Hoàn thiện nội dung thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiêp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải- chi nhánh hà nội.doc (Trang 65 - 67)

- Các doanh nghiệp trên địa bàn đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô vốn chưa lớn nên các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán

DOANH NGHIỆP TẠI MSB-HN

3.4.2.3. Hoàn thiện nội dung thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiêp.

nghiêp.

Khi đánh giá các chỉ tiêu trên bảng báo cáo tài chính như các khoản phải thu, hàng tồn kho cần đánh giá theo giá trị thị trường các khoản mục này. Vì tính thanh khoản các khoản mục này tương đối cao, cần xác định chính xác giá trị của chúng để từ đó đánh giá được tài sản có cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa, CBTD cần quan tâm nhiều đến các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đây là cơ sở để xác định hạn mức, dòng tiền ra vào để từ đó xác định kỳ hạn trả nợ phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngân hàng khi phân tích phương hướng kinh doanh của đơn vị vay vốn, không chỉ dừng lại ở tính khả thi của phương án đó mà còn phải dự đoán được rủi ro có thể xảy ra đối với phương án đó. Các điều kiện kịnh tế xã hội ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của doanh nghiệp nhưng chúng thường vượt quá sự kiểm soát của ngân hàng. Doanh nghiệp có thể có uy tín tốt, khả năng tạo lợi nhuận cao, nhưng điều kiện kinh tế xã hội không thuận lợi thì doanh nghiệp vẫn có thể không trả được nợ. Chính vì vậy, trong công tác thẩm định, CBTD phải dự đoán kinh tế, phải thường xuyên cập nhật thông tin về nhịp độ kinh tế đất nước và thế giới. Để có thể dự báo được tình hình, CBTD phải biết được những thay đổi trong ngành đó như điều kiện cạnh tranh, kỹ thuật công nghệ, nhu cầu về sản phẩm, nguồn nhiên liệu…

CBTD cần kết hợp thêm nhiều nội dung phân tích tài chính của đơn vị vay vốn, đánh giá chúng trong mối quan hệ tổng quát, từng chỉ tiêu có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính doanh nghiệp.

Trong vay ngắn hạn, uy tín của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để ngân hàng xem xét ra quyết định cho vay, CBTD thông qua hồ sơ mà ngân hàng lưu trữ đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng từ trước, qua phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu phẩm chất của khách hàng từ các góc độ: mục đích vay vốn, thái độ sẵn sàng trả nợ, ngân hàng cần tìm hiểu uy tín của khách hàng trên thị trường tốt hay không tốt từ đó phần nào thấy được khách hàng có uy tín hay không? Đặc biệt không nên chú trọng hình thức, không bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài của khách hàng.

Sau khi tính toán các chỉ số tài chính của doanh nghiệp, CBTD nên so sánh với các chỉ số bình quân của ngành, của doanh nghiệp cạnh tranh để thấy được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Đôi khi, các chỉ số tài chính của doanh nghiệp là khá cao, tăng trưởng nhanh theo thời gian nhưng so với ngành vẫn còn thấp và chậm chạp hơn thì tương lai thị phần của doanh nghiệp sẽ nhỏ dần và nguy cơ bị doanh nghiệp cạnh tranh thôn tính là rất dễ dàng.

MSB- HN chủ yếu cho vay đối với đối tượng khách hàng có tài sản đảm bảo, điều này sẽ phòng tránh rủi ro cho ngân hàng vì tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thứ hai khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên sẽ gây khó khăn cho những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, phương án kinh doanh khả thi nhưng không có tài sản đảm bảo. Đối với những trường hợp này CBTD nên linh động xem xét, xin ý kiến chỉ đạo cấp trên để cho vay đối với những đối tượng này. Vì vậy CBTD cần chú ý đến tính khả thi của PASXKD hơn là tài sản đảm bảo.

- Hiện nay khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội cũng như trên cả nước và được coi là xương sống của nền kinh tế. Nhưng trên thực tế việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp gặp rất nhiều trở ngại do thiếu tài sản thế chấp, thủ tục rườm rà MSB- HN cũng đang hướng đến nhóm khách hàng tiềm năng này nhưng vẫn còn nhiều e ngại. Đứng trên góc độ ngân hàng, khối doanh này đa phần là thiếu tài sản đảm bảo khi vay vốn và trên thực tế phần lớn các DNNVV mới thành lập trong thời gian đầu ít có lãi thậm chí còn bị lỗ. Điều này làm hạn chế đáng kể việc mở rộng tín dụng khi ngân hàng xem xét cho vay bằng tín chấp. Từ những bất lợi đó theo em chi nhánh nên chú ý đến tính khả thi của PASXKD hơn là tài sản đảm bảo nhằm tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh bằng những biện pháp sau:

+ MSB- HN nên nới lỏng thêm điều kiện cho vay, quan tâm sâu sắc đến tính khả thi của kế hoạch sản xuất kinh doanh. Qua thực tế cho thấy, đảm bảo an toàn vốn vay không hẳn là tài sản thế chấp mà là tính khả thi của PASXKD, thu nhập từ kế hoạch kinh doanh của khách hàng chính là nguồn thu nợ lãi và gốc cho ngân hàng.

Nếu thực hiện được điều này thì không những các DNNVV khắc phục được tình trạng thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh mà ngân hàng còn tăng them doanh số cho vay, tăng thêm khách hàng mới. Việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của từng phương án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay. Có như vậy, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp dịch vụ tài chính tốt hơn và ngân hàng sẽ có nhiều khoản vay chất lượng hơn. Để làm được điều này đòi hỏi CBTD phải làm việc thật nghiêm túc với các PASXKD, làm sao để không bỏ sót các phương án hiệu quả và loại bỏ được các phương án không khả thi. Để nhận biết PASXKD có khả thi hay không thì CBTD phải thẩm định các luồng thông tin sau thật chính xác:

 Thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, về đối thủ cạnh tranh, về thị trường nguyên vật liệu để thẩm định giá cả tiêu thụ sản phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh và doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm.

 Thông tin về tính năng, đặc điểm hoạt động của máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất…để đánh giá công suất, sản lượng đảm bảo doanh thu cho phương án.

 Thông tin về biến động giá cả, tỷ giá hối đoái, chính sách thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng…ở hiện tại và tương lai để có kết luận chính xác hơn về tính khả thi của PASXKD.

Hiện nay MSB-HN đã có chương trình chấm điểm tín dụng doanh nghiệp, vì vậy ngân hàng cần nghiên cứu và đưa quy trình chấm điểm vào áp dụng đối với khách hàng để đánh giá tốt hơn uy tín cũng như năng lực của doanh nghiệp.

Những biện pháp trên giúp cán bộ tín dụng hoàn thành công tác thẩm định một cách nhanh chóng mà chất lượng tốt. Tuy nhiên, đối với những phương án khá phức tạp, có quy mô lớn, trình độ kỹ thuật công nghệ cao vượt khỏi khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng, ngân hàng nên thuê các chuyên gia tư vấn về giá cả, các thông số kỹ thuật, khả năng thành công của phương án.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải- chi nhánh hà nội.doc (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w