Thực trạng hoạt động thanh toán xuất khẩu tại V-Coalimex thời gian qua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại V-Coalimex.DOC (Trang 32 - 46)

ngoài để có được nguồn tín dụng lớn hơn như ký kết hợp đồng vay vốn trị giá 58 triệu USD cùng ngân hàng Standard Chartered vào ngày 16/9/2008 và đặc biệt năm ngày 29/3/2010 tại Hà Nội, tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký kết thỏa thuận vay 150 triệu USD của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cho các dự án phát triển ngành than.Được biết, khoản tiền này nằm trong chương trình tài trợ năng lượng và tài nguyên của JBIC có lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại thông thường 30% với thời hạn vay 5 năm. Đổi lại, TKV phải đảm bảo nguồn than xuất khẩu ổn định cho thị trường Nhật Bản mỗi năm từ 1 đến 1,5 triệu tấn than cục 5, than cám 1 (loại than nhiệt lượng cao dùng cho sản xuất thép).

Nhờ đó V-Coalimex cũng được phía tập đoàn cho vay ưu đãi để mở rông hoạt động xuất nhập khẩu. Mở rộng được hoạt động xuất nhập khẩu với nguồn vốn lớn cũng đồng nghĩa với việc hoạt động thanh toán cũng sẽ được mở rộng theo.

2. Thực trạng hoạt động thanh toán xuất khẩu tại V-Coalimex thời gian qua. qua.

Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động thanh toán, là khâu quyết định đến kết quả kinh doanh của Công ty, ảnh hưởng đến vốn và lợi nhuận của Công ty, Công ty V-coalimex đã vận dụng hết sức linh hoạt các phương thức và phương tiện thanh toán quốc tế đối với các bạn hàng, cố gắng xây dựng một quá trình thanh toán an toàn và hiệu quả trong khả năng của mình.

Về phương tiện thanh toán: Công ty thường sử dụng phương tiện thanh toán là hối phiếu trả tiền ngay: khi người mua nhìn thấy hối phiếu này thì phải trả tiền ngay cho người bán. Hối phiếu này giúp cho người xuất khẩu thu hồi vốn nhanh, quay vòng vốn nhanh, đứng trên phương diện là người xuất khẩu công ty sẽ rất có lợi.  Về điều kiện thanh toán:

Tiền tệ thanh toán : Hiện nay, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và trước sự suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế Mỹ, EU cùng các nền kinh tế phát triển khác, tỷ giá của các đồng ngoại tệ liên tục biến đổi từng ngày từng giờ. Sự biến đổi này ảnh hưởng khá lớn tới giá trị của các hợp đồng xuất khẩu của công ty bởi V- Coalimex thường xuyên có các hợp đồng xuất khẩu than trị giá hàng triệu USD. Các đồng tiền sử dụng trong thanh toán xuất khẩu là các đồng ngoại tệ mạnh như USD, EUR, GBP, JPY…Như đã phân tích ở trên thì thị trường xuất khẩu than chính của Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu năm 2009, đồng Won mất giá quá mức so với USD, bên cạnh đó là sự sụt giá của đồng EUR so với USD do tâm lý nắm giữ đồng USD như một tài sản an toàn trong thời kỳ khủng hoảng và lo ngại các nền kinh tế thuộc khu vực Châu Âu sẽ hồi phục chậm chạp hơn so

với Mỹ.8 Bởi vậy, đồng USD vẫn là đồng tiền thanh toán an toàn

nhất và là đồng tiền chiếm tỷ trọng hơn 90% tổng giá trị các hợp đồng xuất khẩu của V-Coalimex. Bên cạnh đó trong một số ít các hợp đồng thì công ty vẫn sử dụng đồng JPY vì cuối năm 2008 đồng JPY vẫn được coi là khá an toàn vì nó tăng giá so với đồng USD và Nhật cũng là một thị trường nhập khẩu chính của V- Coalimex.

Trong các hợp đồng mua bán ngoại thương, công ty không sử dụng tiền mặt mà sử dụng tiền tín dụng thông qua việc thanh toán

qua các ngân hàng. Sau đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đồng tiền trong thanh toán hợp đồng xuất khẩu:

Biểu đồ 4: Cơ cấu tiền tệ sử dụng trong thanh toán xuất khẩu của V-Coalimex

2% 7% 1% 90% USD AUD JPY Khác

(Nguồn báo cáo xuất nhập khẩu của công ty qua các năm)

Thời gian thanh toán: Trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa, V- Coalimex thường áp dụng linh hoạt các hình thức thời gian thanh toán như trả tiền trước, trả tiền sau, trả tiền ngay hoặc kết hợp tùy vào từng đối tượng bạn hàng. Thời gian trả tiền sau thường không quá 60 ngày kể từ ngày công ty hoàn thành nghĩa vụ giao hàng bằng phương thức chuyển tiền.

Địa điểm thanh toán: Hiện nay, công ty có tài khoản ngoại tệ và nội tệ tại các ngân hàng lớn như Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank) và một số ngân hàng khác để qua đó thực hiện giao dịch thanh toán các hợp đồng xuất khẩu. Trên thực tế thì 90% các hợp đồng xuất khẩu được công ty thực hiện giao dịch qua Vietcombank tại Việt Nam. Đây là ngân hàng lớn, có nhiều chi nhánh tại nước ngoài, nhờ đó

các giao dịch được tiến hành thuận lợi hơn, thời gian thanh toán nhanh hơn nên tiền vốn ít bị ứ đọng.

Phương thức thanh toán: Đây là điều kiện quan trọng nhất trong điều khoản thanh toán của hợp đồng mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu bởi nó quyết định mức độ rủi ro trong khâu thanh toán. Trên thực tế, đối với từng mặt hàng, bạn hàng cụ thể mà công ty quyết định sử dụng phương thức thanh toán nào cho phù hợp. Các phương thức thanh toán chính mà công ty thường sử dụng đó là thanh toán bằng tín dụng thư không hủy ngang (Irrevocable L/C), thanh toán bằng điện chuyển tiền (T/T), thanh toán nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P). Trong ba phương thức thanh toán này, phương thức thanh toán bằng L/C chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhất là với các hợp đồng xuất khẩu than có giá trị lớn vì nó có độ an toàn cao nhất đối với người xuất khẩu. Hai phương thức còn lại là T/T và D/P ít được sử dụng hơn.

Bảng 6: Tổng hợp các phương thức thanh toán xuất khẩu của Công ty

Đơn vị: USD

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)

STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 1. Tổng kim nghạch XK 183.989.000 196.118.603 343.791.811 265.436.009 2. Phương thức chuyển tiền(T/T) 55.564.943 44.779.951 30.108.854 30.153.230 3. Phương thức nhờ thu(D/P) 31.478.257 30.542.000 23.275.400 20.432.631 4. Phương thức tín dụng chứng từ(L/C) 96.945.800 120.796.652 290.407.557 224.850.148

Bảng 7 : Cơ cấu sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu tại công ty V-coalimex.

Đơn vị: %

Năm

Phương thức 2006 2007 2008 2009

Phương thức chuyển tiền 30,2 22,8 8,7 11,3

Phương thức nhờ thu 17,1 15,5 6,7 7,6

Tín dụng chứng từ 52,7 61,7 84,6 81,1

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)

- Phương thức chuyển tiền: Là một phương thức thanh toán đơn giản, phương thức chuyển tiền có thể giúp cho Công ty với tư cách là một nhà xuất khẩu hàng hoá thu được tiền hàng một cách nhanh chóng.Tuy nhiên đây cũng chính là phương thức có nhiều rủi ro do không có sự ràng buộc nào giữa hai bên xuất khẩu và nhập khẩu, sử dụng phương thức này trong hoạt động xuất khẩu, Công ty sẽ là người chịu rủi ro lớn, việc nhận tiền thanh toán phụ thuộc vào thiện chí và khả năng của người nhập khẩu vì V-Coalimex thường chỉ áp dụng phương thức này đối với các hợp đồng xuất khẩu có giá trị không quá cao và với các bạn hàng lâu năm, có uy tín như các nhà máy Xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng tại khu vực đảo Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, nhà máy thép Baosteel ở Thượng Hải.

Thực hiện thanh toán bằng phương thức này có ưu điểm là chi phí thấp, tiện lợi với những đối tác quen thuộc từ lâu và khá nhanh chóng vì thông thường, kể từ khi công ty bắt đầu chuyển tiền trong khoảng từ 1 đến 3 ngày , đối tác có thể nhận được tiền nếu hệ thống dịch vụ của ngân hàng hoạt động tốt.

Công ty thường thông qua ngân hàng ngoại thươngViệtNam (Vietcombank) để thực hiện nhận tiền thanh toán qua phương thức chuyển tiền:

Sơ đồ 2: Quy trình thanh toán chuyển tiền gồm 5 bước sau:

Ngân hàng chuyển tiền ---4---> Vietcombank

2 3 5

Người nhập khẩu <---1--- V-coalimex

+ Bước 1 : Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, Công ty sẽ thực

hiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị nhập khẩu.

+ Bước 2 : Đơn vị nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, hoá đơn, viết

lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.

+ Bước 3 : Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán,

Ngân hàng sẽ trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền.

+ Bước 4 : Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh bằng điện cho Vietcombank

(là ngân hàng đại lý hoặc là ngân hàng do V-coalimex chỉ định) để trả tiền cho công ty.

+ Bước 5 : Vietcombank thực hiện trả tiền cho công ty .

Phí chuyển tiền mà công ty thường phải trả cho ngân hàng Vietcombank:

 Phí dịch vụ: 0,1% trị giá hối phiếu( tối thiểu 5USD, tối đa 200 USD)

 Điện phí: 5 USD

Thông qua xem xét các hợp đồng xuất khẩu của V-Coalimex, trong cùng một hợp đồng xuất khẩu, công ty còn thường xuyên sử dụng song song hai phương thức chuyển tiền và tín dụng chứng từ, thường từ 90-95% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng tín dụng thư không hủy ngang, phần còn lại sẽ được thanh toán bằng TTR sau khi hàng hóa đã được giao.

Nhìn chung, khi thanh toán bằng phương thức TTR, việc thu hồi tiền hàng nhanh hay chậm phụ thuộc vào thiện chí trả tiền của người nhập khẩu nên công ty thường áp dụng phương thức này trong các hợp đồng nhập khẩu nhiều hơn là hợp đồng xuất khẩu.

- Phương thức nhờ thu: Trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa nếu sử dụng phương thức này, công ty sẽ được phía ngân hàng khống chế giúp bộ chứng từ cho tới khi việc thanh toán được hoàn tất. Để đảm bảo an toàn, Công ty chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P) hơn là phương thức nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (D/A) và nhờ thu phiếu trơn. Khi đó, chứng từ hàng hoá (hoá đơn, vận đơn, hoặc các chứng từ vận chuyển khác và nếu cần, hợp đồng hoặc chứng nhận bảo hiểm) cùng với hối phiếu do Công ty ký phát sẽ được chuyển cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài nhờ thanh toán.

Tuy nhiên áp dụng phương thức này trong thanh toán quốc tế vẫn chứa đựng những rủi ro đối với người xuất khẩu đó là khi người nhập khẩu không có thiện chí nhận hàng, họ sẽ từ chối bộ chứng từ cũng như từ chối thanh toán. Bởi vậy, phương thức thanh toán này có thể coi là sự lựa chọn trung gian có lợi cho cả hai bên. Trên thực tế phương thức nhờ thu D/P cũng được công ty áp dụng trong một số ít các hợp đồng với các bạn hàng lâu năm, làm ăn tốt đó là với các công ty như Hãng Đại Hàn Coal, mà trực tiếp là Sam Sung, hãng Tokyohits Cooperativesociety của Nhật Bản. Giá trị các hợp đồng có sử dụng phương thức này chỉ chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của công ty.

Thời gian thanh toán bằng nhờ thu: Đối với các hợp đồng xuất khẩu sử dụng phương thức thanh toán D/P công ty thường mất từ 10 đến 30 ngày để thu được tiền hàng, thời gian này nhiều khi còn phụ thuộc vào thiện chí của người nhập khẩu. Trong các hợp đồng xuất khẩu, nếu V- Coalimex muốn chiết khấu bộ chứng từ cho ngân hàng, công ty phải gửi giấy đề nghị chiết khấu chứng từ hàng xuất trong vòng 10 ngày kể từ ngày ngân hàng gửi bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài và thời gian chiết khấu tối đa là 30 ngày.

Sơ đồ 3: Quy trình thanh toán qua phương thức D/P: Vietcombank---(3)---> Ngân hàng đại lý

<---(6)---

(7) (2) (4) (5)

V-coalimex ---(1)---> Người nhập khẩu

+ Bước 1 : Sau khi ký hợp đồng, Công ty tiến hành giao hàng cho

người nhập khẩu.

+ Bước 2 : Đồng thời Công ty lập bộ chứng từ hàng hoá và ký phát

hối phiếu gửi đến ngân hàng Vietcombank (là ngân hàng phục vụ của Công ty ) nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu.

+ Bước 3 : Vietcombank gửi thư uỷ nhiệm kèm theo hối phiếu và

toàn bộ bộ chứng từ cho ngân hàng đại lý ở nước người nhập khẩu nhờ thu hộ tiền của người nhập khẩu.

+ Bước 4 : Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra thì giữ lại bộ chứng từ

và gửi hối phiếu cho người nhập khẩu.

+ Bước 5 : Người nhập khẩu tiến hành trả tiền thì mới được ngân

hàng trao cho bộ chứng từ để đi nhận hàng.

+ Bước 6 : Ngân hàng đại lý chuyển trả tiền cho Vietcombank

+ Bước 7 : Vietcombank trả tiền cho Công ty

Bảng 8: Biểu phí thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu tại ngân hàng Vietcombank :

STT DỊCH VỤ MỨC PHÍ

1 Bộ chứng từ nhờ thu

1.1 Đăng ký /Mở giao dịch nhờ

thu chứng từ gửi đến/đi

10 USD/giao dịch

1.2

Thanh toán nhờ thu gửi đi trong nước (thu phí ngay khi gửi bộ chứng từ đi nhờ

thu)

0,15%/trị giá nhờ thu

Tối thiểu 10 USD Tối đa 200 USD

1.3

Thanh toán nhờ thu gửi đi nước ngoài (thu phí ngay khi gửi bộ chứng từ đi nhờ

thu)

0,2% trị giá nhờ thu Tối thiểu 20 USD Tối đa 200 USD

2 Điện phí

2.1

Điện phí, Telex phí, Fax, Gửi bằng thư bảo đảm/ bằng hình thức chuyển phát nhanh

Thu theo mức phí của Bưu điện hoặc của hãng chuyển phát nhanh

- Phương thức tín dụng chứng từ: Đây là phương thức được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất hiện nay trong các hợp đồng xuất khẩu vì nó đảm bảo quyền lợi cho cả bên mua và bên bán. Bên mua phải ký quĩ mở L/C để đảm bảo rằng họ sẽ thanh toán tiền hàng khi nhận được bộ vận đơn phù hợp. Bên bán chỉ nhận được tiền hàng khi họ xuất trình một bộ vận đơn hoàn hảo để chứng minh nghĩa vụ giao hàng của mình.

Có một số trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi áp dụng phương thức thanh toán này ví dụ như ngân hàng phát hành L/C bị phá sản hay không đủ khả năng thanh toán. Tuy nhiên trường hợp này rất ít xảy ra vì các hợp đồng có giá trị lớn, bên bán thường yêu cầu mở L/C tại ngân hàng lớn, có uy tín hay yêu cầu phải có thêm một ngân hàng xác nhận.

Phương thức thanh toán này hiện nay là phương thức tối ưu cho tất cả các hợp đồng và áp dụng được với nhiều đối tượng mua bán hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó, phương thức này khá tốn kém ở chi phí mở L/C, chí phí cho ngân hàng xác nhận, ngân hàng chỉ định (nếu có) và thời gian thanh toán không nhanh bằng T/T và D/P vì ngân hàng còn mất thời gian để kiểm tra xem bộ chứng từ có phù hợp yêu cầu hay không rồi mới quyết định thanh toán cho người xuất khẩu. Nhưng để giảm thiểu rủi ro một cách thấp nhất, nhất là đối với những bạn hàng mới hay ký kết những hợp đồng có giá trị lớn, V-Coalimex thường hay áp dụng phương thức thanh toán này, đặc biệt với các hợp đồng xuất khẩu than lớn.

Hầu hết các hợp đồng xuất khẩu than đều được công ty thương lượng, đàm phán để có thể áp dụng phương thức tín dụng chứng từ vào điều khoản thanh toán của hợp đồng. Bởi vậy, tỷ lệ các hợp đồng sử dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại V-Coalimex.DOC (Trang 32 - 46)