Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo hiểm việt nam – thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 46 - 47)

II. Thực trang hoạt động kinh doanh bảo hiể mở Việt Nam thời gian qua

1.Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam

Như đã trình bày ở phần II của chương I, bảo hiểm có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia. Thực tế cho thấy, hầu hết những nền kinh tế đứng đầu hiện nay đều chú trọng phát triển ngành bảo hiểm. Với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, bảo hiểm càng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nền tài chính vững mạnh, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Ngành bảo hiểm Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc ổn định nền kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, giúp giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Mỗi năm, trung bình các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi 1.200 tỷ để bồi thường cho các cá nhân, tổ chức gặp phải rủi ro.Năm 2002, chỉ riêng nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đã bồi thường thiệt hại cho khách hàng gần 3 triệu USD (chưa kể những tổn thất của công trình xây dựng đường Hồ Chí Minh). Trong số đó, các vụ tổn thất lớn là vụ cháy tại Công ty chế biến thực phẩm Hoàng Long ở Quảng Nam thiệt hại 560.000 USD, cháy phòng làm việc ở dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước Hà Nội thiệt hại 300.000 USD, cháy Bưu điện Quy Nhơn thiệt hại 233.000 USD… Năm 2003, bảo hiểm kỹ thuật đã bồi thường nhiều tổn thất lớn, tổng giá trị lên đến khoảng14 triệu USD: vụ rơi máy phát điện của nhà máy điện Phú Mỹ 3 thiệt hại 6 triệu USD, vụ cháy nhà máy chế biến thức ăn Interfood thiệt hại khoảng 6 triệu USD, thiệt hại cáp điện trong quá trình vận chuyển của nhà máy điện Phú Mỹ 3 thiệt hại khoảng 1 triệu USD, cháy nhà máy nhựa Phú Mỹ thiệt hại 500.000 USD, cháy nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 với số tiền bồi thường cũng lên tới khoảng 430.000 USD. (Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam số tháng 9/2003)

Ngoài tác dụng bồi thường, tạo sự ổn định về mặt kinh tế cho các cá nhân, tổ chức khi gặp phải những rủi ro, bảo hiểm còn là kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế nước ta. ở Việt Nam, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vốn bên ngoài tuy rất quan trọng nhưng đôi khi hạn chế và dễ bị tác động các yếu tố ngoại cảnh. Vì vậy, thu hút nguồn vốn

trong nước là một việc làm hết sức cấp thiết. Bảo hiểm đã góp phần tích cực vào việc hình thành thị trường vốn ở Việt Nam. Các công ty bảo hiểm đã trở thành một trung gian tài chính của nền kinh tế, thu hút vốn, cung ứng vốn, góp phần đáp ứng các nhu cầu về vốn, thúc đẩy phát triển nhanh sự luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Phạm vi cũng như hình thức đầu tư của bảo hiểm rất đa dạng. Các công ty có thể cấp các khoản vay khác nhau hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tự do, tạo vốn cho ngành công nghiệp và thương mại, đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, gửi tiền vào ngân hàng hoặc tham gia góp vốn đầu tư vào các công ty…

Mặt khác, hàng năm, các công ty bảo hiểm cũng đã đem lại một khoản thu không nhỏ cho ngân sách Nhà nước. Nếu như năm 1993, nộp ngân sách của các doanh nghiệp bảo hiểm mới đạt 68 tỷ đồng thì đến năm 2002 đã là 290 tỷ đồng. Đóng góp vào GDP cũng tăng từ 0,37% (1993) lên 1,3% (2002) (Nguồn: Tạp chí Tài chính 11/2003). Nhiều công ty bảo

hiểm tham gia rât tích cực vào hoạt động xã hội như ủng hộ các quỹ từ thiện, Bảo hiểm cũng có vai trò lớn trong việc tăng cường công tác đề phòng rủi ro, hạn chế tổn thất. Nhiều công ty bảo hiểm rất tích cực nâng cao hiểu biết và trang bị dụng cụ nhằm đảm bảo an toàn lao động, an toàn cháy nổ… cho các các nhân, tổ chức. Nhờ đó, hàng năm, chúng ta tránh được nhiều thiệt hại đáng tiếc về con người, về tài sản. Ngoài ra, bảo hiểm đã tạo ra tâm lý an tâm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đời sống nhân dân, mang lại chỗ dựa về tài chính khi xảy ra những tình huống ngoài ý muốn.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm việt nam – thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 46 - 47)