Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội.DOC (Trang 30 - 31)

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty dệt may Hà Nộ

2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty

Các ngành nghề kinh doanh của công ty

• Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm dệt may; nguyên phụ liệu, thiết bị, phụ tùng thuộc ngành dệt may;

• Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu bông, xơ, phụ liệu, hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm), thuốc nhuộm, thiết bị, máy móc ngành dệt may, vật liệu điện, điện tử, nhựa, cao su; các mặt hàng tiêu dùng;

• Kinh doanh kho vận; cho thuê văn phòng, nhà xưởng, đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng;

• Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị, dịch vụ vui chơi giải trí (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường);

• Dịch vụ đào tạo, đào tạo công nhân ngành dệt may; dịch vụ khoa học, công nghệ, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị (Chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép);

• Lắp đặt thiết bị công nghiệp, hệ thống điện lạnh, thiết bị phụ trợ ngành dệt may.

Mặt hàng chủ lực và các đối tác quan trọng của công ty

Hanosimex nổi tiếng với nhiều dòng sản phẩm và được xuất khẩu hầu khắp trên thế giới. Trong đó mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là:

• Chuyên sản xuất - kinh doanh - xuất nhập khẩu hàng dệt may gồm: Các loại nguyên liệu bông, xơ, sợi, vải dệt kim và sản phẩm may mặc dệt kim, vải

denim và các sản phẩm may mặc dệt thoi; các loại khăn bông, thiết bị phụ tùng, động cơ, vật liệu, điện tử, hoá chất, thuốc nhuộm, các mặt hàng tiêu dùng khác.

• Kinh doanh kho vận, vận tải, văn phòng, nhà xưởng, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị, các dịch vụ vui chơi giải trí.

Các quốc gia có quan hệ với Hanosimex như Mỹ, Canada, Nhật, các nước EU, các nước ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan, Li Băng, Nam Phi, Úc, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nga, Ấn Độ. Các thị trường quan trọng vẫn là Mỹ, EU, Nhật và các nước Châu Á, trong đó Mỹ chiếm 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu, EU chiếm 20%, còn lại là Nhật và các thị trường khác. Cụ thể, mặt hàng khăn mặt bông của Hanosimex rất được ưa chuộng tại thị trường Nhật và đang mở rộng thêm vào thị trường Mỹ do không bị áp dụng hạn ngạch. Tuy nhiên sản phẩm sợi vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty, duy trì tốc độ xuất khẩu tốt sang các thị trường Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Đài Loan và Mỹ. Công ty cũng đang thử xuất khẩu mặt hàng này sang Colombia và Peru.. Bên cạnh đó các mặt hàng vải Denim và vải may bò vẫn tiếp tục được đẩy mạnh sang Mỹ và EU. Ngoài ra mặt hàng may mặc của công ty cũng rất được ưa chuộng.

Bên cạnh đó công ty cũng hết sức chú ý đến thị trường nội địa. Những sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng đón nhận và tin tưởng về chất lượng cũng như hài lòng về mẫu mã và chủng loại phong phú với một giá cả hợp lý. Hanosimex thật sự đã trở thành một thương hiệu dệt may định vị trong tâm trí người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội.DOC (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w