gần 4% so với năm 2001.
Do lo ngại việc Trung Quốc do đã là thành viên của WTO và sẽ được dỡ bỏ hạn ngạch dệt may vào ngày 31/12/2004 đe dọa xóa xổ ngành dệt may Việt Nam trên thị trường EU, nước ta đã chủ động đàm phán với EU về việc dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam, và thỏa thuận này đãđược ký đúng bốn tuần trước khi cơ chế hạn ngạch dệt may được bãi bỏ đối với các thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có hiệu lực
Bảng 21 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU qua các năm Đơn vị: Triệu USD
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 (ước)
KNXK 609 599 579 580 762 882 1225 1500 1700 1800
(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam) Đối với Việt Nam , thỏa thuận về hạn ngạch dệt may này rất quan trọng. đã tạo điều kiện thuận lợi đưa ngành dệt may Việt Nam phát triển nhanh chóng. Để đổi lấy việc Liên minh Châu Âu (EU) hủy bỏ hạn ngạch cho hàng dệt may vào ngày 1/1/2005, Việt Nam sẽ giảm thuế suất nhập khẩu đánh vào hàng vải và nước giải khát của EU vả nới lỏng các hạn chế đối với dược phẩm nhập khẩu và gia tăng tỉ lệ
vốn của các công ty EU trong các liên doanh sản xuất dược phẩm tại Việt Nam. Ngòai ra, xe máy chế tạo ở EU cũng được nhập khẩu với thuế suất ưu đãi. Về lĩnh vực dịch vụ , các công ty EU cũng nhận được nhượng bộ từ phía Việt Nam trong ngành viễn thông , điện toán, công trình và kiến trúc. Các công ty EU hoạt động trong ngành bảo hiểm nhân thọ và phân phối hàng hóa cũng sẽ được cấp thêm giấy phép hoạt động.
Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt phát triển mạnh khi có thỏa thuận dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may cho Việt Nam vào 1/1/2005. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của các năm trong giai đoạn 2005-2008 này luôn tăng trường với 2 con số . Cao nhất là năm 2006 tăng 38.8% so với năm 2005, và thấp nhất là mức tăng 13.3% của năm 2008 so với năm 2007.
Biểu đồ 4 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU giai đoạn 2000 – 2008 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2002 2004 2006 2008 KNXK
Bước sang năm 2009, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang EU. Do suy thoái kinh tế thế giới, các đơn hàng từ EU giảm mạnh. Trong 10 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU giảm 3.5% so với cùng kỳ năm 2008, đạt xấp xỉ 1.6 tỷ USD. Dự báo cuối năm 2009 thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU sẽ đạt giá trị 1.8 tỷ USD , tỷ lệ tăng trưởng đạt 5.8% so với năm 2008
3.2.2 Phân tích kết quả kinh doanh xuất khẩua. Phân tích về cơ cấu chủng loại a. Phân tích về cơ cấu chủng loại
Sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU chủ yếu tập trung ở một số sản phẩm truyền thống dễ làm như : áo jacket , quần tây , áo sơ mi…
. Các sản phẩm thời trang yêu cầu cao thì còn ít doanh nghiệp Việt Nam thực hiện được
Áo jacket là mặt hàng xuất khẩu chủ lực hàng đầu của Việt Nam vào thị trường EU trong nhiều năm liền. Sản xuất áo jacket có nhiều lợi thế vì đây là mặt hàng có giá trị cao, sử dụng nhiều nguồn nguyên phụ liệu trong nước có thể sản xuất như vải lót, mảng bông gòn , lông vịt, vải nguyên liệu chính… Ngoài ra, các mặt hàng khác có thế mạnh của Việt Nam như : áo thun, áo sơ mi, quần short, áo khoác, quần áo thể thao, váy đầm, quần áo bào hộ lao động, quần áo trẻ em, quần áo vest.
Trong 10 chủng loại hàng dệt may xuất khẩu lớn nhất sang thị trường EU trong 9 tháng đầu năm 2009 áo jacket đạt kim ngạch cao nhất, xuất khẩu áo jacket vào thị trường EU đạt 273,68 triệu USD, tăng 25.79% so với 9 tháng đầu năm 2008.. Quần là chủng loại hàng dệt may xuất khẩu lớn thứ 2 sang EU , đạt 193,29 triệu USD tăng 3.39% so với 9 tháng đầu năm 2008. Tiếp đến là áo khoác đạt giá trị xuất khẩu 123.75 triệu USD tăng 51.51% so với cùng kỳ năm 2008 , đây là múc tăng khá mạnh so với mức tăng của các chủng loại khác
Ngoài ra, các mặt hàng như : khẩu trang , quần áo mưa ,túi ngủ cũng tăng rất mạnh . Đặc biệt mặt hàng tăng mạnh nhất là khẩu trang tăng 831.27% so với cùng kỳ năm 2008, kế đến là quần áo mưa (710.99%), túi ngủ (196.98%) , còn lại là quần áo trẻ em ,váy, áo len , quần áo bơi ,áo gió, quần jean, khăn bông, khăn bàn cũng tăng khá từ 40%-70% so với cùng kỳ năm 2008. Bên cạnh đó, cũng có một số mặt hàng giảm như : quần áo sợi acylic (-75.52%), áo y tế (-64.97%), màn (-56.89%), khăn lông (-53.54%). Mặt hàng vải, quần áo thể thao, phụ liệu may , cravat, khăn , áo lễ hội giảm khá mạnh từ 20% - 40%
Bảng 22 : Chủng loại hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU 9 tháng đầu năm 2009
Chủng loại 9 tháng năm 2009 9 tháng năm 2008 Chênh lệch 2009/2008 (USD) Chênh lệch 2009/2008 (%) Áo Jacket 273,682,827 217,568,125 56,144,701 25.79 Quần 193,293,299 186,986,162 6,307,137 3.37 Áo khoác 123,752,604 81,573,437 42,179,167 51.71 Áo sơ mi 114,282,939 97,948,184 16,334,755 16.68 Áo thun 102,754,544 113,576,955 -10,822,311 -9.53 Đồ lót 44,984,904 44,283,581 701,323 1.58 Quần short 44,644,801 48,697,557 -4,052,756 -8.32
Quần áo thể thao
35,445,652 44,670,239 -9,224,585 -20.65
Quần áo trẻ
em 34,712,432 24,045,749 10,666,683 44.36
Áo len 31,061,267 21,369,238 9,692,029 45.36
Vải 19,455,245 8,621,033 10,834,212 -30.02
Quần áo
BHLD 18,876,233 18,976,188 -99,955 -0.53
Găng tay 14,704,345 10,875,865 3,828,480 35.20
Quần áo ngủ 14,210,414 10,591,919 3,618,496 34.16
Quần áo bơi 7,834,427 4,273,266 3,561,161 83,34
Áo ghi lê 7,682,007 6,786,774 895,234 13.19
Quần áo Vest 7,432,091 6,635,554 796,537 12.00
Caravat 3,584,642 4,240,868 -656,225 -15.47
Áo gió 2,480,588 1,759,979 720,609 40.94
Quần jean 2,147,144 1,497,865 649,279 43.35
Khăn 1,856,78 2,301,215 -444,427 -19,31
Bít tất 1,568,301 1,480,401 87,899 5.94
Quần áo sợi Acrylic
1,478,986 6,041,379 -4,562,393 -75.52
Khăn bàn 1,279,334 771,337 507,997 65.86
Màn 996,894 2,312,425 -1,315,531 -56.89
Khăn bông 888,047 511,060 376,987 73.77
Phụ liệu may 602,933 936,986 -334,053 -35.65
Khẩu trang 594,559 63,844 530,715 831.27
Quần áo mưa 421,286 51,947 369,339 710.99
Sợi 356,663 134,611 222,052 164.96
Khăn lông 224,646 483,573 -258,927 -53.54
Túi 161,489 32,708 128,781 393.72
Tạp dề 154,992 169,219 -14,228 -8.41
Áo y tế 46,409 132,497 -86,088 -64.97
Áo lễ hội 28,992 39,771 -10,779 -27.10
Áo kimono 27,375 16,562 10,812 65.28
Túi ngủ 11,533 3,883 7,649 196.98
(Nguồn : Tinthuongmai.vn)