Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP xuất nhập khẩu tạp phẩm (TOCONTAP).DOC (Trang 27 - 32)

Trong kinh doanh thương mại quốc tế, đạt được hiệu quả cao là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là chỉ tiêu tương đối để so sánh kết quả kinh doanh với các khoản chi phí bỏ ra. Để tính kết quả kinh doanh, ta phải tính một số chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả của quá trình xuất khẩu.

- Tổng giá thành XK: Là tổng chi phí sản xuất hàng hoá XK và các chi phí mua và bán hàng.

- Thu nhập ngoại tệ XK: Là tổng thu nhập ngoại tệ của hàng hoá XK tính theo giá FOB.

- Thu nhập nội tệ hàng hoá XK: Là số ngoại tệ thu được do xuất khẩu tính đổi ra nội tệ theo tỷ giá hiện hành.

1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 1.4.1.Yếu tố kinh tế

Sức mua, người mua là hai nhân tố quan trọng trong thị trường sự thay đổi các thông số như thu nhập, chi phí sinh hoạt, lãi suất và tiết kiệm của một quốc gia có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến thương trường, các nhà quản trị cần hiểu rõ những khuynh hướng chính yếu diễn ra trong những vấn đề này. Một yếu tố cơ bản để phản ánh kích thước thị trường tiềm ngăng đó là vấn đề dân số, cùng với dân số việc nghiên cứu so sánh tốc độ của GNP tăng so với tốc độ dân số để dự đoán khả năng mở rộng thị trường của quốc gia đó. Cùng với vấn đề dân số, các nhà nghiên cứu thị trường cần phải chú ý tới mức phân bố theo lứa tuổi, mật độ và sự phân bố của quốc gia đó cũng như nghiên cứu đặc tính thu nhập.

Để định hình các yêu cầu về sản phẩm và dịch vụ, công ty kinh doanh quốc tế phải tiến hành nghiên cứu cơ cấu công nghiệp của một nền kinh tế với những đặc điểm khác nhau. Những quốc gia mà nền kinh tế chỉ đủ sinh tồn thì ít tạo ra thời cơ cho hoạt động xuất khẩu của công ty, còn những quốc gia thường xuyên xuất khẩu nguyên liệu thô, có nền kinh tế đang công nghiệp hóa hay nền kinh tế công nghiệp sẽ tạo ra những cơ hội và thời cơ cho hoạt động kinh doanh của các công ty kinh doanh quốc tế.

Việt Nam ta là một đất nước đang phát triển, kinh tế mới chỉ đủ để sinh tồn và một phần nhro đầu tư vào các cơ sở hạ tầng trọng yếu, chưa đủ vốn để xây dựng những cơ sở sản xuất hiện đại để xuất khẩu những mặt hàng có tầm cỡ thế giới. Hiện nay, chúng ta mới chỉ liên doanh với một số công ty nước ngoài sản xuất những mặt hàng như giầy dép, may mặc. Chính vì vậy, chúng ta phải lựa chọn những hướng đầu tư để liên doanh hoặc xây dựng những nhà máy sản xuất, chế biến thật cần thiết cho nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay để đẩy mạnh kinh tế phát triển.

1.4.2.Môi trường văn hóa xã hội

Mỗi người lớn lên trong một xã hội đặc thù nào đó, môi trường đó hình thành các niềm tin cơ bản, các giá trị và những tiêu chuẩn của họ, đó cũng là nơi

xác định các mối quan hệ của họ với người khác. Vì vậy, những đặc tính văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tiếp thị.

Dân chúng trong bất cứ xã hội nào cũng đều lưu dữ những giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi, chúng mang tính bất dịch khá cao. Chẳng hạn như người Mỹ, họ luôn tin tưởng vào sự làm việc, hôn nhân, công tác từ thiện và sự trung thực, những niềm tin khuôn định ấy tạo ra cho cách xử thế cũng như những thái độ hàng ngày một cách đặc thù hơn, chúng diễn ra trong đời sống hàng ngày, được truyền từ đời này qua đời khác và được kiện toàn thêm qua các định chế quan trọng của xã hội, nhà thờ, chính quyền, trường học.

Cùng với những giá trị cốt lõi, xã hội nào cũng chứa đựng những tiểu văn hóa và sự chuyển biến trong các giá trị văn hóa thứ cấp. Mỗi xã hội đều chứa đựng những tiểu văn hóa, chúng được này sinh từ khung cảnh và kinh nghiệm sống chùng của từng nhớm người. Chẳng hạn như những người theo tôn giáo, những người theo phật giáo, những ngôn ngữ khác nhau trông cùng một quốc gia sẽ dẫn tới những bản sắc văn hóa của từng dân tộc và những phong tục tập quán khác nhau, tất cả đều tiêu biểu cho những nét văn hóa riêng biệt. Mặc dù các giá trị văn hóa cốt lõi là khá bền vững nhưng những biến đổi văn hóa vẫn xảy ra và khác nhau ở mỗi nước. Trong thực tế các nhà quản trị rất khó có khả năng nhận thức chính xác mà chỉ có thể tiên đoán những chuyển biến để lựa chọn những tiểu văn hóa làm thị trường trọng điểm của mình.

Việt Nam có một nền văn hóa hết sức phong phú, với 54 dân tộc khác nhau. Điều này sẽ tạo ra cho chúng ta những thị trường hàng hóa phong phú đặc trưng cho từng vùng nhất định. Tuy nhiên, chính sự khác nhau về phong tục tập quán nên hàng hóa sản xuất ra muốn tiêu thụ được lại jphuj tuộc rất nhiều vào điều này.

1.4.3.Môi trường chính trị, pháp luật

Các quyết định kinh doanh chịu sự tác động mạnh mẽ của những tiến triển trong môi trường chính trị và pháp luật. Môi trường này được tạo ra từ các luật lệ, cơ quan chính quyền và các nhóm áp lực đã gây ảnh hưởng và ràng buộc tới mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội. Các nhà quản lý tiếp thị cần phải xem xét những

xu hướng chính yếu và những vân đề ản chưa đó để đưa ra những quyết định có hiệu quả. Khi môi trường xấu đi thì những điều luật mới của Chính phủ có thể thúc đẩy, ngăn cản hoạt động xã hội hoặc tạo ra môi trường cạnh tranh trong hoạt động xuất nhập khẩu. Những biện pháp của chính phủ nhằm kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu như: sự đòi hởi bắt buộc về giấy phép kinh doanh nhập khẩu, hình thức cực đoan hơn có thể là cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu một số sản phẩm, câm buôn bán với một số quốc gia, các hàng rao thuế quan, quota nhằm định rõ số lượng hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia mình, thực chất là bảo hộ nền sản xuất trong nước. Hơn nữa, sự điều tiết về tỉ giá hối đoái có thể hạn chế số lượng ngoại tệ mà nhà nhập khẩu phải trả cho hàng hóa nhập khẩu và đối với hàng háo bán ra nước ngoài của nhà xuất khẩu.

Các nhà kinh doanh phải hiểu biết thấu đáo các đạo luật quan trọng để bảo vệ sự cạnh tranh, người tiêu thụ và những lợi ích rộng lớn của xã hội. Vì những điều luật mới, với sự cưỡng chế có thể tạo thành áp lực hạn chế sự tự do của nhà kinh doanh. Vì vậy, họ cần phải thông báo rõ ràng hàng hóa của mình với các bộ phận pháp lí và đưa ra bàn bạc thống nhất trong công ty để tập hợp thành các quyết định quản lý chung.

Việt Nam đang ở trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta đang dồn sức xây dựng đất nước vì vậy đường lối, chính sách của chugns ta cũng không khỏi có chỗ chưa hoàn chỉnh. Cơ chế thị trường của nước ta cũng mới được hình thành và chịu sự kiểm soát của nhà nước, do đó cũng có nhiều đạo luật khác hơn so với cơ chế thị trường thuần túy của các nước tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy mà việc xuất nhập khẩu hàng hóa bên ngoài không hoàn toàn là tự do trao đổi, mua bán. Đó chính là đặc trưng của nước ta, do vậy khi hàng hóa của chúng ta xuất ra nước ngoài cũng như khi ta nhập hàng háo của nước ngoài vào thì cần phải có những hiểu biết thấu đáo về luật pháp để tranh những trở ngại đang tiếc.

1.4.4.Môi trường cạnh tranh

Thị trường đầu tư nước ngoài hiếm khi là một không gian thuần khiết cho hoạt động thương mại. Các nhà sản xuất và nhập khẩu nội địa thường góp phần hình thành một hệ thống tổ chức mà doanh nghiệp khó thích nghi hơn. Tuy nhiên,

dù sớm hay muộn thị trường cũng bị chia sẻ bởi các công ty kinh doanh quốc tế. Điều chủ yếu của một công ty xâm nhập thị trường nước ngoài thực là tìm kiếm hoạt động kinh doanh và duy trì một vị thế thích hợp trên thị trường. Từ nguồn gốc và động lực đó các nhà hoạch định khi thu thập thông tin phải xác định được: ai có thể là đối thủ cạnh tranh, cơ cấu cạnh tranh. Trên cơ sở năm bắt và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, các nhà quản trị phải phân loại đối thủ cạnh tranh, phải nghiên cứu các nhân tố tác động tới cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể có một vị thế vững chắc hay không trên thị trường nước ngoài tùy thuộc vào những ứng biến và khả năng tiên đoán, xử lí thông tin cảu doanh nghiệp.

Do kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta còn ít, trên thị trường quốc tế hầu như chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sức cạnh tranh của các hàng hóa sản xuất ra là thấp, khó có thể cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài. Mặt khác, vấn đề thông tin cho các doanh nghiệp trong kinh doanh cũng chưa được cung cấp đầy đủ và không kịp thời đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu. Khi chugns ta năm bắt được những thông tin về thị trường thì có lẽ thông tin đó đã không còn giá trị nữa. Như vậy, yếu tố cạnh tranh là vô cùng quan trọng đối với người làm công tác xuất nhập khẩu hàng hóa. Điều đó khong chỉ phụ thuộc vào sự nhanh nhạy, vào sự hiểu biêt của doanh nghiệp mà còn cần sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Nhà nước thông qua nghiên cứu thị trường nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế của các viện, các cơ quan quản lý để định hướng các sản phẩm và thị trường xuất nhập khẩu chủ lực phù hợp với nguồn lực trong giai đoạn phát triển và bối cảnh quốc tế, đồng thời xây dựng hệ thống chính sách, biện pháp phục vụ việc phát triển sản phẩm chủ lực và mở rộng thị trường nước ngoài. Đến lượt mình các nhà kinh doanh hiện đại hóa sự lựa chọn sản phẩm và thị trường. Sự ganh đua, cạnh tranh, tìm tòi, sáng tạo để phát triển sản phẩm và thâm nhập thị trường, đưa lại lợi nhuận cho công ty và nâng cao năng lực xuất khẩu cho đất nước.

Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia là ưu thế giữa các quốc gia về lao động, vốn và sự thiên phú về tài nguyên, đất đai. Phải sử dụng lợi thế này để tạo ra những sản phẩm có chi phí thấp. Một nước đông dân, ít vốn, lao động rẻ thì trước hết phải định hướng sản xuất các sản phẩm sử dụng nhiều lao động. Vì vậy,

khai thác tài nguyên và phát triển những mặt hàng sử dụng nhiều lao động để xuất khẩu là sự lựa chọn của hầu hết các nước Đông Á trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Tuy nhiên, lợi tế cạnh tranh của bất kỳ nước nào cũng có tính chất tương đối, luôn luôn trong quá trình biến động và phát triển vì vậy cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng cũng phải thay đổi. Tính quy luật của sự thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu là chuyển dần từ sản phẩm sử dụng nhiều lao động rẻ, không cần tay nghề cao như sản phẩm dệt may, da giầy… sang các sản phẩm xuất khẩu sử dụng nhiều lao động có tay nghề cao như hóa chất, điện từ, sắt thép, ô tô… Cuối cùng là chuyển sáng các sản phẩm cần nhiều vốn và công nghệ cao như cwo khí chính xác, tự động hóa, thiết bị viễn thông, tin học, hàng điện từ nghe nhìn cao cấp…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP xuất nhập khẩu tạp phẩm (TOCONTAP).DOC (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w