Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Tình hình kinh doanh và thực trạng cτng tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu - Hà Nội”.doc (Trang 76 - 78)

thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nộ

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo.

Để làm tốt công tác lãnh đạo thì nhà quản trị bao giờ cũng phải đặt mình vào trong quá trình hành động thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Muốn thực hiện tốt các mục tiêu của tổ chức thì nhà quản trị cần phải gắn được mục tiêu của tổ chức với mục tiêu của cá nhân.

Nhà quản trị Xí nghiệp phải làm cho mọi nhân viên hiểu được rằng nếu như chúng ta cùng nhau hành động để giúp Xí nghiệp hoàn thành mục tiêu phát triển thì họ cũng thu được lợi ích như tăng thu nhập, có việc làm ổn định từ đó giúp họ đạt được nguyện vọng của mình. Xí nghiệp phải xây dựng cách trả lương, thưởng cho phù hợp với từng loại hình lao động cụ thể để kích thích họ bằng cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.

Cần có sự phân công rõ ràng giữa các bộ phận, các cấp bậc và tạo ra sự thông hiểu và đồng cảm trong công việc. Mỗi bộ phận, mỗi nhân viên đều làm việc theo đúng chức trách của mình và quyền hạn của mình. Lãnh đạo phải bằng uy tín, sức mạnh tổ chức buộc các cá nhân, các nhà quản trị cấp dưới thực hiện các công việc theo phạm vi chức trách theo những quy định theo những hướng dẫn thống nhất áp dụng trong Xí nghiệp chứ không làm việc, giải quyết công việc tuỳ thuộc sở thích và ý muốn cá nhân của mình.

Lãnh đạo Xí nghiệp nên mạnh dạn uỷ quyền cho cấp dưới để họ hoàn thành tốt công việc được giao. Việc uỷ quyền và uỷ nhiệm phải có thời hạn rõ ràng để tránh tình trạng lạm dụng chức quyền. Mặt khác phải đảm bảo sự tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm.

Công tác kiểm soát của Xí nghịêp trong thời gian qua được tiến hành khá tốt, tuy nhiên đang gặp một số vấn đề khi quy mô kinh doanh được mở rộng. Để phù hợp với sự phát triển này theo tôi hệ thống giám sát nên có một số điều chỉnh như sau:

Sau khi lập kế hoạch cho từng bộ phận, cửa hàng kinh doanh thì Xí nghiệp cần xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn trong khi tiến hành kinh doanh và mức chuẩn cần đạt được các tiêu chuẩn này.

Công tác kiểm soát nên tiến hành theo hai cấp. Các trưởng phòng, trưởng bộ phận sẽ tiến hành lập báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc hàng tuần tuỳ theo yêu cầu đối với mỗi bộ phận. Các nhà quản trị này sẽ đồng thời tiến hành việc theo dõi quá trình hoàn thành công việc của các nhân viên nhưng không cần thiết phải tiến hành can thiệp, điều chỉnh hoạt động của họ ngay lập tức mà nên đánh giá dựa theo kết quả kinh doanh từng quý của họ. Phó giám đốc Xí nghiệp sẽ tiến hành tổng kết so sánh kết quả từ đó báo cáo với các tiêu chuẩn, mục tiêu đã đề ra và tiến hành hoạt động điều chỉnh đến các nhà quản trị cấp dưới.

Việc phân tích, so sánh tìm ra nguyên nhân làm cho hoạt động đi chệch hướng mục tiêu cần phải kết hợp giữa việc đánh giá qua giấy tờ và việc đi tìm hiểu nguyên nhân thực tế. Có làm đựoc như vậy thì hoạt động điều chỉnh mới có thể tiến hành chính xác, giúp cho hoạt động của Xí nghiệp trong thời gian tới được tốt hơn và tránh gây tâm lý ức chế ở các nhân viên, bộ phận điều chỉnh.

Hoạt động cần phải được tiến hành sau khi phân tích, so sánh là thường xuyên bình xét thi đua công khai cho các nhân viên để họ thấy được thành tích công tác của nhau, tạo không khí thi đua lành mạnh.

Bên cạnh đó cần uốn nắn, sửa chữa kịp thời các sai xót xảy ra, có hình thức kỷ luật đối với các nhân viên vi phạm nhiều lần trong công tác tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Tình hình kinh doanh và thực trạng cτng tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu - Hà Nội”.doc (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w