0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ phát triển kênh phân phối từ phía Nhà

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG HÓA TRONG MẠNG LƯỚI KINH DOANH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX.DOC (Trang 69 -76 )

II. Một số giải pháp phát triển kênh phân phối

2. Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ phát triển kênh phân phối từ phía Nhà

Nhà nước

Công ty XNK Intimex nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phân phối nội địa nói chung muốn nâng cao tính hiệu quả kênh phân phối của mình một cách bền vững và mang tính hệ thống thì cần phải có một nền tảng vững chắc, được hỗ trợ bằng chính sự phát triển của hệ thống phân phối mang tầm quốc gia mà bản thân mỗi doanh nghiệp này là một hạt nhân cơ bản. Vì vậy nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết, chỉ đạo và tạo điều kiện về mặt cơ chế chính sách, pháp lý, cũng như đưa ra những đường lối, chủ trương phát triển hệ thống phân phối phù hợp với xu thế thời đại và thích ứng với những đặc điểm của thị trường tiêu dùng Việt Nam.

Theo như những phân tích xuất phát từ thực trạng của hệ thống phân phối Việt Nam thì hiện có quá ít những doanh nghiệp với những kênh phân phối đủ mạnh, có khả năng tài chính, có mạng lưới kinh doanh, có lực lượng con người, có công nghệ quản lý và điều hành phù hợp với xu thế hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa, tương xứng với các đối tác quốc tế trong quá trình hội nhập và mở

cửa. Hầu hết các doanh nghiệp thương mại đều chưa có một hệ thống phân phối chuyên nghiệp, bao gồm hệ thống phân phối trực thuộc doanh nghiệp và hệ thống đại lý do doanh nghiệp lập ra và quản lý, kiểm soát hoạt động. Quá nhiều loại hình tổ chức mua bán và thương nhân nhỏ lẻ (chợ, cửa hàng độc lập, hộ kinh doanh cá thể) không được tổ chức thành đối tượng của quản lý nhà nước, hoạt động tự do và ngoài vòng kiểm soát, làm cho thị trường trở nên manh mún, tản mạn, rối loạn, pháp luật của nhà nước và lợi ích của người tiêu dùng không được tôn trọng.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do nhận thức, quan điểm về lưu thông hàng hóa và thị trường chưa đầy đủ, chưa rõ ràng và thiếu nhất quán, luôn coi sản xuất là gốc, mọi vấn đề đều quy về sản xuất. Do nhận thức và quan điểm như vậy nên thị trường và thương mại trong nước ít được quan tâm đầu tư phát triển. Nhà nước chưa phát huy được chức năng tổ chức thị trường cũng như quy hoạch, thiết kế chính sách, định hướng phát triển và quản lý thị trường. Trong thời đại hiện nay, lưu thông hàng hóa và thị trường phải là khâu năng động và linh hoạt nhất của chu trình tái sản xuất, là điểm nút xung yếu và có tác động chi phối sự vận hành đời sống kinh tế- xã hội.

Để tiếp tục tăng cường và phát huy vai trò quản lý nhà nước đối với các hệ thống phân phối hàng hóa nhằm ổn định và phát triển bền vững thị trường trong nước cần tập trung vào các giải pháp sau:

2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách, hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối

Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo ra môi trường thuận lợi và ổn định cho phát triển hệ thống phân phối. Cần phải đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng hệ thống luật pháp chi phối các hoạt động phân phối trên thị trường nhằm tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa một cách hiệu quả. Hệ thống luật pháp phải tạo nên môi

trường cạnh tranh lành mạnh. Đây là yếu tố quan trọng để khuyến khích mọi loại hình kinh doanh tham gia phát triển các hệ thống phân phối háng hóa cạnh tranh. Trong những năm qua, nước ta đã ban hành nhiều đạo luật về kinh tế, xã hội. Do thường xuyên thay đổi nên nhìn chung tính ổn định của các đạo luật này còn thấp, đây là điều làm nản lòng các nhà doanh nghiệp trong đầu tư phát triển hệ thống phân phối hàng hóa. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đảm bảo tính đồng bộ và ổn định là hết sức cần thiết.

Đặc biệt, cần chú ý xây dựng luật cạnh tranh thật chặt chẽ, hiệu quả nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp phân phối nội địa và người tiêu dùng, tránh sự chèn ép không công bằng từ phía các tập đoàn phân phối hàng đầu thế giới với tiềm lực tài chính hùng mạnh. Đây là một kinh nghiệm đã được áp dụng rất hiệu quả tại Hàn Quốc trong thời kỳ nước này mở cửa thị trường phân phối. Trong trường hợp có hành vi vi phạm, cơ quan cạnh tranh của Hàn Quốc (Ủy ban Thương mại lành mạnh - KFTC) có thể ra lệnh cho doanh nghiệp vi phạm đình chỉ hành vi, công bố vi phạm một cách công khai. Bên cạnh đó, KFTC có thể áp đặt khoản tiền phạt không vượt quá 2% - 5% doanh thu (tùy mức độ vi phạm) của doanh nghiệp... Thực tế cho thấy, trong số các biện pháp xử lý nói trên, việc công khai về vi phạm của một doanh nghiệp là một biện pháp rất hữu hiệu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc làm xấu đi hình ảnh đối với người tiêu dùng mà doanh nghiệp đã phải dày công gây dựng. Do đó, các doanh nghiệp sẽ không muốn làm hỏng hình ảnh của mình do vi phạm pháp luật.

2.2. Cung cấp và phát huy hiệu quả các gói kích cầu, các chính sách tài khóa, tiền tệ, tín dụng…

Giải pháp này sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng với mục tiêu kích thích sản xuất, thúc đẩy phân phối, lưu thông và tiêu dùng, tiến tới mục tiêu phát triển thị trường nội địa và giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Đơn cử như gói kích cầu trị giá 6 tỷ USD của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách khuyến khích tiêu dùng trong nước hay việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi các tổng công ty và tập đoàn nhà nước ưu tiên cho nội cung, đầu tư sản xuất trong nước để tạo công ăn việc làm cho người lao

động và cũng là để tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây cũng là giải pháp đã và đang được ưu tiên áp dụng đồng thời đem lại những kết quả vô cùng khả quan tại các quốc gia có nền kinh tế hàng hóa phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...

2.3. Theo dõi sát tình hình diễn biến cung - cầu, giá cả của thị trường thông qua hệ thống thu thập và xử lý thông tin nhanh

Hiện tại, khả năng phân tích và dự báo diễn biến cung - cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường của nhà nước và các cơ quan chức năng vẫn còn nhiều hạn chế.

Trong thời gian vừa qua, không ít lần các dự báo và các biện pháp xử lý thiếu chính xác của nhà nước đã gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp phân phối và ngay cả người nông dân. Vì vậy, việc nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin cũng như nâng cao trình độ chuyên môn của các nhà phân tích, nghiên cứu chính sách nhà nước cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Với vai trò điều tiết nền kinh tế thị trường, nhà nước cần phải làm tốt công tác dự báo và có những biện pháp hợp lý để giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế thế giới.

2.4. Chỉ đạo các lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý mạnh các hành vi vi phạm để nhanh chóng thiết lập lại trật tự của thị trường

Để hệ thống phân phối, nền kinh tế hàng hóa Việt Nam có thể hoạt động đúng theo trật tự, tuân thủ pháp luật, nhà nước cần phải có những biện pháp tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tất cả các đối tượng đang kinh doanh trên thị trường. Đối với những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích, sức khoẻ người tiêu dùng, nhà nước cần phải nghiêm trị nhằm ngăn chặn sự tái diễn và những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Tuy nhiên, với thực trạng thị trường hiện nay, công tác quản lý thị trường của nhà nước còn rất yếu kém. Chỉ khi nào hậu quả đã nghiêm trọng thì các thanh tra thị trường và nhà nước mới bắt tay vào can thiệp. Khi đó, các hành vi gian lận, các ảnh hưởng xấu đối với nhiều doanh nghiệp kinh doanh chân chính

và lợi ích người tiêu dùng đã trở thành những vấn đề nhức nhối trong xã hội. Mặt khác, nhiều khi các chủ trương, biện pháp quản lý thị trường của nhà nước được phát động rất rầm rộ nhưng chỉ được thời gian đầu, sau đó thì chìm hẳn xuống rồi biến mất. Vì thế, hiệu quả không những không có mà còn gây mất lòng tin ở người dân và sự coi thường pháp luật của những thành phần xấu, cơ hội trên thị trường. Do đó, giải pháp trên đây muốn thực hiện được cần phải mất một thời gian khá dài để thay đổi nhận thức và quan điểm cũng như phương thức quản lý của nhà nước.

KẾT LUẬN

Chuyên đề thực tập với đề tài: “Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa trong mạng lưới kinh doanh nội địa của công ty XNK Intimex ” đã phân tích thực trạng hệ thống phân phối của công ty XNK Intimex, đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp phát triển mạng lưới phân phối của công ty và đề xuất các kiến nghị nhằm hỗ trợ kênh phân phối từ phía nhà nước. Trong quá trình thực tập tại công ty XNK Intimex, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong phòng Kinh tế tổng hợp và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Liên Hương cùng giáo viên nhận xét: Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai. Với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, chuyên đề thực tập này còn rất nhiều thiếu sót và mong nhận được sự đóng góp ý kiến để có thể đạt được kết quả tốt nhất.

Tôi xin chân thành cám ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2008 - Chủ biên: PGS.TS Trương Đình Chiến.

2. Giáo trình Marketing căn bản - GS.TS. Trần Minh Đạo, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2006.

3. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại tập - PGS.TS. Hoàng Minh Đường – PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc, Nhà xuất bản Lao Động - Xã hội, năm 2005.

4. Quản trị Marketing - Tác giả Phillip Kotler, NXB Thống kê 05/2003.

5. Quản trị Marketing trong thị trường toàn cầu - Tác giả Dương Hữu Hạnh, NXB Lao động xã hội 03/2007.

6. Các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, chiến lược kinh doanh, thông tin cổ phần hóa…của công ty XNK Intimex.

7. Một số trang web, báo điện tử:

Trang web của công ty XNK Intimex: http://Intimexco.com

Trang web của Cục xúc tiến thương mại: http://vietrade.gov.vn

Tạp chí Cộng sản điện tử: http:// www.tapchicongsan.org.vn

Báo Sài Gòn tiếp thị: http://sgtt.com.vn

Báo điện tử VietNamnet: http://vietnamnet.vn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG HÓA TRONG MẠNG LƯỚI KINH DOANH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX.DOC (Trang 69 -76 )

×