Chế biến cà phê Arabica

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC (Trang 35 - 80)

mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế doanh nghiệp thu được hiểu quả nhờ quy mô sản xuất lớn.

- Quy định về bảo vệ môi trường

Chế biến cà phê Arabica

Việt Nam (dùng máy chọn màu Sortex trong khâu phân loại, loại bỏ cà phê hạt đen, nâu…)

- Chế biến cà phê nhân theo công nghệ ướt bằng dây chuyền thiết bị của Cộng hoà Liên bang Đức và Brazin. Phương pháp ướt ở đây, vỏ được tách ra khỏi hạt trước khi bị sấy khô.

- Công suất chế biến 15 tấn quả tươi/giờ.

- Chế biến cà phê nhân công suất 2000 tấn nhân/năm.

- Sản phẩm cà phê nhân đã đạt giải cúp vàng Festival Tây Nguyên năm 2005. - Tiêu thụ cà phê nhân: 13,85 triệu bao.

- Thị trường xuất khẩu: Châu Âu và Hoa Kỳ.

(Nguồn www.vicofa. org.vn.)

Tại New York, giá cà phê Arabica giao ngay ngày 12/10/2007 lúc mở cửa đạt tới 632,5 UScent/Lb (2.925 USD/tấn), tăng 2,7% (76 USD/tấn) so với một tuần trước đó. So với cùng kỳ năm trước (2006), giá cà phê Arabica tại New York hiện đã tăng 27,4%.

Để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm, các nhà rang xay Mỹ và Châu Âu đang tăng cường mua cà phê Arabica. Giá cà phê Arabica tăng là nhân tố chủ yếu làm giá cà phê Robusta giao ngay tại London tuần qua tăng 0,4%, lên 1.895 USD/tấn, mặc dù nguồn cung cà phê đang tăng lên từ Indonesia và Việt Nam.

2.3.1.2 Cà phê Robusta (cà phê vối)

Gia Lai và Daklak là 02 trong 04 tỉnh Tây Nguyên, có khí hậu và thổ nhưỡng gần giống nhau rất thích hợp trồng cây cà phê Robusta.

Loại cây trông này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam - nhất là vùng đất bazan (Gia lai, Đắclắc) - hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài. Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt được năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới (cành thứ cấp 1,2,3…) để đạt được yếu tố này, người nông dân phải có vốn, một kiến thức cơ bản. Thường thì mới năm thứ hai-thời kỳ kiến thiết cơ bản-người trồng đã thu hoạch, không hãm ngọn sớm nên đến năm thứ 1 kinh doanh (năm thứ 3 của cây trồng) cây đã yếu, có hình tán dù, thiếu cành thứ cấp.

Sản lượng Cà phê Robusta: Mấy năm nay sản lượng cà phê Robusta trên thế giới tăng lên nhanh chóng, vụ 2005/06 đạt tới 44,8 triệu bao tăng tới 12,2 triệu bao so với vụ trước và chiếm tới 38% tổng sản lượng cà phê. Diện tích trung bình đạt 350.000 ha/năm . Việc xuất khẩu nhiều cà phê Robusta thường phải đối mặt với hai khó khăn là:

Cà phê Robusta của Việt Nam có thể bị thay thế bằng cà phê Robusta của các nước khác mặc dù hương vị cà phê của Việt Nam đặc biệt do cà phê Robusta là loại cà phê thông dụng, nhiều nước có khả năng sản xuất, cạnh đó các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu cà phê Robusta không có các chiến lược giữ niềm tin với khác hàng, chất lượng cà phê thấp do công nghệ chế biến còn thô sơ, lạc hậu.

Việt Nam xuất khẩu cà phê đơn điệu chủ yếu là loại cà phê Robusta nhân sống điều đó làm ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Bên cạnh đó cà phê Robusta của Việt Nam có chất lượng cao trên thị trường thế giới, do nó có nguồn gốc từ Châu Phi nóng và ẩm, khi sang Việt Nam được trồng ở cao nguyên khí hậu nhiệt đới, có biên độ nhiệt độ ngày và đêm cao nên chất lượng cao. Tuy nhiên chúng ta còn yếu kém ở khâu trồng trọt, thu hái chế biến, vận chuyển, bảo quản nên cà phê Robusta giảm thơm ngon.

2.3.2 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Trong vòng 20 năm lại đây ngành cà phê đã có những bước phát triển nhanh chóng vượt bậc đưa sản lượng cà phê tăng lên hàng trăm lần. Nguyên nhân dẫn đến

những thành tựu đó trước hết là nhờ chính sách đổi mới của Nhà nước phù hợp với nguyện vọng của nông dân là làm giàu trên mảnh đất của mình dựa vào sự cần cù lao động của bản thân mình. Về nguyên nhân khách quan phải nói rằng đó là do giá cà phê trên thị trường trên thế giới những năm gần đây diễn biến theo hướng có lợi cho người sản xuất, cà phê làm ra bán được giá cao hơn và thu nhập của người nông dân cũng tăng lên đáng kể. Sự kích thích của giá cả cũng đã thúc đẩy cà phê ở Việt Nam phát triển nhanh chóng. Và mặt trái của tác dụng đó là dẫn đến sự phát triển vượt các mục tiêu của kế hoạch, ngoài tầm kiểm soát của ngành cà phê.

Những con số thống kê điều tra vào năm 2000 cho thấy diện tích cà phê cả nước đã lên đến 520.000 ha với sản lượng 900.000 tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 2 thế giới về sản xuất cà phê.

Đây là một con số gây bất ngờ cho nhiều người kể cả trong ngành cà phê Việt nam. Nó góp một phần đáng kể vào việc cung cấp dư thừa cà phê trên thị trường đẩy giá cà phê đến mức thấp nhất trong thời gian mấy chục năm qua, trong đó ngành cà phê Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi vì sản lượng càng lớn thua lỗ càng nhiều.

Xem xét diễn biến của tình hình xuất khẩu cà phê ở Việt nam qua các vụ từ 1995/96 đến 2000/01 có thể thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về lượng xuất khẩu cùng với sự giảm sút nhanh chóng về giá cả. Khối lượng cà phê xuất khẩu tăng nhanh, nhưng chủ yếu là xuất cà phê dạng thô, chưa thể dùng ngay.

Qua nguồn tổng hợp trung tâm thông tin Thương mại cho thấy: Năm 2001 sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt 931 nghìn tấn với 391 triệu USD.

So với năm 2001 năm 2002 sản lượng giảm 209 nghìn tấn (tương ứng 22,44%) nhưng giá trị giảm 69 triệu USD (tương ứng 17,6%) điều này cho thấy giá cả của cà phê Việt Nam tăng.

Năm 2003 xuất khẩu đạt 749 nghìn tấn tăng 3,7% về sản lượng, nhưng về giá trị xuất khẩu đạt 505 triệu USD tăng rất cao 56,8% so với năm 2002

Năm 2004 xuất khẩu đạt 975 nghìn tấn tăng 30,17% về sản lượng, kim ngạch giá trị xuất khẩu đạt 641 triệu USD tăng 26,9% so với 2003

Năm 2005 xuất khẩu cà phê đạt 855 nghìn tấn giảm 12,3%, kim ngạch xuất khẩu đạt 735 triệu USD tăng 14,7% so với năm 2004 điều đó cho thấy giá cả xuất khẩu cà phê tăng lên.

Với năm 2006 sản lượng xuất khẩu đạt 912 nghìn tấn tăng 6,67% về kim ngạch xuất khẩu đạt 1.101 triệu USD tăng 49,7% so với năm 2005

Năm 2007 sản lượng xuất khẩu đạt 1.209 nghìn tấn tăng 41,65%,về kim ngạch xuất khẩu đạt 1.878 tăng 70,57% giá trị xuất khẩu. Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Năm Sản lượng (nghìn tấn) Tốc độ tăng sản lượng (%) Kim ngạch (triệu USD) Tăng kim ngạch (%) 2001 931 - 391 -22,0 2002 722 -22,44 322 -17,6 2003 749 3,7 505 56,8 2004 975 30,170 641 26,9 2005 855 -12,3 735 14,7 2006 912 6,67 1.101 49,7 2007 1.209 41,65 1.878 70,57

(Nguồn: Trung tâm thông tin Thương mại)

Biểu đồ 2.1: Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam

931 722 749 975 855 912 1209 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sản lượng

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng sản lượng và tăng kim ngạch của cà phê Việt Nam

0 -22 4 30 -12 7 42 -22 -17 57 27 15 50 71 -40 -20 0 20 40 60 80 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tốc độ tăng sản lượng (%) Tăng kim ngạch (%)

Qua bảng số liệu trên ta thấy khối lượng xuất khẩu tăng mạnh đặc biệt trong năm 2007 khối lượng đạt trên 1 tỷ tấn và giá cả kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhiều nhất là trong năm 2003, 2006,2007 giá trị tăng rất nhiều so với sự gia tăng của khối lượng.

Sáu tháng đầu niên vụ 2006-2007 (từ 1-10-2006 đến 31-3-2007), xuất khẩu được hơn 615 ngàn tấn cà phê, đạt kim ngạch 830 triệu USD, vượt tổng kim ngạch xuất khẩu cả niên vụ trước 4 triệu USD.

Trong quý 1-2007, Đắc Lắc – tỉnh dẫn đầu về cà phê cả nước – đã xuất khẩu được trên 115 ngàn tấn cà phê, đạt kim ngạch 168 triệu USD, tăng 32,4% về giá, 47% về sản lượng và 95,6% về kim ngạch so với cùng kỳ. Tiếp sau Đắc Lắc là Đắc Nông với lượng xuất khẩu trên 22 ngàn tấn, đạt kim ngạch 30 triệu USD; Lâm Đồng xuất khẩu trên 19 ngàn tấn, đạt trên 28 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng lên đó là do sản lượng sản xuất tăng cùng theo đó là do giá cà phê thế giới thay đổi theo chiều hướng tăng dần bên cạnh đó là các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã chú trọng hơn trong khâu sản xuất, chế biến nhằm nâng cao chất lượng cà phê đưa cà phê Việt Nam tới các thị trường trên thế giới.

2.3.3 Chất lượng cà phê xuất khẩu

Chất lượng sản phẩm là yếu tố được khách hàng quan tâm hàng đầu. Rất tiếc, nhiều công ty xuất khẩu Việt Nam ít kiềm soát được chất lượng sản phẩm ngay từ đầu, nhất là ngay từ khi nông dân mới thu hoạch sản phẩm, cho nên dù nhà máy chế biến có hiện đại cách mấy mà nguyên liệu đầu vào không đạt phẩm chất thì sản phẩm sau cùng cũng khó đạt tiêu chuẩn mong muốn. Tiêu chuẩn chất lượng thường do khách hàng quy định, căn cứ trên những quy định quốc tế đối với từng mặt hàng cụ thể. Trong quá trình thu hoạch và chế biến cà phê. Do tâm lý của nông dân “xanh nhà hơn già đồng” do đó người nông dân đã thu hoạch sạch cây cà phê khi tỉ lệ cà phê chín mới chỉ chiếm tỷ lệ từ 10% đến 20%. Điều này đã làm cho cà phê Việt Nam kém chất lượng vì cà phê xanh khi chế biến sẽ teo lại, da nhăn nheo, kích thước nhỏ, tỷ trọng nhỏ, vỏ dính chặt vào nhân rất khó đánh bóng sạch, hạt cà phê bị màu tối và những hạt cà phê non sau khi rang thường có màu vàng và không thơm. Bên cạnh đó hoạt động thu hái cà phê không chuyên nghiệp. Chủ yếu nông dân thu hái bằng tay, sau đó được phơi trên sân xi măng, thậm chí cả sân đất do đó cà phê Việt Nam có lẫn cả mùi cống, rãnh. Chính điều này đã làm cho cà phê Việt Nam mất đi sức canh tranh trên thị thị trường thế giới.

Bảng 2.4: Tiêu chuẩn về cà phê của Việt Nam

TCVN 4193:2001 Cà phê nhân - yêu cầu kỹ thuật

(Soát xét lần 3 - Thay thế TCVN 4193: 1993) TCVN 4334:2001

(ISO 3509-1985)

Cà phê và các sản phẩm của cà phê-Thuật ngữ và định nghĩa (Soát xét lần 1-Thay thế TCVN 4334-86)

TCVN 4807:2001 (ISO4150-1991)

Cà phê nhân- Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay (Soát xét lần 2- Thay thế TCVN 4807-89)

TCVN 6928:2001 (ISO 6673-1983)

Cà phê nhân - Xác định sự hao hụt khối lượng ở 105oC TCVN 6929:2001

(ISO 9116-1992)

Cà phê nhân-Hướng dẫn phương pháp mô tả các quy định TCVN 4193:2005 Tiêu chuẩn về chất lượng cà phê xuất khẩu

(Nguồn: http:// www.vicofa. org.vn.)

Hiện nay chúng ta vẫn xuất khẩu chủ yếu là cà phê được phân loại theo tiêu chuẩn cũ (TCVN 4193-93), với các chỉ tiêu sơ đẳng là phần trăm lượng ẩm, tỷ lệ hạt vỡ và tạp chất. Tiêu chuẩn mới (TCVN 4193:2005) đã được ICO coi là văn bản chuẩn để phân loại cà phê lại chưa được áp dụng. Về cơ bản đây là tiêu chuẩn dựa theo cách tính lỗi trên một mẫu cà phê. Cụ thể với cà phê Arabica không được quá 86 lỗi trên một mẫu 300g; cà phê Robusta không được quá 150 lỗi trên một mẫu 300g. Hai loại cà phê này có hàm lượng ẩm không quá 12,5% và không dưới 8%.

Cà phê của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế của tổ chức ISO. Chúng ta xuất khẩu cà phê theo tiêu chuẩn phân loại cũ. Nguyên nhân cà phê Việt Nam có chất lượng thấp là do công nghệ sơ chế của Việt Nam còn yếu và chưa đồng bộ. Bên cạnh đó nông dân có thói quen thu hoạch cà phê lẫn lộn cả trái chín lẫn xanh. Cà phê hái xanh khi chế biến sẽ làm hạt teo lại, da nhăn nheo, kích thước nhỏ, tỉ trọng nhẹ; vỏ lụa dính chặt vào nhân rất khó đánh bóng sạch; hạt nhân bị màu tối…Vì thế, ngay cả khi công nghệ sơ chế tốt thì cà phê hạt xuất khẩu Việt Nam vẫn kém.

Từ tháng 10/2005 đến tháng 3/2006, thị trường LIFE đã phải loại bỏ hơn 700.000 bao cà phê kém chất lượng (cà phê dưới loại 3 và 4) thì trong đó đa phần là

cà phê có nguồn gốc từ Việt Nam; còn trong năm 2005, cũng trên thị trường này đã loại bỏ 1,86 triệu bao cà phê kém chất lượng thì cà phê Việt Nam chiếm tới 89%. Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, trong 6 tháng tính đến tháng 3/2007, cà phê xuất khẩu có nguồn gốc Việt Nam chiếm 88% trong tổng số cà phê xuất khẩu bị thải loại của thế giới.

- Cà phê Robusta của Việt Nam có chất lượng cao trên thị trường thế giới, do nó có nguồn gốc từ Châu Phi nóng và ẩm, khi sang Việt Nam được trồng ở cao nguyên khí hậu nhiệt đới, có biên độ nhiệt độ ngày và đêm cao nên chất lượng cao. Tuy nhiên chúng ta còn yếu kém ở khâu trồng trọt, thu hái chế biến, vận chuyển, bảo quản nên cà phê Robusta giảm thơm ngon.

2.3.4 Giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam

Sản lượng cà phê Việt Nam trong những năm vừa qua dao động xung quanh mức 800.000 tấn/năm. Trong đó 90% tổng sản lượng dành cho xuất khẩu. Vì thế, giá cà phê trong nước phần lớn chịu ảnh hưởng từ giá thị trường quốc tế. Trong khi đó, giá cà phê xuất khẩu nói riêng và giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác nói chung của Việt Nam khi xuất khẩu đều có mức giá thấp hơn vài chục USD đến cả trăm USD/tấn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chất lượng sản phẩm thấp hơn các nước khác.

Sản lượng cà phê nước ta trong niên vụ 2005-2006 vào khoảng 13,5 triệu bao, tương đương với khoảng 853.500 tấn, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên.

Trong những tháng đầu niên vụ (tháng 10, 11 và 12/2005), giá xuất khẩu cà phê bình quân của cả nước khá thấp (Bình quân tháng 10/2005 chỉ đạt 813,32 USD/tấn; tháng 11 chỉ đạt 832,89 USD/tấn và tháng 12 đạt 909,06 USD/tấn…)

Qua tình hình xuất khẩu cà phê thời gian qua, có thể thấy, những niên vụ trước, sau khi thu hoạch cà phê về, người nông dân ồ ạt bán ra, do đó nguồn cung dư thừa đã khiến giá cà phê liên tục rớt giá và đôi khi các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài hoặc các nhà môi giới lợi dụng để ép giá. Trong niên vụ này, khi biết được sản lượng giảm, người nông dân đã biết giữ lại hoặc bán ra cầm chừng. Giá cà phê thế giới luôn

được giữ ở mức cao so với 6 năm trước. Năm nay, giá xuất khẩu cà phê trong những tháng sau luôn được người mua trả giá cao hơn những tháng trước đó. Chính vì vậy, là một nước sản xuất cà phê chủ yếu để xuất khẩu (hơn 90%), về phía người trồng cà phê, để giữ giá thì phải cân nhắc thật kỹ trong khâu xuất bán: phân bổ sản lượng và số lượng cà phê bán ra đều cho tất cả các tháng trong năm nhằm duy trì mức giá ở mức cao và ổn định chứ không nên bán ồ ạt, có bao nhiêu bán bấy nhiêu, chỉ gây bất lợi cho chính mình. Ở tầm quốc gia, nếu người dân bán ra nhiều trong một thời điểm nào đó thì nhà nước nên có chiến lược mua và tích trữ để điều tiết lượng cà phê xuất ra đồng đều cho tất cả các tháng trong năm chứ không thể trông chờ vào doanh nghiệp, bởi đồng vốn của doanh nghiệp là vốn kinh doanh nên họ luôn tính toán để

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.DOC (Trang 35 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w